CHƯƠNG 5: SO SÁNH ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT CỦA CÁC VÙNG

Một phần của tài liệu Đặc điểm tài nguyên sinh vật theo tuyến hành trình (Trang 71)

Sự thay đổi thành phần loài theo độ cao chủ yếu là do chế độ nhiệt. Suốt tuyến lộ trình Đà Lạt - Nha Trang sự phân bố động, thực vật theo độ cao được biểu hiện rõ rệt.

 Ở Đà Lạt

Do ở độ cao trung bình 1.500 m so với mực nước biển và được bao quanh bởi những dãy núi cao, nên tuy nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu Đà Lạt còn mang những nét riêng của vùng cao. Độ cao là nhân tố góp phần hình thành nên một thảm thực vật đa dạng ở Đà Lạt với các kiều hình rừng khác nhau như: rừng lá kim, rừng thường xanh, rừng hỗn giao và trảng cỏ cây bụi...Thực vật chính ở đây là thông với số lá tăng dần theo độ cao.

Các khối núi cao, đồ sộ, có độ chia cắt mạnh cho phép bảo tồn ở đây nhiều loài động vật cổ xưa như các loài chim sống trong rừng thông, một số loài lưỡng thê và bò sát như ếch, cóc, thằn lằn bay, các loài kiếm ăn trên cây như Cầy bay, Sóc bay, Đồi, Nhen; các loài Vượn, Khỉ, Sóc vằn lưng, Sóc chuột, Chuột cây; các loài thú ăn thịt như Chó sói, Cầy hương, Cầy giông, Báo, Cọp, Gấu chó và các loài thú móng guốc như Nai cà tong, Nai xám, Hươu vàng, Cheo, Hoẵng, Trâu rừng, Bò rừng, Sơn dương, Heo rừng, thậm chí có cả Voi và Tê giác. Ngoài

ra trong các kiểu rừng này còn có vô số những loài chim thuộc bộ Gà, bộ Sẻ và nhiều nhóm côn trùng khác.

 Ở Nha Trang

Địa hình Nha Trang khá phức tạp có độ cao trải dài từ 0 đến 900 m so với mặt nước biển, thực vật chủ yếu nơi đây là rừng ngập mặn và thảm cỏ biển. Có nhiều loài động vật biển.

Đặc biệt sự phân bố động, thực vật theo độ cao biểu hiện rất rõ nét trong phạm vi rừng cao nguyên Lang Biang:

Bảng 5.4 Sự phân bố thực vật theo độ cao

Độ cao (m) Thực vật

800-1200 Rừng tre nứa và rừng hỗn giao tre với cây lá rộng như: Lồ Ô (Bambusa balcoa), Mạ Sưa (Helicia cochinchinensis), họ Đậu (Fabaceaae), họ Cỏ (Poaceae), họ Điều (Anacardiaceae), họ Cà Phê (Rubiaceae).

1200-1700 Rừng thưa cây lá kim: Đặc trưng bởi thông ba lá (Pinus khasya)

1700-2000 Rừng kín hỗn hợp cây lá rộng, lá kim á nhiệt đới: họ Dẻ (Fagaceae), họ Chè (Theaceae), họ Re (Lauraceae), họ Thích (Aceraceae), họ Ngọc Lan (Magnoliaceae), họ Thông, họ Hoàng Đàn (Cupressaceae), họ Kim Giao (Podocrapaceae),..

>2000 Kiểu phụ Rừng rêu (rừng lùn): thường xuyên bị che phủ, trên cây rừng có nhiều rêu và địa y mọc, đặc trưng bởi các họ: họ Phong Lan (Orchidaceae), họ Ngũ Gia Bì (Araliaceae), họ Dẻ (Fagaceae)

 Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo độ cao dẩn đến sự thay đổi của các thảm thực vật.

5.2 So sánh tài nguyên sinh vật theo khí hậu

Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm phát triển của thực vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm, không khí và ánh sáng.

Nhiệt độ: mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bố ở nhiệt đới, xích đạo; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.

Nước và độ ẩm không khí: những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, ôn đới ẩm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển.

• Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.

Mỗi loài động vật có nhu cầu về thức ăn và môi trường sinh sống khác nhau. Mỗi miền khí hậu khác nhau có những động vật khác nhau, mặc khác sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố các loài động vật.

Bảng5.5 Phân bố sinh vật theo khí hậu

Địa điểm Khí hậu Thực vật Động vật

Đồng Nai - Nhiệt đới gió mùa. - Nhiệt độ TB năm 25- 27oC. - Độ ẩm tương đối trung bình cả năm 80- 82%. - Nhiệt độ cao quanh năm là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây - Có mặt của nhiều loài thú, chim quí hiếm. Các loài này thuộc diện phân bố rộng.

- Mùa mưa từ tháng 5 đến 11 hằng năm (lượng mưa trung bình năm 1700-1800mm). - Số giờ nắng trung bình cả năm 2500-2700 giờ.

công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao. - Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng vì thế Đồng Nai đã sớm hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày (gồm cao su, cà phê, chè, điều, dâu tằm,..), những vùng cây ăn quả nổi tiếng,.

- Ở những dãy đồi thấp nhấp nhô xen những bãi cỏ rộng lớn dưới tán rừng thưa ven sông Đồng Nai và các suối, bàu, ao hồ có diện tích lớn, các kiểu rừng thường xanh và nửa rụng lá ẩm nhiệt đới đã giữ lại được những loài động vật mà ngày nay đang có nguy cơ mất dần như Tê giác 1

sừng, Bò

Banteng, cá sấu.. Đà Lạt - Nhiệt đới gió mùa

vùng cao.

- Nhiệt độ TB năm 15- 240C.

- Mùa mưa từ tháng 4 đến 11 hằng năm (lượng mưa trung bình 1.750 - 3.150 mm) - Độ ẩm tương đối trung bình cả năm 85 - 91%. - Số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ - Do mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt và đất đai phù hợp phát triển nhiều kiểu thảm thực vật của vùng mưa nhiệt đới và các loài tre, nứa, lồ ô,. - Nhiệt độ không khí trung bình năm ở Đà Lạt tương đối thấp - Nhiều loại động vật quý hiếm, được phân bố chủ yếu ở các rừng quốc gia như Cát Tiên, Bi Đúp Núi Bà..như Bò rừng (một loại thú to khỏe, có thể nặng tới 1000kg), Sơn dương, Gấu ngựa, Gấu chó, Sừng nai, Báo hoa mai…

nguyên

Langbiang chế độ nhiệt thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại thực vật nhất là các loài cây lá kim, trong đó có loài thông ba lá (Pinus Kesiya).

Nha Trang - Vừa mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa vừa mang tính chất của khí hậu đại dương. - Nhiệt độ trung bình năm là 260C. - Độ ẩm tương đối trung bình cả năm 77- 80%. - Mùa mưa ngắn từ tháng 9-12 hằng năm (lượng mưa trung bình năm trên dưới 2000mm).

- Số giờ nắng trung bình cả năm 2600 giờ.

- Khí hậu nhiệt đới gió mùa lại có biển tạo điều kiện thuận lợi cho rừng ngập mặn phát triển trên vùng đất ngập nước dọc theo các bờ biển và những thảm cỏ biển sống ở vùng nước trong, lặng sóng ven bờ biển, đặc biệt ưa thích vùng nước ven chân đảo và trong các vũng vịnh. - Nhiều sinh vật biển:  Trong rạng san hô: khoảng 300 loài san hô, hơn 230 loài cá, 120 loài thân mềm, 69 loài giáp xác, 30 loài da gai sinh sống.  Trong thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, sinh vật đáy với mức độ đa dạng sinh học cao là môi trường sống của nhiều loài sinh vật có giá trị sinh học và kinh kế

CHƯƠNG 6: BẢO VỆ VÀ KHAI THÁC HỢP LÝ TÀI NGUYÊN SINH

Một phần của tài liệu Đặc điểm tài nguyên sinh vật theo tuyến hành trình (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w