Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN.PDF (Trang 31)

Như kinh nghiệm của các quốc gia, việc thành lập cơ quan xử lý nợ xấu chuyên biệt trực thuộc Chính phủ (có thể ủy quyền cho NHNN quản lý) là điều hết sức cần thiết. Tuy nhiên, cơ quan này sẽ xử lý một phần nợ xấu của các NHTM. Cụ thể, cơ quan này nên tập trung vào xử lý nợ xấu của các tập đoàn, DNNN tại các NHTM. Việc xử lý có thể thực hiện theo một trong những phương thức sau:

- Xóa nợ thông qua việc thay thế bằng các trái phiếu do Chính phủ phát hành. Theo mô hình của Hungary, NHNN có thể cho phép các ngân hàng chuyển các khoản nợ xấu hoặc nợ cũ sang trái phiếu kỳ hạn 20 năm. Cơ quan chuyên biệt xử lý nợ của Chính phủ sẽ dùng trái phiếu Chính phủ để đổi lấy các khoản nợ xấu được coi là các khoản nợ lớn và quan trọng. Cơ quan này có quyền bán các khoản nợ xấu hoặc tham gia vào quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ.

22

- Hoán đổi các khoản nợ của tập đoàn kinh tế và DNNN với các NHTM cho vay (gồm cả các NHTM Cổ phần và NHTM có vốn Nhà nước chi phối) thành vốn cổ phần. Theo đó, sở hữu Nhà nước sẽ gia tăng trong một số NHTM (gồm cả NHTM cổ phần). Điều này tuy tốn chi phí nhưng sẽ tạo thuận lợi cho NHNN trong chỉ đạo việc hợp nhất, sáp nhập các NHTM phục vụ quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Nguồn vốn của cơ quan quản lý nợ xấu chuyên biệt trên nên hình thành từ việc phát hành trái phiếu do Chính phủ bảo lãnh. Trên thực tế, hoạt động của NHTM Việt Nam nếu được tái cấu trúc thành công và kinh doanh trong một môi trường thuận lợi thì sẽ tạo lượng lợi nhuận rất lớn (điều này đã được chứng minh trong giai đoạn từ 2005 đến 2009), tăng tính khả thi trong việc hoàn trả các khoản nợ trái phiếu được bảo lãnh bởi Chính phủ.

Theo tính toán, đến nay các NHTM đã trích lập dự phòng tín dụng 70.000 tỷ, trong đó 84% nợ xấu có tài sản đảm bảo với giá trị tài sản đảm bảo tương đương 130% giá trị các khoản nợ và đa phần là bảo đảm bằng bất động sản. Như vậy, các NHTM hoàn toàn có thể chủ động xử lý các khoản nợ xấu của mình (với điều kiện là có tài sản bảo đảm). Vấn đề là phải xây dựng cơ chế hợp lý. Cơ chế phải đảm bảo được 5 nguyên tắc:

- Hỗ trợ các NHTM thu hồi được vốn đã đầu tư vào nợ xấu nhanh chóng nhưng không gây ra tổn thất quá lớn cho các NHTM

- Việc thu hồi nợ xấu không làm trầm trọng thêm tình hình thị trường bất động sản;

- Giảm thiểu tối đa thiệt hại của các nhà đầu tư;

- Giảm thiểu tối đa chi phí của Chính phủ;

- Tách biệt hoạt động xử lý nợ xấu và hoạt động kinh doanh của NHTM. Căn cứ theo kinh nghiệm của 3 quốc gia được nghiên cứ trên, nên thực hiện cơ chế như sau:

Thứ nhất, các NHTM bắt buộc phải sử dụng dự phòng để xử lý những khoản vay đối với các doanh nghiệp tư nhân mà không có tài sản bảo đảm hoặc có tài sản bảo đảm nhưng sụt giảm nghiêm trọng giá trị hoặc tranh chấp pháp lý quá phức tạp.

23

Thứ hai, tất cả các NHTM có nợ xấu bắt buộc phải thành lập công ty quản lý nợ (AMC) để tách hoạt động xử lý nợ xấu khỏi hoạt động kinh doanh của NHTM.

Thứ ba, các NHTM sẽ nhóm toàn bộ các khoản nợ xấu này lại và bán cho các AMC trực thuộc NHTM. Các AMC của NHTM sẽ căn cứ theo mức độ rủi ro của các khoản nợ, giá trị thực của tài sản bảo đảm để phát hành ra các loại trái phiếu (đây là một dạng của phương thức chứng khoán hóa các khoản vay có bảo đảm). Chẳng hạn, AMC có thể chia trái phiếu thành 3 hạng ứng với 3 nhóm nợ là nhóm 3, 4 và 5. Mỗi loại này sẽ có mức lãi suất khác nhau nhưng tối thiểu phải cao hơn lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn. Số tiền thu hồi này sẽ được chuyển cho NHTM để phục vụ việc cho vay các hoạt động kinh doanh, sản xuất.

Thứ tư, Chính phủ nên thực hiện bảo lãnh với các trái phiếu trên đồng thời thành lập cơ quan quản lý bất động sản trực thuộc Chính phủ để quản lý các bất động sản trong trường hợp Chính phủ phải thực hiện chi trả bảo lãnh cho các trái phiếu. Chỉ với sự bảo lãnh của Chính phủ thì các nhà đầu tư trong nước và quốc tế mới thấy được sự hấp dẫn từ các loại trái phiếu trên. Hơn thế, sự trầm lắng của bất động sản cũng như hoạt động tín dụng bất động sản chỉ là tạm thời ở Việt Nam nếu nhìn toàn bộ chu kỳ phát triển của thị trường này tại Việt Nam từ năm 1991 đến nay. Khi thị trường phục hồi thì mọi thứ sẽ trở lại quỹ đạo tích cực. Vấn đề là cơ chế phải tạo điều kiện cho các NHTM và thị trường vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

Thứ năm, Chính phủ nên giao nhiệm vụ rõ ràng cho NHNN trong việc ban hành quy chế về hoạt động AMC cũng như hoạt động chứng khoán hóa. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của NHNN trong việc giám sát hoạt động trên, tránh tối đa các NHTM sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa trên để làm gia tăng rủi ro hệ thống (giống trường hợp của Mỹ giai đoạn 2007-2009).

Việc xử lý nợ xấu của Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia, tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính đến điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là (1) kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định; (2) hoạt động cho vay phần

24

lớn dựa trên tài sản bảo đảm là bất động sản trong khi thị trường bất động sản chỉ có thể phục hồi trong trung hạn; (3) xử lý nợ xấu không được gây tổn thất quá lớn cho Chính phủ và bản thân các NHTM. Với 2 nhóm khuyến nghị xử lý nợ xấu trên, hy vọng việc áp dụng các kinh nghiệm của Hàn Quốc, Trung Quốc và Hungary sẽ đảm bảo xử lý nợ xấu phù hợp với 3 yêu cầu đặc thù của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, đề tài đã trình bày cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và nợ xấu, những nguyên nhân phát sinh nợ xấu và tác hại của chúng mang đến cho nền kinh tế, ngân hàng cũng như đối với khách hàng và một số chỉ tiêu phản ánh nợ xấu. Đặc biệt trong chương này, tác giả đã nhấn mạnh kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia trên thế giới để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và đề ra một số giải pháp xử lý nợ xấu cho toàn hệ thống ngân hàng nói chung và Vietcombank Nam Sài Gòn nói riêng tại chương 3.

25

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN 2.1 Tổng quan về Vietcombank Nam Sài Gòn

2.1.1 Sự hình thành và phát triển Vietcombank Nam Sài Gòn

Với mục đích tìm kiếm những giải pháp để phát triển kinh tế vào đầu những năm của thập kỉ 90 ở Việt Nam, Chính phủ đã phê duyệt dự án thành lập Khu chế xuất đầu tiên của Việt Nam vào ngày 25/11/1991, đó chính là Khu chế xuất (KCX) Tân Thuận – Tp.HCM.

Để trong quá trình xây dựng và phát triển KCX được thuận lợi thì cần phải có một ngân hàng đảm nhiệm việc chuyển vốn từ ngoài vào và thực hiện các dịch vụ ngân hàng như: mở tài khoản tiền gửi, thanh toán, chuyển tiền, cấp tín dụng, thu đổi ngoại tệ… một cách tốt nhất cho các nhà đầu tư, các công ty và xí nghiệp trong Khu chế xuất. Do đó, ngày 25/01/1993, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra quyết định số 24/NHQĐ giao cho Ngân hàng Ngoại thương (NHNT) Việt Nam mở chi nhánh tại các Khu chế xuất ở Việt Nam. Thực hiện quyết định này, ngày 26/03/1993, Tổng giám đốc NHNT Việt Nam ra quyết định số 70/TCCB về việc thành lập NHNT tại KCX Tân Thuận.

Theo chỉ thị của lãnh đạo, Chi nhánh NHNT KCX Tân Thuận được thành lập ngày 25/09/1993 với tên giao dịch là Vietcombank Tân Thuận EPZ. Là chi nhánh đầu tiên phục vụ cho các nhà đầu tư trong và ngoài khu chế xuất, đây là KCX được coi là thành công nhất khu vực Đông Nam Á trong thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Đến ngày 02/06/2008, căn cứ quyết định số 533/QĐ.NHNT.TCCB-ĐT chi nhánh ngân hàng Ngoại thương KCX Tân Thuận được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Nam Sài Gòn với tên giao dịch là Vietcombank Nam Sài Gòn.

26

qua không ít khó khăn do hệ thống những quy định về hoạt động của Ngân hàng tại Khu chế xuất hầu như không có. Tuy nhiên, qua hơn 15 năm vừa kinh doanh vừa mở rộng cho đến nay có thể nói Vietcombank Nam Sài Gòn là một trong những chi nhánh lớn trong hệ thống Vietcombank với 234 cán bộ công nhân viên. Chi nhánh chính đặt tại Tòa nhà Sunrise City đường Nguyễn Hữu Thọ, quận 7, Tp.HCM và 8 phòng giao dịch trực thuộc: Phòng giao dịch Tân Thuận, Phòng giao dịch Phú Mỹ Hưng, Phòng giao dịch Mỹ Toàn, Phòng giao dịch Tân Mỹ, Phòng giao dịch Trung Sơn, Phòng giao dịch Nhà Rồng, phòng giao dịch An Phú và phòng giao dịch Bình Minh rải rác ở quận 7, quận 4 và quận 2. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2 Cơ cấu tổ chức: 01 Giám đốc, 04 Phó giám đốc, 01 phòng hành chính nhân sự, 01 phòng kiểm tra nội bộ, 01 phòng kế toán, 01 phòng thanh toán quốc tế, 01 nhân sự, 01 phòng kiểm tra nội bộ, 01 phòng kế toán, 01 phòng thanh toán quốc tế, 01 phòng kinh doanh dịch vụ, 01 phòng tổng hợp, 01 phòng khách hàng, 01 phòng quản lý nợ, 01 phòng ngân quỹ, 01 phòng vi tính, 08 phòng giao dịch

2.1.3 Các hoạt động kinh doanh chủ yếu:

GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P. KHÁCH HÀNG P. THANH TOÁN QUỐC TẾP P. KẾ TOÁN P. TỔNG HỢP PHÓ GIÁM ĐỐC P. QUẢN LÝ NỢ P. NGÂN QUỸ P. VI TÍNH PHÓ GIÁM ĐỐC P. KIỂM TRA NỘI BỘ P. HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ PHÓ GIÁM ĐỐC P. KINH DOANH DỊCH VỤ 08 PHÒNG GIAO DỊCH TRỰC THUỘC

27

Vietcombank ban đầu thành lập là một ngân hàng bán buôn, tập trung vào các khách hàng là doanh nghiệp, tuy nhiên trong những năm gần đây thị trường bán lẻ ngày càng phát triển và là một thị trường hấp dẫn, có tiềm năng rất lớn; vì vậy VCB đang phát triển các hoạt động dịch vụ của ngân hàng bán lẻ. Mặc dù là khá muộn so với các ngân hàng thương mại khác, nhưng Vietcombank đã đạt được những thành tựu đáng kể và ngày càng phát triển hơn.

Hiện nay tại Vietcombank Nam Sài Gòn có các hoạt động kinh doanh chủ yếu sau đây:

- Huy động vốn: Trong hoạt động Ngân hàng thì hoạt động tạo nguồn vốn là yếu tố đầu vào quan trọng. Đầu vào có thuận lợi, cấu trúc hợp lý, chi phí thấp thì mới góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

Việc huy động vốn Ngân hàng phải kết hợp hài hòa những yếu tố sau: Thực hiện đúng chỉ thị của ngân hàng nhà nước.

Lợi nhuận của khách hàng. Lợi nhuận của ngân hàng.

Với những điều kiện đó thì tạo nguồn vốn chính là tiền đề để mở rộng thị trường tín dụng, là điều kiện sống còn để kinh doanh dịch vụ ngân hàng.

Huy động cá nhân và tổ chức theo loại tiền:

Bảng 2.1: Huy động vốn theo loại tiền năm 2010-2012

ĐVT: tỷ VNĐ, triệu USD

Năm Chỉ tiêu

VND Ngoại tệ

quy USD Quy VND

2010 HĐV từ KH cá nhân 1.783,04 54,24 2.809,91

HĐV từ KH TCKT 2.412,41 40,41 3.177,47

Tổng cộng 4.195,45 94,65 5.987,39

2011 HĐV từ KH cá nhân 2.625,47 53,26 3.734,87

28

Tổng cộng 5.389,86 98,36 7.438,51

2012 HĐV từ KH cá nhân 3.939,23 41.68 4,807.34

HĐV từ KH TCKT 3,293.09 43.52 4,199.42

Tổng cộng 7,232.32 85.20 9,006.76

(Trích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank Nam Sài Gòn năm 2010-2012)

Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn:

Bảng 2.2: Huy động vốn theo kỳ hạn năm 2010-2012

ĐVT: tỷ VNĐ, triệu USD

HĐV theo kỳ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hạn

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Ngoại tệ quy USD VND Quy VND Ngoại tệ quy USD VND Quy VND Ngoại tệ quy USD VND Quy VND - Không kỳ hạn 26,22 1.543,00 2.039,47 29,22 1.242,13 1.850,68 33,60 1.426,92 2.126,80 - < 12 tháng 30,44 2.202,41 2.778,78 52,41 3.564,70 4.656,36 46,53 4.381,62 5.350,66 - ≥ 12 tháng 37,98 450,05 1.169,10 16,74 582,92 931,54 5,07 1.423,78 1.529,30 Tổng HĐV 94,65 4.195,46 5.987,35 98,37 5.389,75 7.438,58 85,20 7.232,32 9.006,76

(Trích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank Nam Sài Gòn năm 2010-2012)

Nguồn vốn huy động tại địa bàn tương đối ổn định, nguồn vốn vay từ hội sở chính tăng/giảm trong thời gian qua phù hợp với tình hình cho vay tại chi nhánh. Đồng thời thị phần huy động vốn của chi nhánh trên địa bàn TP.HCM có xu hướng tăng lên, song song đó là cơ cấu huy động vốn từ khu vực dân cư tăng lên, giảm tỷ lệ huy động từ tổ chức giảm – nguồn vốn với ưu thế là chi phí thấp, tuy nhiên nó cũng tồn tại vấn đề đó là thường xuyên biến động lớn do phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất của các doanh nghiệp. Tỷ lệ huy động bằng VND và USD trong thời gian qua tăng trưởng phù hợp với tình hình cho vay theo loại tiền tại chi nhánh. Nhìn chung cơ cấu huy động vốn của chi nhánh tương đối ổn định, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những điểm chưa hợp lý đó là chưa thể tự cân đối được vốn, tỷ lệ vốn huy động với thời hạn trên 12 tháng thấp chỉ giao động từ 12-19% tổng nguồn vốn huy động.

29

- Cho vay: Việc kinh doanh của Ngân hàng phải đảm bảo sư tôn trọng luật pháp,

lợi nhuận hợp lý và đặc biệt là phải đảm bảo an toàn về vốn. Tinh thần đó là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong mọi lĩnh vực công tác tiền tệ, tín dụng, thanh toán. Ngân hàng đã thực hiện các giải pháp phát triển tín dụng đúng hướng với các thành phần kinh tế gắn liền với hiệu quả và an toàn vốn. Vì vậy vốn tín dụng mà Ngân hàng đầu tư cho các doanh nghiệp đã thực sư tạo môi trường giúp các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao được chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

- Bảo lãnh: So với hoạt động cho vay thì bảo lãnh chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ nhưng

cũng đã chứng kiến sư tăng trưởng mạnh về số dư bảo lãnh

- Thanh toán quốc tế : Khi nói đến Vietcombank là người ta vẫn nhắc đến một ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Tại chi nhánh Nam Sài Gòn, hầu hết các khách hàng đều đánh giá cao chất lượng thanh toán xuất nhập khẩu và chưa phát sinh rủi ro trong thanh toán quốc tế.

- Phát hành và thanh toán thẻ: Về phát hành thẻ, chi nhánh đã thực hiện phát hành cả thẻ ATM và thẻ quốc tế, trong đó thẻ quốc tế bao gồm Visacard, Mastercard, Amex, Bông sen vàng. Địa bàn hoạt động và phát triển mạnh của thẻ ATM của chi nhánh là các công ty trong khu chế xuất, khu công nghiệp như khu chế xuất Tân Thuận. Bảng 2.3: Doanh số phát hành thẻ năm 2012 Năm Chỉ tiêu Lũy kế KH HSC giao % hoàn thành KH năm 2012

Doanh số thanh toán thẻ quốc tế (nghìn USD) 20.428 16.000 127,68% Doanh số thanh toán thẻ nội địa (triệu VND) 27.720 45.000 61,60%

Phát hành thẻ

- Ghi nợ nội địa 38.369 25.000 153,48%

- Ghi nợ quốc tế 2.370 2.000 118,50%

30

Doanh số SD thẻ VCB PH (triệu VND)

- Tín dụng 120.998 110.606 109,40%

- Ghi nợ quốc tế 310.092 210.000 147,66%

Mạng luới ĐVCNT 121 70 172,86%

(Trích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank Nam Sài Gòn năm 2012)

- Kinh doanh ngoại tệ: có ưu thế nằm trong khu chế xuất - hầu hết là các công ty

nước ngoài – nên hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Chi nhánh cũng rất phát triển.

Bảng 2.4: Doanh số kinh doanh ngoại tệ 2009-2012

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH NAM SÀI GÒN.PDF (Trang 31)