CHƯƠNG 6: BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC HỢP LÝ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

Một phần của tài liệu Đặc điểm tài nguyên sinh vật theo tuyến hành trình (Trang 76)

6.1 Bảo vệ tài nguyên sinh vật

Việt Nam được đánh giá là một trong quốc gia có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học cao nhất thế giới. Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều nỗ lực bảo tồn sự đa dạng này tuy nhiên những hoạt động buôn bán, tiêu thụ bất hợp pháp động, thực vật hoang dã nguy cấp, các bộ phận và dẫn xuất của chúng khiến cho nguồn tài nguyên sinh học ở nước ta không ngừng suy giảm. Vì thế chúng ta cần có những biện pháp để bảo vệ tài nguyên sinh vật.

Đối với thực vật

Quy định việc khai thác: cấm khai thác gỗ quý, khai thác gỗ trong rừng cấm, rừng non, gây cháy rừng.

Ðẩy mạnh công tác giáo dục cho mọi người dân về vai trò của rừng cũng như hậu quả của việc khai thác rừng bừa bải:

• Cần giáo dục cho mọi người hiểu biết vai trò của rừng đối với đời sống của con người, đánh đổ quan niệm thói quen cho rằng rừng là của trời cho mà sử dụng phung phí.

• Việc đưa nội dung bảo vệ các nguồn tài nguyên nói chung và nguồn tài nguyên rừng nói riêng vào chương trình giáo dục là một điều hết sức cần thiết.

• Tuyên truyền giáo dục, hổ trợ và hướng dẫn, tạo điều kiện để mọi người nhất là đồng bào các dân tộc làm quen với lối sống định canh, định cư.

Sử dụng phương pháp Nông - lâm kết hợp và Lâm - nông kết hợp:

• Trong phương pháp Nông - lâm kết hợp thì sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, việc trồng xen các cây thân gỗ lâu năm nhằm mục đích phòng chống gió bảo, chống xói mòn, giử ẩm và giử nước.... tạo điều kiện làm tăng sản lượng nông nghiệp.

• Trong phương pháp Lâm - Nông kết hợp thì sản xuất cây lâm nghiệp là chính, việc trồng xen cây nông nghiệp với cây lâm nghiệp nhằm hạn chế cỏ dại chống xói mòn và đồng thời làm tăng số lượng sản phẩm nông nghiệp.

• Ngoài ra người ta còn có thể kết hợp giữa Nông nghiệp, Lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc, thủy sản.

Xây dựng và bảo vệ các khu rừng:

• Đối với rừng phòng hộ: có kế hoạch, biện pháp bảo vệ nuôi dưỡng rừng hiện có, gây trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc.

• Đối với rừng đặc dụng: bảo vệ cảnh quan, đa dạng về sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

• Đối với rừng sản xuất: đảm bảo duy trì phát triển diện tích và chất lượng rừng, duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng đất rừng.

Triển khai Luật bảo vệ và phát triển rừng. Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.

Bảo tồn đa dạng sinh học. Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.

Ban hành “Sách đỏ Việt Nam”.

Đối với động vật

Xây dựng hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ động vật. Thiết lập các cơ quan quản lý, kiểm soát việc buôn bán động vật và điều tra, giám sát động vật.

Thông tin, tuyên truyền:

• Nâng cao hiểu biết của người dân.

• Bên cạnh đó báo chí cũng đã đóng vai trò quan trọng trong phát hiện, đấu tranh và ngăn ngừa tội phạm lâm nghiệp cũng như tuyên truyền phổ biến thông tin pháp luật liên quan.

• Tuyên truyền đồng bộ, rộng khắp đến tận thôn, ấp, khóm, nhất là vùng dân cư sinh sống xung quanh khu sinh thái, rừng, vườn quốc gia…

• Chính quyền địa phương cần tổ chức ký cam kết với người dân, họp dân để vận động, tuyên truyền thường kỳ để làm thay đổi nhận thức người dân; quán nhậu, nhà hàng;

• Đối với các kênh thông tin (báo, đài truyền hình, phát thanh… ) phải thực hiện chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền, giới thiệu các quy định, chính sách, hành vi bị nghiêm cấm, tấm gương bảo vệ động, thực vật hoang dã… để mọi người dân có thể tiếp cận thông tin.

• Cứu hộ động vật:

• Thả lại tự nhiên đối với các động vật hoàn toàn khoẻ mạnh.

• Biện pháp tiêu hủy được áp dụng đối với động vật đã chết hoặc yếu.

• Động vật sau khi cứu hộ sẽ được tái thả lại tự nhiên, nơi có sinh cảnh phù hợp.

Hợp tác quốc tế:

• Thực hiện các chương trình nghiên cứu chung về tình hình buôn bán động thực vật ở Việt Nam và một số nước trong khu vực

• Hợp tác bằng các chương trình hỗ trợ đào tạo về thực thi CITES và trong một số dự án thực hiện ở hệ thống Rừng Đặc dụng của Việt Nam

• Đề cập đến việc kiểm soát hoạt động buôn bán động vật hoang dã và thiết lập các trung tâm cứu hộ động, thực vật hoang dã sau khi thu giữ.

Cần tăng nặng chế tài xử phạt với hành vi buôn bán trái phép động vật hoang dã và bộ phận dẫn xuất của nó, đặc biệt với việc buôn bán sừng tê giác, hổ và các sản phẩm từ hổ.

Đặc biệt chú trọng tuyên truyền nâng cao kiến thức pháp luật của người dân các khu vực thường xảy ra tình trạng săn bắt động vật trái phép.

Gây nuôi, phát triển động vật. Mở rộng sinh cảnh cho các loài động vật hoang dã thông qua việc tăng cường trồng rừng phủ xanh đất đồi trọc. Xây dựng nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia.

Quy định việc khai thác để đảm bảo sử dụng lâu dài các nguồn lợi sinh vật của đất nước, ban hành các quy định trong khai thác:

• Cấm săn bắt động vật trái phép.

• Cấm dùng chất nổ đánh bắt cá và các dụng cụ đánh bắt cá con, cá bột.

• Cấm gây độc hại cho môi trường nước.

6.2 Khai thác hợp lý

Khai thác trong phạm vi có thể tái sinh, tái tạo được đối với các nguồn tài nguyên phục hồi như rừng,... khai thác sản lượng đúng mức (mức khai thác vừa đủ để các nguồn tài nguyên có khả năng tái sinh được) và không được phép khai thác sinh vật vượt mức.

Chống việc khai thác bừa bãi, thay đổi cách hoạt động và tiêu dùng của con người để giảm bớt nhu cầu khai thác sinh vật. Vừa khai thác vừa phục hồi lại, ví dụ như trồng thêm cây cối,….Những sinh vật hiếm thì nên đưa vào bảo tồn, tránh khai thác dẫn đến cạn kiệt như là động vật quý (san hô, các loài cá hiếm,..), thực vật quý hiếm (thông đỏ, thông 5 lá..).

Hình 6.0.35 Trồng rừng để giữ mãi màu xanh Việt Nam

Chú trọng tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, xây dựng và ban hành nghị quyết chuyên đề về công tác bảo vệ và phát triển rừng để chỉ đạo thực hiện, đảm bảo vừa ổn định phát triển kinh tế, xã hội từ tài nguyên rừng, vừa ổn định môi trường sinh thái, ổn định cơ cấu 3 loại rừng đã được quy hoạch, sẵn sàng ứng phó với biến đổi khí hậu, tổ chức hội thảo về định hướng bảo tồn và phát triển một số loài thực vật quý hiếm có giá trị, bảo vệ môi trường sinh thái như khoanh vùng phân bố của các quần thể; xây dựng và phát triển vườn cây giống đầu dòng để bảo tồn các loại giống; bổ sung các cá thể non, tăng số lượng và cấp tuổi trong quần thể, cần có các biện pháp hỗ trợ khuyến khích phát triển vùng nguyên liệu để sản xuất hàng hóa, phát triển các loại cây có giá trị phục vụ tốt nhu cầu của người dân.

Cần tổ chức hệ thống theo chiều sâu hơn là chiều rộng, bảo vệ được các sinh cảnh sống của các loài động vật hoang dã.

Sơ lược

Đà Lạt Có hệ sinh vật rất đa dạng với nhiều chủng loại. Nổi bật ở đây là rừng thông xanh ngát. Với điều kiện như vậy tạo nên một vùng mát mẻ, thuận lợi cho phát triển việc trồng rau ôn đới và du lịch sinh thái. Đà Lạt là vùng trồng rau lớn nhất Việt Nam. Ngoài ra ở đây cũng có nhiều loại động vật. Đà Lạt được mệnh danh là Thành phố Hoa với nhiều loại hoa muôn sắc màu được trồng ở đây, và diện tích trồng hoa rất lớn.

Hình 6.0.36 Khu du lịch Vườn hoa Đà Lạt

Lang Biang Quen với cây cỏ miền nhiệt đới ở đồng bằng, ta sẽ thấy sự khác lạ vô cùng ở nơi đây trước cảnh rừng thông trùng điệp phủ xanh cả một vùng đồi núi cao. Quan sát được chủ yếu ở đây là thông 3 lá. Thực vật ở Langbiang gồm những rừng ôn đới thuần nhất, điển hình là những rừng thông hai lá và ba lá với sản lượng lớn. Ngoài ra còn có cây họ Dầu, minh chứng cho khí hậu khô hạn. Sự có mặt của loại cây Nắp ấm, chuối rừng, Mây nước, Dứa dại đã biểu hiện cho tính cổ nhiệt đới của hệ thực vật ở đây. Langbiang cũng là nơi tập trung nhiều nhất của các loài thuộc ngành hạt Trần - là thành phần quan trọng nhất tạo nên cấu trúc các kiểu rừng của Langbiang, đặc bệt là rừng thưa thuần loại lá kim hoặc rừng hỗn giao với cây lá rộng…. Trên núi langbiang có nhiều loại cây rất to như chò sót, chò nước, Pơ mu cùng nhiều cây gỗ quý khác nhau… Thảm thực vật trên đỉnh núi cao, gió mạnh, lắm sương mù hình thành nên những trảng cây gỗ lùn…. Ở đây cung cấp đào, hồng, lan rừng, nhiều loại hoa,… cho đồng bằng. Rừng Langbiang có nhiều loại thú lớn và nhỏ, còn có cả những loài chim và côn trùng … Các yếu tố tự nhiên góp phần hình thành một thảm thực vật đa dạng vói hơn 3000 loài thực vật, giúp vẽ nên một bức tranh sinh động về thành phần tự nhiên. Và đây là điểm thu hút du khách và phát triển kinh tế … Như vậy với tiềm năng sẵn có - khí hậu trong lành mát mẻ, nhiều cảnh đẹp tạo dựng nên một điểm du lịch khá hấp dẫn. Có thể tận dụng những loài hoa, thực vật trưng bày bán ngoài thị trường.

Hình 6.0.37 Khu du lịch Langbiang

Dọc chuyến hành trình từ Đà Lạt đến Nha Trang Chúng ta còn tham quan trại nuôi cá Hồi… ở đây tập trung số lượng lớn các loại cá, mà chủ yếu là cá Hồi. Với điều kiện khí hậu thuận lợi, sự chăm nuôi đúng cách làm cho thịt cá ngon hơn. Trại nuôi cá hồi ở đây là nơi cung cấp cá lớn… phục vụ cho chế biến thủy hải sản.

Hình 6.0.38 Trang trại nuôi cá nước lạnh Klong Klan (Lạc Dương, Lâm Đồng)

Viện Hải Dương Học Nói đến Viện Hải Dương Học, người ta không thể không nhắc đến một bộ phận hữu cơ của nó là bảo tàng Hải Dương Học - vốn rất nổi tiếng từ những năm 30 của thế kỷ trước với

cái tên dân dã là “Hồ cá Hải học viện Nha Trang”. Hiện nay, bảo tàng Hải Dương Học được tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng và phát triển thành một quần thể liên hoàn bao gồm các bể nuôi sinh vật biển phục vụ nghiên cứu, tham quan cũng như giáo dục cộng đồng, và một hệ thống nhà lưu trữ mẫu sinh vật biển lớn nhất nước. Có rất nhiều mẫu vật đã được gửi đến nhiều phòng thí nghiệm khác nhau ở nước ngoài, nhiều bảo tàng trên thế giới.

Hình 6.39 Du khách tham quan Viện hải dương học

Đến tham quan bảo tàng, ngoài việc chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hàng trăm loài sinh vật biển nhiệt đới, khách tham quan còn có thể xem xét tìm hiểu hơn 10.000 loài sinh vật ở biển Đông đang được lưu trữ. Bộ mẫu sinh vật biển bao gồm các loài hiện hữu ở biển Việt Nam, Campuchia và các vùng nước lân cận, trong đó có các loài thú biển quý hiếm đang có nguy cơ tuyệt chủng như Bò biển (Dugong). Đặc biệt, bảo tàng đang lưu giữ, bảo quản trưng bày bộ xương cá voi khổng lồ đã bị chôn vùi trong lòng đất ở đồng bằng sông Hồng ít nhất hơn 200 năm. Đây thực sự là một di vật lịch sử tự nhiên vô cùng quý giá. Bảo tàng còn giới thiệu với du khách các đặc điểm tự nhiên của vùng biển Đông, giới thiệu những khoáng sản, tài nguyên quý giá, những cảnh quan môi trường vùng biển ven bờ, các hệ sinh thái giàu có như

rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển - để lưu ý nhắc nhở mọi người hãy nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, nguồn lợi vì lợi ích của con cháu mai sau.

Bảo tàng Hải Dương Học đang trở thành trung tâm trưng bày giới thiệu và giáo dục truyền thống chinh phục khai thác và bảo vệ biển Đông của người Việt. Đây thực sự là một trung tâm di sản văn hóa biển rất đáng quý, là điểm thăm quan thu hút rất nhiều du khách khi đến thành phố biển Nha Trang, Khánh Hòa.

Hòn Mun Là một trong những hòn đảo thơ mộng nhất trong hệ thống đảo của Nha Trang. Hòn Mun cách cảng Cầu Đá 10 km (khoảng 45 phút đi tàu). Không chỉ hấp dẫn bởi cát trắng, biển xanh, những tổ yến hoang sơ trên cheo leo vách đá… nơi đây còn nổi tiếng là một trong những "thủy cung" "giàu và đẹp" nhất của biển Đông Nam Á. Nơi đây còn nổi tiếng có nhiều dịch vụ biển và khám phá biển bằng tàu đáy kính và dịch vụ lặn biển. Hòn Mun với rạn san hô và hệ sinh vật biển đa dạng, phong phú là khu bảo tồn biển đầu tiên và duy nhất củaViệt Nam hiện nay, đã đượcQuỹ Ðộng vật hoang dã thế giới(WWF) đánh giá là khu vực đa dạng sinh học biển bậc nhất ở Việt Nam, đặc biệt rất phong phú về san hô, hiện tại đã phát hiện được khoảng 350 loài.

Hệ sinh thái động, thực vật biển ở đây vô cùng phong phú. Theo thống kê trên thế giới có khoảng 2.000 loài san hô và sinh vật biển thì ở Hòn Mun đã có tới 1.500 loài.

Ở Hòn Mun, san hô nằm ở độ sâu 10m, cùng với rất nhiều loại cá đủ mà sắc và chủng loại. Với độ sâu dưới 18 m, thì không còn cảnh đẹp của san hô, nhưng có rất nhiều hang động. Có những hang sâu 10–15 m, phải dùng đèn để quan sát những sinh vật biển chuyên sống trong bóng tối như tôm, mực, tôm hùm, cá đuối…Hòn Mun được làm khu bảo tồn nên việc khai thác ở đây cũng có giới hạn, tuy nhiên cũng có trường hợp khai thác trái phép, bừa bãi. Đặc biệt là những rặng san hô quý cần được bảo vệ… Bên cạnh đó, với tiềm năng sẵn có như vậy, ta có thể khai thác sinh vật vào lĩnh vực du lịch…

6.3 Định hướng tài nguyên sinh vật

Là một quốc gia có “rừng vàng biển bạc” tài nguyên khoáng sản cũng như tài nguyên sinh vật vô cùng phong phú và đa dạng. Đây chính là cơ hội cũng như thách thức lớn của Việt Nam. Vì vậy việc định hướng phát triển tài nguyên sinh vật một cách hợp lí là vô cùng cần thiết.

6.3.1 Đối với thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng)

“Chương trình hành động bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2008-2020” qui định những nội dung chính như sau :

Mục tiêu đến năm 2015:

Bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững đa dạng sinh học trên cạn:

• Phục hồi, phát triển và quản lý rừng bền vững;

• Bảo tồn nguyên vị các loài thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu;

Bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững đa dạng sinh học các vùng đất ngập nước: Điều tra, đánh giá các giá trị đa dạng sinh học; quản lý có hiệu quả các vùng đất ngập nước quan trọng;

Bảo tồn, sử dụng và phát triển bền vững đa dạng sinh học nông nghiệp: Điều tra, đánh giá các nguồn gen cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật nông nghiệp; xây dựng chương trình bảo tồn sử dụng và phát triển bền vững các giống cây trồng, vật nuôi bản địa, nhất là các giống loài đặc hữu, quý, hiếm, có giá trị kinh tế - xã hội cao;

Sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật:

• Kiểm soát việc khai thác hợp lý nguồn tài nguyên sinh vật;

• Xây dựng và thực hiện phương án phòng ngừa, kiểm soát và

Một phần của tài liệu Đặc điểm tài nguyên sinh vật theo tuyến hành trình (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w