4.1 Mô tả khu vực nghiên cứu 4.1.1 Vị trí địa lý
Thành phố Nha Trang có tọa độ địa lý là 12°15'52"N và 109°13'41"E, Nha Trang có diện tích đất tự nhiên là 252,6km2, với 27 đơn vị hành chính cơ sở: 19 phường và 08 xã với dân số trên 393.218 người (số liệu 31/12/2010). Nha trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa-với phía Bắc giáp thị xã Ninh Hòa, phía Nam giáp thị xã Cam Ranh, phía Tây giáp Diên Khánh-trong một thung lũng núi vây 3 phía Bắc - Tây - Nam và tiếp giáp với bờ biển về phía Đông.
Từ 1653 đến giữa thế kỷ XIX, Nha Trang vẫn là một vùng đất còn hoang vu và nhiều thú dữ thuộc Hà Bạc, huyện Vĩnh Xương, phủ Diên Khánh.
Nghị định ngày 30 tháng 8 năm 1924 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang trở thành một thị trấn.
Ngày 27 tháng 1 năm 1958 Nha Trang được chia thành 2 xã là Nha Trang Đông và Nha Trang Tây thuộc quận Vĩnh Xương.
Ngày 2 tháng 4 năm 1975, Quân giải phóng tiếp quản Nha Trang. Ngày 30 tháng 3 năm 1977, thị xã Nha Trang được nâng lên cấp thành phố trực thuộc tỉnh.
Ngày 22 tháng 4 năm 1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 106/1999 công nhận Nha Trang là đô thị loại II.
Ngày 22 tháng 4 năm 2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định công nhận TP. Nha Trang là đô thị loại I.
4.1.3 Đặc điểm địa hình
Địa hình Nha Trang khá phức tạp có độ cao trải dài từ 0 đến 900m so với mặt nước biển được chia thành 3 vùng địa hình. Vùng đồng bằng duyên hải và ven sông Cái có diện tích khoảng 81,3km², chiếm 32,33% diện tích toàn thành phố; vùng chuyển tiếp và các đồi thấp có độ dốc từ 30 đến 150 chủ yếu nằm ở phía Tây và Đông Nam hoặc trên các đảo nhỏ chiếm 36,24% diện tích, vùng núi có địa hình dốc trên 150 phân bố ở hai đầu Bắc - Nam thành phố, trên đảo Hòn Tre và một số đảo đá chiếm 31,43% diện tích toàn thành phố.
Nha Trang nằm ở phía Đông đồng bằng Diên Khánh - Nha Trang. Một đồng bằng được bồi lấp bởi sông Cái Nha Trang có diện tích gần 300 km², địa hình đồng bằng bị phân hóa mạnh:
• Phần phía Tây dọc sông Chò từ Khánh Bình đến Diên Đồng bị bóc mòn, độ cao tuyệt đối khoảng 10–20 m.
• Phần phía Đông là địa hình tích tụ độ cao tuyệt đối dưới 10m, bề mặt địa hình bị phân cắt mạnh bởi các dòng chảy.
Khí hậu Nhiệt đới biển gió mùa, đặc biệt là một thành phố ven biển nên cũng bị ảnh hưởng khá nhiều bởi khí hậu biển: gió biển, các dòng biển nóng và lạnh. Với kiểu khí hậu ven biển điển hình nên Nha Trang nhận được lượng mưa lớn và hầu như quanh năm. Ngoài ra do ảnh hưởng của gió biển nên nơi đây vào buổi tối, đặc biệt là mùa hè tời tiết rất hanh và khô do gió mang muối từ biển vào.
4.1.4 Nhân sinh
Theo điều tra dân số năm 2009 thì dân số toàn thành phố có 392.279 người, trong đó dân số thành thị chiếm 74,6%, dân số nông thôn chiếm 25,4%. Mật độ dân số trung bình toàn thành phố là 1.562 người/km2. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các phường nội thành. Thành phố có nhiều bến cảng phục vụ cho nhu cầu đi lại bằng đường thủy. Ngoài ra, Nha Trang còn có một số cảng phục vụ du lịch và giao thương giữa các quốc gia trên như cảng du lịch Cầu Đá, cảng du lịch Phú Quý, cảng du lịch Hòn Tre….và các hòn đảo du lịch giải trí như: Hòn Mun, Vinpearl land….Các bãi biển dài của thành phố này đã biến nó thành một thành phố du lịch. Nơi đây cũng đã được chọn làm nơi tổ chức các sự kiện lớn như Festival Biển (Nha Trang), hay các cuộc thi sắc đẹp lớn như Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới người Việt 2007, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái Đất 2010...
4.2 Đặc điểm tài nguyên sinh vật biển Nha Trang
Lãnh thổ việt nam trãi dài từ Bắc tới Nam từ vĩ tuyến 8°27′ Bắc đến 23°23′ Bắc, từ dạng địa hình đồi núi cho tới đồng bằng, từ trên cạn cho tới biển nên là điều kiện cư trú của nhiều loài sinh vật khác nhau tạo nên sự đa dạng sinh học, đa dạng loài cho quốc gia. Đặc biệt nước ta có đường bờ biển kéo dài 3260km từ Bắc tới Nam, nổi tiếng với các bãi biển đẹp, các khu bải bảo tồn biển. Trong đó được nhắc đến khá là nhiều với vai trò là hạt nhân của Việt Nam tiên phong trong công việc bảo tồn đa dạng sinh học biển đó là khu bảo tồn biển Nha Trang.
Khu bảo tồn biển nha trang là nơi bảo tồn nhiều loài sinh vật biển có giá trị như cây rừng ngập mặn, san hô, rùa biển, các loài cá quý có giá trị cao về cả mặt sinh học lẫn kinh tế. Một đánh giá về đa dạng sinh học biển của các nhà khoa học được thực hiện mới đây cho thấy trong vịnh Nha Trang có 350 loài san hô, 250 loài cá biển, 122 loài giáp xác, 27 loài da gai, 112 loài nhuyễn thể, 69 loài rong biển, ngoài ra còn có các hệ sinh thái rừng ngập mặn và thảm cỏ biển. Đây là một vùng biển có đa dạng sinh học được đánh giá là cao nhất ở nước ta.
4.2.1 Thực vật
Chủ yếu là các cây rừng ngập mặn và thảm cỏ biển. Cỏ biển cùng với các loài thực vật phù du, rong biển và cây ngập mặn, đã tạo nên thế giới thực vật biển rất có giá trị về kinh tế và môi trường.
Thảm cỏ biển
Hình 4.0.26 Thảm cỏ biển
Cỏ biển (Seagrass) là nhóm thực vật bậc cao có hoa duy nhất sống trong môi trường biển, và ở nhiều nơi chúng mọc thành từng "cánh đồng" lớn trông giống như đồng cỏ. Cỏ biển chỉ sống được ở đới sáng và thường mọc trên các đáy cát hay bùn ở vùng nước nông ven bờ được che chắn. Đa số cỏ biển thụ phấn và hoàn tất vòng đời dưới nước. Các bãi cỏ biển là những hệ sinh thái hết sức đa dạng và có năng suất sinh học cao. Tại đó có thể có đến hàng trăm loài sinh vật sinh sống như cá (non và trưởng thành), thực vật biểu sinh, rong biển, vi
tảo, động vật thân mềm, giun nhiều tơ và giun tròn. Các thảm cỏ biển góp phần quan trọng trong việc cung cấp thức ăn và nguồn giống hải sản cho vùng biển xung quanh.
Các bãi cỏ biển chiếm 15% tổng lượng dự trữ cacbon của đại dương. Mỗi hecta cỏ biển có thể giữ một lượng cacbon điôxít (CO2) gấp đôi so với mỗi hecta rừng mưa. Hàng năm cỏ biến cô lập được 27,4 triệu tấn CO2.
Ở Việt Nam hiện nay có 15 loài cỏ biển, trong đó ở vịnh Nha trang có đến 7 loài cỏ biển gồm: Halophila ovalis, H. decipiens, H. minor, Thaỉassia hemprichii, Enhalus acoroifdes, Cymodocea rotundata, Halodule univervis. Phân bố chủ yếu ở Hòn Tre, Bắc Hòn Mun.... Hệ sinh thái cỏ biển đóng vai trò quan trọng trong hoạt động điều chỉnh, ổn định điều kiện môi trường, tạo nguồn thức ăn, nơi cư trú cho nhiều loài hải sản. Nhưng hiện nay Hệ sinh thái cỏ biển đang đứng trước đe dọa từ nhiều phía, nhưng chủ yếu do tác động trực tiếp của con người. Tác động trực tiếp thường là các yếu tố cơ học như hoạt động của tàu thuyền, phương thức đánh bắt, hoạt động du lịch, nuôi trồng thủy sản, cải tạo đất…Hoạt động cảng cũng gây ra áp lực lớn cho các thảm cỏ biển cận kề do sự tăng độ đục và các chất dinh dưỡng xâm nhập bởi sự đi lại của tàu thuyền cũng như hoạt động giao thông hàng hải. Đô thị hóa ven bờ biển cũng liên quan đến đổ cát, đất khi xây dựng, tăng xói lở bờ biển là vấn đề chính ở những vùng biển du lịch và ảnh hưởng đến thảm cỏ biển và các hệ sinh thái khác.
Hình 4.0.27 Rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn là một hệ thống sinh thái đặc trưng ở vùng cửa sông, ven biển có nhiều tác dụng: giữ lại chất trầm tích, chóng sóng gió xói lở, cố định bãi bồi, cung cấp dinh dưỡng cho các loài thủy sản, duy trì cân bằng sinh thái cho khu vực…Rừng ngập mặn còn là nơi nuôi dưỡng ấu trùng của các loài thủy sản, nơi cư ngụ của nhiều loài động vật (khỉ, rắn, cá xấu…) và cho các sản phẩm có giá trị như gỗ, than, bột giấy, dược liệu...Vì vậy, ở các vùng ven biển Ninh Hòa, Vạn Ninh, Đầm Bấy (Nha Trang) của tỉnh Khánh Hòa trong những năm qua rừng ngập mặn là môi trường rất thích hợp cho cư dân ven biển hoạt động nuôi trồng, đánh bắt, khai thác thủy sản và các nguồn lợi khác.
Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng hiện nay là 2332,7 ha, vào thời điểm cuối năm 2010 độ che phủ rừng của thành phố đạt 9,2%.
Khai thác trái phép và tự phát của người dân khiến chính quyền không thể kiểm soát được. Từ năm 2006, trên địa bàn thành phố triển khai nhiều dự án trồng và khôi phục lại rừng ngập mặn, như ở khu vực Đầm Bấy trong vịnh Nha Trang… Tuy nhiên, tỷ lệ cây ngập mặn sống và phát triển đạt khá thấp, chỉ từ 50 - 60%, có nơi từ 10 - 20%. Ở một số khu vực trồng cây ngập mặn, người dân vẫn tiến hành nhiều hoạt động làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Hiện nay mặc dù đã có nhiều dự án khôi phục rừng ngập mặn trên các hòn đảo hòn mun, hòn tre…thuộc địa bàn tp Nha Trang tuy nhiên diện tích rừng vẫn còn giảm theo thời gian.
4.2.2 Động vật
Chủ yếu là san hô và các loài cá và rùa biển… phân bố quanh vịnh Nha Trang: Hòn Mun, Hòn Tre, Phú Quý….
Hình 4.0.28 San Hô
San hô là các sinh vật biển thuộc lớp San hô (Anthozoa) tồn tại dưới dạng các thể polip nhỏ giống hải quỳ, thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau. Các cá thể này tiết ra cacbonat canxi
để tạo bộ xương cứng, xây nên các rạn san hô tại các vùng biển nhiệt đới.
Các loại san hô phổ biến: san hô mềm (Alcyonaria) , san hô sừng
(Gorgonacea) và san hô lông chim (Pennatulacea), hay san hô tổ ong
(Zoantharia). Nhóm này bao gồm các loài san hô đá (san hô tạo rạn) (Scleractinia), san hô tổ ong (Zoanthidea) và hải quỳ…..
Ở khu bảo tồn biển Nha Trang : San hô chủ yếu tồn tại dưới dạng rạn, với hơn 350 loài thuộc 64 giống san hô tạo rạn, 24 loài thuộc 5 giống san hô mềm, 3 loài san hô sừng (Gorgonaea) và 2 loài thủy tức san hô (Millepora).
Cấu trúc rạn san hô là cấu trúc aragonit được tạo bởi các cơ thể sống. Thường được tìm thấy ở các vùng biển nhiệt đới nông ít dinh dưỡng hoặc không có dinh dưỡng. Rạn là nơi thống trị của kiểu san hô đá với bộ xương ngoài bằng cacbonat canxi (đá vôi). Sự tích lũy các chất tạo xương, bị phá vỡ và dồn đống bởi sóng biển và sự xâm thực sinh học, tạo nên cấu trúc đá vôi lớn nâng đỡ san hô đang sống và làm chỗ trú ẩn cho rất nhiều loài động thực vật khác nhau.
Chính nhờ cấu trúc rạn khổng lồ đã tạo nên một ngôi nhà dưới biển với nhiều màu sắc khác nhau với sự đa dạng và phong phú cao. Theo đa dạng sinh học ở rạn san hô: Brian Huse, giám đốc điều hành Liên minh Rạn San hô tại San Francisco (Mỹ), cho biết: "Rạn san hô là hệ sinh thái phức tạp bậc nhất trên Trái đất. Chúng chỉ chiếm chưa đầy 1% diện tích đại dương, nhưng lại là mái nhà cho 25% các loài sinh vật biển. Và chúng tôi cũng không biết được một cách đầy đủ các loài đấy: các loài mới vẫn liên tục được xác định”.
Các quá trính trao đổi dinh dưỡng giữa các sinh vật trong hệ sinh thái rạn san hô:
• Ở tại các vùng nước nhiệt đới ít dinh dưỡng, các rạn san hô hỗ trợ một hệ thống đa dạng sinh học đặc biệt. Quá trình
luân chuyển dinh dưỡng giữa san hô, tảo đơn bào, và các sinh vật khác sống trong rạn giải thích tại sao các rạn san hô sinh sôi nảy nở tại những vùng nước này; sự tái sử dụng làm giảm tổng lượng dinh dưỡng cần cho cả cộng đồng.
• Vi khuẩn lam cũng cung cấp các muối nitrat hòa tan cho rạn san hô bằng quá trình cố định nitơ. San hô hút các chất dinh dưỡng trực tiếp từ nước, trong đó có nitơ và phốtpho vô cơ, và ăn các sinh vật phù du theo nước trôi ngang qua các polip. Do đó, hiệu suất sơ cấp của một rạn san hô là rất cao, dẫn đến giá trị cao nhất trên mỗi mét vuông ở mức 5-10g C m-2/ngày. Các "nhà sản xuất" trong các cộng đồng rạn san hô gồm có tảo đơn bào cộng sinh, tảo san hô, và nhiều loại
rong biển, cùng một số tảo loại nhỏ.
Hình thức sinh sản chủ yếu của san hô Có 2 hình thức sinh sản chính là vô tính và hữu tính.
• Hữu tính Sinh sản bằng cách phóng các giao tử (trứng và tinh trùng) vào trong nước để phát tán. Quá trính này thường diễn ra vào ban đêm và đồng bộ. Các giao tử kết hợp với nhau khi thụ tinh để hình thành một ấu trùng rất nhỏ gọi là planula, thường có mầu hồng và hình ôvan; một quần thể san hô cỡ trung bình mỗi năm có thể tạo vài nghìn ấu
trùng này để vượt qua xác suất rất nhỏ của việc ấu trùng tạo được một quần thể mới là kiểu sinh sản chủ yếu.
Hình thức này phụ thuộc vào môi trường, có 2 phương pháp sinh sản chính:
San hô gieo rắc: phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường, sinh sản hàng loạt.
San hô ấp trứng: ngược lại với san hô gieo rắc, xảy ra đối với san hô không tạo rạn.
• Vô tính Bao gồm các kiểu như
Mọc chồi
Mọc chồi nội tua cảm Mọc chồi ngoại tua cảm
Phân chia
Phân chia theo chiều dọc Phân chia theo chiều ngang
Phân đôi và phân mảnh
Lợi ích từ rạn san hô:
• Nơi trú ngụ, nơi cung cấp thức ăn cho nhiều loài cá nhiệt đới: cá bướm (Chaetodontidae), cá thia (Pomacentridae), cá mó (Scaridae) nhiều màu sắc, cá mú…. Và nhiều loài thủy hệ khác như: tôm, cua, nhím, giun biển.
• Chất lượng các rạn san hô liên quan đến 50% sản lượng nguồn lợi thuỷ sản trên thế giới. Ngoài ra, rạn san hô, là bức tường bảo vệ dải thềm lục địa, ngăn chặn sự xâm lấn của biển cả vào đất liền.
• Là thước đo chất lượng nước biển, nơi nào có san hô nơi đó chắc chắc môi trường nước biển sẽ sạch. Vì san hô rất nhảy cảm với nguồn nước ô nhiễm.
• Nơi lưu trữ nhiều nguồn gien quý của đại dương. Là cơ sở hình thành núi đá vôi có giá trị to lớn về mặt kinh tế lẫn xã hội.
• Tạo nguồn lợi lớn cho đất nước nhờ hoạt động du lịch sinh thái san hô
• Quảng bá hình ảnh đất nước trên giá trị sinh học và khả năng bảo tồn sinh vật của Quốc Gia.
Các số liệu thống kê gần đây về "sức khỏe" rạn san hô Việt Nam cho thấy, chỉ còn 1% các rạn san hô trong điều kiện rất tốt (độ phủ san hô sống hơn 75%); 26% các rạn san hô trong điều kiện tốt (độ phủ san hô sống 50 đến 75%); 41% các rạn san hô trung bình (độ phủ san hô sống 25% đến 50%) và còn lại 31% là các rạn san hô nghèo. Ðiều đáng lo ngại, hiện có 96% các rạn san hô trên khắp vùng biển cả nước đang hứng chịu tác động tiêu cực từ các hoạt động của con người, trong đó gần 75% các rạn có mức độ rủi ro cao và rất cao. Khai thác hủy diệt được xác định như là nguyên nhân quan trọng nhất phá hủy rạn san hô. Ngoài ra ở KBTB còn nổi tiếng với độ phong phú của các loại cá biển, rùa, ba ba….