CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN SINH VẬT VÙNG LÂM ĐỒNG

Một phần của tài liệu Đặc điểm tài nguyên sinh vật theo tuyến hành trình (Trang 31)

3.1 Mô tả khu vực nghiên cứu 3.1.1 Vị trí địa lý

Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên. Có tọa độ từ 11°12’- 12°15’ vĩ độ Bắc và 107°15’- 108°43’ kinh độ Đông. Với diện tích tự nhiên là 9.772,19 km2. Lâm Đồng giáp với các tỉnh sau:

• Phía Bắc giáp: Đắk Lắk.

• Phía Đông giáp: Khánh Hoà và Ninh Thuận.

• Phía Tây giáp: Đắk Nông và Bình Phước.

• Phía Tây Nam giáp: Đồng Nai.

Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính, trong đó có 1 thành phố Đà Lạt, 1 thị xã Bảo Lộc và 10 huyện.

Ta có thể điểm qua vài mốc lịch sử sau: Ngày 01/11/1899, chính quyền Pháp lập tỉnh Đồng Nai Thượng, tỉnh lỵ đặt tại Di Linh (Djiring). Năm 1903, bãi bỏ tỉnh Đồng Nai Thượng, chuyển thành đại lý hành chính Di Linh. Năm 1913 nhập đại lý Đà Lạy với đại lý Di Linh, gọi chung là đại lý Di Linh và vẫn thuộc tỉnh Bình Thuận. Ngày 06/01/1916 thành lập tỉnh Lâm Viên (Langbiang hay Lâm Biên), gồm đại lý Đà Lạt mới lập lại và đại lý Di Linh, tách từ Bình Thuận, tỉnh lỵ đặt tại Đà Lạt. Ngày 19/05/1958, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đổi tên tỉnh Đồng Nai thượng thành tỉnh Lâm Đồng, đồng thời tách một phần đất sáp nhập với thành phố Đà Lạt, thành lập tỉnh Tuyên Đức. Lúc này tỉnh Lâm Đồng gồm hai quận Bảo Lộc (Blao) và Di Linh. Sau đó chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam nhập tỉnh Lâm Viên với tỉnh Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng. Cuối cùng vào 02/1976, sáp nhập tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Tuyên Đức thành tỉnh Lâm Đồng mới.

3.1.3 Đặc điểm địa hình

Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình 800 – 1.000 m so với mặt nước biển. Địa hình tương đối phức tạp chủ yếu là bình nguyên, sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động vật ... và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng. Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ Bắc xuống Nam:

• Phía Bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Biang với những đỉnh cao từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Biang (2.167m).

• Phía Đông và Tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m).

• Phía Nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình nguyên.

3.1.2.1 Khí hậu

Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa biến thiên theo độ cao.

Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 25°C.

Trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ.

Khí hậu ôn hòa và mát mẻ quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm. Thuận lợi cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới. Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đông dân.

3.2 Đặc điểm tài nguyên sinh vật

3.2.1 Thực vật

3.2.1.1 Thành phần loài

Gồm 2000 loại thực vật. Các yếu tố tự nhiên từ bao đời nay góp phần hình thành nên một thảm thực vật đa dạng ở Đà Lạt với các kiểu hình rừng khác nhau như: rừng lá kim, rừng thường xanh, rừng hỗn giao và trảng cỏ cây bụi... Các khối núi cao, đồ sộ, có độ chia cắt mạnh cho phép bảo tồn ở đây nhiều loài động thực vật cổ xưa. Mặt khác, về mặt ranh giới, cao nguyên này không có sự phân cách lớn đối với các vùng lân cận nên không có những chướng ngại ngăn cản sự di cư các luồng động thực vật.

Loài cây đặc trưng ở Lâm Đồng chính là cây thông, có vài loại thông như sau:

• Thông hai lá: Đà Lạt có những dải rừng hẹp của thông hai lá. Đó là kiểu rừng thưa ở khu vực Trung tâm thực nghiệm lâm học Manline, quanh dãy You Lou Rouet và chân núi Pinhatt. Thông hai lá mọc tươi tốt ở độ cao 1.400m xen lẫn với Dầu Trà Beng. Đặc biệt ở Yộ Đa Myút, Bidoup cũng xuất hiện loại thông 2 lá dẹt được coi là quý hiếm của cả thế giới, với đường kính thân có thể đến 4m và đoạn thân gỗ trước khi phân cành lên tới 20m.

• Thông ba lá: Mọc hầu hết trong các khu rừng, số lượng nhiều hơn các loại hai lá, năm lá.

• Thông năm lá: một loài thông đặc hữu của cả Tây Nguyên. Chỉ mới tìm thấy ở một số chòm nhỏ vùng núi cao Lạc Dương, Bi Doup và Trại Mát.

Hình 3.0.9 Thông ba lá ở LangBiang

Thành phần loài ở các kiểu hình rừng

 Rừng lá kim

• Tầng chiếm ưu thế sinh thái chỉ gồm một loại Thông ba lá mọc thuần loại, tầng này thường cao tới 30m.

• Tầng gỗ nhỏ không liên tục, chủ yếu chỉ có một số loài cây gỗ như Dẻ, Thanh mai, Dâu rượu, Thầu dầu...

• Tầng cây bụi cũng rất thưa thớt.

• Tầng cỏ thường liên tục chiếm ưu thế là các loài Hòa thảo.

Trong rừng lá kim có ít dây leo nhưng xuất hiện một số loài bì sinh như Dương xỉ, Địa y.

 Rừng hỗn giao rất giàu về thành phần loài, mật độ cây phân bố dày đặc nhất là ở các thung lũng ven suối. Sự phân tầng khá rõ nét:

• Tầng chiếm ưu thế sinh thái gồm các loài Dẻ, Kim giao, Thông lông gà, Thông tre,... Những cây này thân cao tới 30m với đường kính thân vượt quá 1,2m.

• Tầng gỗ nhỏ gồm các họ Na, Thầu dầu, Thị, Dung, Máu chó...phát triển, một số loài rất dễ gặp như: Ngũ gia bì, Thanh mai, Đỗ quyên.

 Tầng cây bụi gồm các loài Mua, Ngấy Hương. Tầng cỏ có nhiều loài Dương xỉ. Cỏ tranh, Cỏ lài, Cỏ đá.

Những vùng đất ven suối, ven hồ dễ thấy các loài lau sậy, Chổi đót, cỏ Đuôi chồn, Dứa dại, Cói chiếu, Ý dĩ, Cúc dại và các loài cây cỏ ăn côn trùng phát triển hỗn giao cũng là nơi tồn trữ những loài thực vật vi sinh như: Rêu, Địa y, Lan, Lớp bì sinh rất dày bao quanh thân cây gỗ như kiểu rừng rêu điển hình.

Phía Bắc và Đông Bắc Đà Lạt, trên núi Lang Biang, Bi Doup lại có những loài cây rất to như Chò sót, Chò nước, Pơ mu, cùng với nhiều cây gỗ quý: Thông nàng, Thông tràm, Thông 5 lá, Ngô tùng. Những cây này đường kính thường rất to so với ở các khu rừng khác. Thân cây cao trên 45m, đường kính đến 2m.

Thảm thực vật trên những đỉnh núi cao, gió mạnh, có lắm sương mù hình thành nên những trảng cây gỗ lùn. Những cây gỗ chỉ cao 3 - 5m gồm một số loài Dẻ, Đỗ quyên, Côm, Sến. Rừng này cũng có nhiều loài bì sinh như Rêu, Địa y, Dương xỉ, Lan và Tre trúc.

Trong phạm vi rừng cao nguyên Lang Biang, sự phân bố động, thực vật theo độ cao biểu hiện rất rõ nét. Sự thay đổi thành phần loài theo độ cao chủ yếu là do chế độ nhiệt. Trong thực vật, có những loài có biên độ sinh thái rộng xuất hiện ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, lại có những loài có biên độ sinh thái hẹp chỉ có khả năng sinh trưởng ở những vùng khí hậu nhất định. Với hơn 3.000 loài thực vật, cao

nguyên Lang Biang đã vẽ nên một bức tranh sinh động về thành phần thực vật tự nhiên.

• Về các loài thuộc ngành Dương xỉ, cao nguyên Lang Biang là một trong những trung tâm phong phú nhất về thành phần loài. Riêng họ Thông đất ở đây đã có 10 loài trong khi cả nước chỉ có 11 loài. Đặc biệt ngành Lá thông, cả Việt Nam chỉ có 1 loài đã được phát hiện ra tại Đà Lạt, đó là cây lõa tùng (Psilotum nudum).

• Sự có mặt của những họ Nắp ấm, Chuối rừng, Mây nước, Dứa dại đã biểu hiện cho tính cổ nhiệt đới của hệ thực vật ở vùng cao nguyên này. Đáng chú ý là sự xuất hiện của loài Tuế lá chẻ, một đại diện cổ duy nhất của chi Tuế (Cycas) có kiểu lá chét chẻ đôi. Một số khác là những loài tàn di hay những "hóa thạch sống" của hệ thực vật kỷ đệ tam như Thông hai lá dẹt. Thông năm lá... Đây cũng là nơi tập trung nhiều nhất của các loài thuộc ngành Hạt trần, chỉ với vài ba chục loài, nhưng các đại diện thuộc ngành hạt trần lại là thành phần quan trọng nhất cấu trúc nên các kiểu rừng ở cao nguyên Lang Biang, đặc biệt là rừng thưa thuần loại cây lá kim hoặc rừng hỗn giao với cây lá rộng...

• Thông ba lá ở cao nguyên Lang Biang là loại cây biệt sinh ở vùng Đông Nam Á. Chúng thường mọc ở độ cao từ 1.000 - 2.000m. Chính ở đây Thông ba lá gặp điều kiện thuận lợi đã lan tràn và phát triển khắp nơi. Nếu có dịp đứng trên đỉnh Lang Biang mới thấy sức sống mãnh liệt của quần thụ Thông ba lá. Những đồi cỏ trơ trụi thời Yersin đến vùng Dankia, cách đây 100 năm, giờ đã trở thành những đồi thông xanh thẳm.

• Khi rừng hỗn giao bị triệt phá, những trảng cỏ và cây bụi trên cao nguyên Lang Biang dần dần được phục hồi. Với một diện tích khá lớn, hơn 10.000ha quanh thành phố Đà Lạt, những trảng cỏ cây bụi gồm các họ Sim, Mua, Thầu dầu có khả năng tái sinh tự nhiên thành những rừng cây gỗ lớn. Trảng cỏ thường có số lượng loài nghèo nàn chỉ gồm Cỏ tranh, Cỏ lài, Dương xỉ... khó phục hồi thành rừng. Nhiều nơi đất bị xói mòn, nghèo kiệt trơ sỏi đá chỉ có các loài cỏ họ Lúa sinh sống.

3.2.1.2 Vai trò

Làm sạch không khí, tránh ô nhiễm

Thảo mộc tự nhiên Đà Lạt là tác nhân chính tạo khí hậu ôn hòa và nguồn dưỡng khí tốt, tiêu diệt bớt các vi trùng có hại, giảm tiếng ồn và lọc sạch bụi trong không khí.

• Nhờ những cây Hạt trần mà đặc biệt là rừng thông đã lấp bớt đi những đồi trọc, những vùng đất cằn cỗi, tạo ra những khoảng không xanh tươi cho Đà Lạt. Chính cây thông đã làm tăng lượng oxy trong khí quyển, một ha rừng thông hàng năm sản sinh ra được 20 - 30 tấn oxy trong khi các rừng cây lá rộng thường xanh khác chỉ sinh ra được 8 - 10 tấn, nhờ đó khí hậu trong lành của Đà Lạt đã hình thành mà các vùng khác không thể có được.

• Thực vật bậc thấp cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hút các chất ô nhiễm bay trong không khí.

• Địa y, địa tiền khá phong phú trong các kiểu rừng ở Đà Lạt. Chúng hút trực tiếp khí ẩm xung quanh, hút luôn những chất ô nhiễm có trong khí quyển và đề kháng mạnh với các chất ô nhiễm kim loại.

• Các loài vi nấm, xạ khuẩn, vi khuần cũng tham gia vào quá trình tuần hoàn vật chất, góp phần điều hòa khí hậu, phong hóa thổ bì, phát triển động thực vật.

• Các loài Tảo, Nấm lớn, Dương xỉ và Rêu cũng đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, góp phần bảo vệ môi sinh vùng Đà Lạt.

Hình 3.0.12 Bụi cây Dương xỉ

Làm tín hiệu chỉ thị môi trường Các loài thực vật một lá mầm ở Đà Lạt, điển hình là Phong lan, là một chỉ thị môi trường tốt. Ở các nước Tây Âu, do trình độ phát triển công nghiệp cao, không khí bị ô nhiễm quá mức. Phong lan không thể sinh sản tự nhiên bằng con đường hữu tính được. Trong khi đó, ở rừng Đà Lạt, trong những chuyến khảo sát ở vùng Lang Biang, các chuyên gia ngoại quốc đều ngạc nhiên vì Phong lan ở đây có thề sinh sản bằng hạt dễ dàng. Điều đó một lần nữa chứng tỏ môi trường tại đây chưa bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Hiện nay rừng Đà Lạt và xung quanh thành phố, trên các vách đá và thân cây. Địa y bám rất nhiều. Điều này khẳng định sự trong lành của bầu không khí.

Hình 3.0.13 Địa y

Làm nguyên liệu, sản phẩm cho ngành công nghiệp Cây thông ba lá cho gỗ mềm nhẹ, thẳng, dễ chế biến nên được dùng nhiều trong xây dựng, làm giấy, làm gỗ dán, hàng gỗ thủ công mỹ nghệ. Nhựa Thông ba lá khá tốt, thông Đà Lạt cho nhiều nhựa, trung bình 1 hecta rừng cho 1 tấn nhựa. Quan trọng nhất là những rừng Thông ba lá thuần loại. Quần thụ Thông ba lá có khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến gỗ.

Hình 3.0.14 Gỗ thông 3 lá

Làm tinh dầu, nước hoa Người ta cũng có thể chiết một số loài tinh dầu quý, nhất là cây Pơ-mu và Bách tùng. Đây là những loài gỗ tốt, vân rất đẹp, bền không bị mối mọt, có mùi tinh dầu dễ chịu.

Dự trữ gen, đa dạng sinh học Lan rừng Đà Lạt còn là một nguồn dự trữ gen đáng kể cho các phép lai tạo. Hy vọng trong tương lai, việc lai tạo các giống lan có nguồn gốc tự nhiên ở Đà Lạt sẽ cho nhiều giống mới, có giá trị cao trên thị trường quốc tế.

Làm thuốc, dược phẩm Các loại Linh chi kí sinh trên thông già được dùng làm thuốc.

Phục linh trên những rễ thông vùng đồi cát phong hóa từ granit, là loại dược phẩm đầu vị quý giá.

Trang trí Ngoài ra, các loại cây chịu bóng rất phong phú có thể làm kiểng, nổi tiếng nhất là các loài Đỗ quyên trắng, Đỗ quyên đỏ, Đa, Si, Ngũ gia bì, Trường sinh... Nhiều loại Thạch tùng, Dương xỉ, rêu cũng dễ gây trồng làm cảnh, trang trí vườn hoa, nội thất.

Làm thức ăn, nơi ở cho các loài sinh vật Các loài Rong, một số loài Rêu nước, Trạch tả, Rau mác, các loài Bèo, ngay cả Lan (Spiranthes sp.) và khá nhiều loài tảo cũng như phù phiêu sinh vật. Đây là nguồn cung cấp thức ăn, chỗ ẩn nấp cho động thực vật thủy sinh.

3.2.1.3 Hiện trạng khai thác và sử dụng

Tài nguyên rừng nói chung Lâm đồng có 617.000 ha rừng với độ che phủ 63% diện tích toàn tỉnh, đặc điểm của rừng Lâm Đồng là đặc dụng và phòng hộ. Diện tích tre, nứa có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu chế biến khoảng 50.000 tấn bột giấy hàng năm. Rừng Lâm Đồng rất đa dạng về loài, có trên 400 cây gỗ, trong đó có một số loài gỗ quý như: pơmu xanh, cẩm lai, giỏ, sao, thông 2 lá, 3 lá, ngoài ra còn có nhiều loại lâm sản có giá trị khác. Rừng Lâm Đồng phân bố ở thượng nguồn các sông, suối lớn của khu vực nên có vai trò quan trọng trong phòng hộ, du lịch nghiên cứu, tham quan…Diện tích đất có khả năng trồng rừng nguyên liệu khoảng 50.000 – 70.000 ha, thuận lợi cho ngành công nghiệp chế biến bột giấy, giấy.

Tài nguyên cây Thông ba lá ở Đà Lạt có mức độ sinh trưởng tốt, sản lượng gỗ đạt trên 130m3/ha. Với diện tích trên 15.818 ha rừng thông, trữ lượng gỗ thông của Đà Lạt là trên 2 triệu m3. Bên cạnh gỗ thông, rừng Đà Lạt còn nhiều cây lấy gỗ khác, trữ lượng cũng rất đáng kể, đó là những cây Dẻ, Giổi, Xoan, Ngọc lan, Kim giao... Người ta đã thống kê được vài chục loài gỗ quý, đặc biệt có nhiều loài rất có giá trị trên thị trường thế giới như: Bách tùng, Hoàng đàn, Thông đỏ (còn gọi là Hồng tùng, Thông 2 lá dẹp), Pơ mu, Đỉnh tùng.

Tài nguyên cây thuốc Rừng Đà Lạt cũng giàu về tài nguyên cây thuốc. Thành phần cây thuốc tự nhiên ở đây rất đa dạng nhưng khả năng khai thác và phát triển một cách có hiệu quả kinh tế cao phù hợp

Một phần của tài liệu Đặc điểm tài nguyên sinh vật theo tuyến hành trình (Trang 31)