Các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình chuyển quyền sử dụng đất tại phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2009-2013 (Trang 45)

2. Mục tiêu của đề tài

2.4.5.Các chỉ tiêu nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

.

.

- ảnh

hưởng tới công tác chuyển quyền sử dụng đất:

+ Yếu tố Chính sách + Yếu tố Pháp lý + Yếu tố Thị trường + Yếu tố Tâm lý + Yếu tố Dân số

Cách đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố: Đánh giá bằng thang điểm 10.

+ Mức độ ảnh hưởng tới công tác chuyển QSDĐ lớn hơn 8 là mạnh + Mức độ ảnh hưởng tới công tác chuyển QSDĐ lớn hơn 6 và nhỏ hơn 8 là trung bình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội phƣờng Cao Xanh

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Phường Cao Xanh nằm gần trung tâm thành phố Hạ Long, trên trục đường 337 Cao Xanh đi Hà Khánh, cách cầu Bãi Cháy 1 km về phía Đông, cách trung tâm tỉnh Quảng Ninh 5 km về phía Bắc, có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp phường Hà Khánh.

- Phía Nam giáp phường Yết Kiêu, phường Trần Hưng Đạo. - Phía Đông giáp phường Cao Thắng.

- Phía Tây giáp Vịnh Hạ Long.

Phường Cao Xanh có diện tích đất tự nhiên là 701,3 ha. Tuyến đường 337 chạy qua dài 2.8 km, có khu du lịch sinh thái Đảo Hòn Gạc lớn, Đảo Gạc Bé, Hòn Kem. Phường có 10 khu phố/ 128 tổ dân phố, có một khu phố phần lớn sống bằng nghề ngư nghiệp, trong đó có 2 tổ dân sống thuỷ cư trên biển. Trên địa bàn phường có 2 khu đô thị mới là Cao Xanh - Hà Khánh khu đô thị Đồi Chè Cao Xanh - Cao Thắng, khu công viên vui chơi ven biển.

Với vị trí địa lý như vậy phường Cao Xanh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển Kinh tế - Xã hội như: phát triển du lịch, dịch vụ...

Cao Xanh là phường có tốc độ phát triển đô thị hoá nhanh, ngoài khu dân cư hiện có thì về phía Tây giáp bãi triều sông Cửa Lục nơi đây đã được san lấp, xây dựng khu đô thị Cao Xanh - Hà Khánh với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả cao, có tuyến đường bộ bao ven vịnh để du khách có thể ngắm nhìn cầu Bãi Cháy một công trình đồ sộ bắc qua sông Cửa Lục, công trình hợp tác Việt Nam - Nhật Bản.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hình 3.1: Sơ đồ vị trí phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long

3.1.1.2. Địa hình

Phường Cao Xanh có địa hình đồi núi ven biển, được phân chia thành 2 tiểu vùng rõ rệt ngăn cách nhau bởi đường 337. Phần nằm về phía Đông đường 337 là khu dân cư hiện có vùng đồi thấp, có độ cao trung bình từ 30 - 60 mét.

Nửa phía Nam phường có địa hình tương đối bằng phẳng, có khu vui chơi giải trí, có khu nhà nghỉ, khách sạn cao cấp, có khu nhà biệt thự và các công trình phúc lợi khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và hấp dẫn du khách khi đến nơi đây.

3.1.1.3. Khí hậu

Khí hậu Cao Xanh mang đặc trưng của khí hậu vùng Đông Bắc, có 2 mùa rõ rệt. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10. Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông khô và lạnh.

3.1.1.4. Thuỷ văn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vùng dọc theo sườn đồi có các rãnh thoát nước nhỏ chủ yếu phục vụ cho việc thoát nước trong mùa mưa và có các cống kín nhỏ để thoát nước thải sinh hoạt của nhân dân trong phường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vùng ven sông Cửa Lục hệ thống cống thoát nước hiện nay được xây dựng theo thiết kế đô thị để thoát nước mưa và nước chất thải sinh hoạt đã qua hệ thống sử lý chất thải trước khi đổ ra sông Cửa Lục. Cao Xanh giáp vịnh nên chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều vịnh bắc bộ, biên độ giao động thuỷ triều là 0,6m. Nhiệt độ trung bình lớp bề mặt là: 18 đến 30,8ºC, độ mặn trung bình 21,6% vào (tháng 7) và 32.4ºC (tháng 2, 3). Đường bao ven sông Cửa Lục được xây dựng kiên cố bảo đảm vệ sinh môi trường và cảnh quan hệ sinh thái ven biển.

3.1.1.5. Tài nguyên, khoáng sản

- Tài nguyên đất

Căn cứ vào đặc điểm địa hình, sự hình thành và cấu tạo của đất, đất đai thuộc phường Cao Xanh được chia làm 2 nhóm chính sau:

- Đất bằng tiếp giáp sông Cửa Lục.

Do có sự tác động của con người, xâm nhập của nước biển nên đã hình thành các loại đất khác nhau. Đất này có sự phân tầng rõ rệt thể hiện sự khác nhau giữa các lớp đất cát bồi tụ.

+ Đất cát ven sông biển: Được hình thành ở ven biển, ven các sông chính do sự bồi đắp chủ yếu từ sản phẩm thô với sự hoạt động trầm tích phù sa của các hệ thống sông biển. Đất ở địa hình thấp thường xuyên chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều, nghèo dinh dưỡng nên chủ yếu dùng vào san lấp mặt bằng xây dựng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Đất mặn: Đất hình thành từ sản phẩm phù sa sông biển, lắng đọng trong môi trường nước biển do trầm tích biển hoặc nước mặn tràn. Thành phần cơ giới nặng đến trung bình.

+ Đất phù sa: Được hình thành do sự bồi tụ của biển, đất có thành phần cơ giới nhẹ đến thịt trung bình, tỷ lệ mùn khá, diện tích không đáng kể chủ yếu phù hợp với trồng cây lâu năm.

- Đất đồi:

Chủ yếu là đất Feralit đỏ vàng, xám vàng, trên xa thạch lẫn cuội kết, thành phần cơ giới thịt nặng, tập trung chủ yếu ở vùng đất đồi nằm về phía bắc đường tỉnh lộ Cao Xanh.

Địa chất công trình được kết cấu chủ yếu là sỏi sạn, sỏi cuội và cát sét bao gồm các dải đồi có độ dốc trung bình từ 150 đến 450 không thuận tiện cho việc đi lại, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, sinh hoạt của nhân dân trong phường. Tuy nhiên do quỹ đất và tốc độ phát triển của phường và của thành phố nên khu vực này vẫn được san ủi, cải tạo thành khu dân cư và các cơ quan, trường học…vv.

- Tài nguyên khoáng sản

Phường Cao Xanh có các mỏ than trên các đồi nhưng với trữ lượng ít, nhỏ lẻ, chủ yếu là than Antraxit, bán Antraxit tỷ lệ than cục ít.

- Tài nguyên nước

Cao Xanh nằm trong vùng có lượng mưa lớn trung bình từ 2016 mm/năm. Do địa hình dốc đổ thẳng ra vịnh Hạ Long nên nguồn nước mặt phụ thuộc vào các mùa trong năm, về mùa khô nguồn nước bị ô nhiễm nặng bởi các chất thải công nghiệp và sinh hoạt.

Tầng nước ngầm có trữ lượng không nhiều, có thể khai thác nước ngầm bằng cách khoan giếng ngầm có độ sâu từ 100 m đến 120 m. Nguồn nước sinh hoạt của nhân dân trong phường chủ yếu là nguồn nước cung cấp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

của thành phố Hạ Long do đó không chủ động và bị hạn chế trong sinh họat nhất là vào mùa khô. Đây là vấn đề rất quan trọng cần quan tâm bảo đảm đời sống sinh hoạt và phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội của nhân dân trong phường.

- Tài nguyên biển

Với 3,5 km ven bờ tiếp giáp với vịnh Hạ Long là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch, dịch vụ ven biển và trên mặt biển. Biển tạo cho phường có lợi thế lớn về phát triển du lịch mà còn có tiềm năng lớn về phát triển cảng biển và giao thông đường thuỷ.

- Tài nguyên du lịch

Cao Xanh nằm gần trung tâm thành phố Hạ Long bên cạnh một kỳ quan nổi tiếng thế giới vịnh Hạ Long đã 2 lần vinh dự được UNESCO công nhận danh hiệu di sản thế giớí bởi những giá trị ngoại hạng về cảnh quan và giá trị nổi bật về địa chất địa mạo. Với thế mạnh tự nhiên của vịnh Hạ Long giành cho thành phố Hạ Long nói chung và phường Cao Xanh nói riêng. Nơi đây cho phép nhiều loại hình du lịch, dịch vụ hấp dẫn du khách quanh năm.

- Tài nguyên nhân văn

Cao Xanh là vùng đất có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, nằm trong cái nôi sản sinh ra giai cấp công nhân Việt Nam, có tinh thần hiếu học, năng động, sáng tạo, có nguồn lao động dồi dào, có đội ngũ khoa học lớn mạnh, công nhân có tay nghề cao nòng cốt tiếp thu khoa học công nghệ mới áp dụng sản xuất. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Cao Xanh nói riêng và Hạ Long nói chung đã xây dựng nên truyền thống văn hiến, nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Dân số

Dân số của phường tăng hàng năm từ năm 2006 - 2010, biểu thị qua biểu đồ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ dân số qua các năm.

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng dân số Tổng số hộ Tỷ lệ sinh Hình 3.2: Biều đồ dân số phường Cao Xanh qua các năm 2006-2010

Năm 2006 dân số phường Cao Xanh có 14.875 khẩu và 3.814 hộ, 3,9 người/hộ.

Năm 2010 dân số của phường Cao Xanh có 17.905 khẩu và 4.591 hộ, bình quân 3,9 người/hộ.

Theo tài liệu niên giám thống kê thì toàn phường đến hết 31/12/2009 dân số là: 17.905 người với 4.591 hộ, tỷ lệ hộ dân có mức sống khá và giàu chiếm: 38%, trung bình: 60,4%, hộ nghèo chiếm 0,8% ( trong đó hộ nghèo theo tiêu chí quốc gia có 17/38 hộ ).

Tổng dân số: 17.905 người.

- Số nam giới: 9.049 người, chiếm 50,6% tổng dân số. - Số nữ giới: 8.854 người, chiếm 49,4% tổng dân số.

Mật độ dân số trung bình khoảng 2553 người/km2. Trong 5 năm trở lại đây (2006 - 2010) tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm. Năm cao nhất là 2006 tỷ lệ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là 0,98%, năm thấp nhất là 2008 tỷ lệ 0,86%, trung bình đạt tỷ lệ 0,90%. Tỷ lệ tăng dân số của thành phố 1,1%, mật độ dân số 2.149 người/ km2.

- Lao động, việc làm, thu nhập

Cùng với sự gia tăng dân số, lực lượng lao động cũng tăng theo hàng năm. Năm 2006 phường có 8.655 lao động, chiếm 58,18% tổng dân số toàn phường.

Đến năm 2010 lực lượng lao động tăng lên 10.245 lao động, chiếm 57,21% tổng dân số toàn phường.

Thu nhập bình quân 12,7 triệu đồng/người/ năm (thành phố là 17,9 triệu đồng/ người/ năm).

Cùng với sự gia tăng về dân số lực lượng lao động cũng tăng theo hàng năm. Từ năm 2006 - 2010 bình quân tăng 455 lao động/năm.

Lực lượng lao động năm 2010 chiếm 57,22% dân số toàn phường cùng với sự phát triển cơ cấu nền kinh tế thì số người trong độ tuổi lao động cũng đủ việc làm số người trong độ tuổi lao động 10.245 người bằng 57,22% dân số chung. Đây là một tỷ lệ khá cao là nguồn nhân lực dồi dào để phát triển kinh tế - xã hội. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp nên việc đưa các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật cao còn gặp nhiều khó khăn.

3.1.2.2. Thực trạng hệ thống cơ sở, hạ tầng * Về giao thông

- Đoạn đường tỉnh lộ 337 chạy qua phường nay đã được Nhà nước đầu tư nâng cấp đủ tiêu chuẩn. Tuyến đường bao biển đã xây dựng xong và trải thảm nhựa mặt đường.

* Hệ thống cấp thoát nước đô thị

- Hệ thống nước sạch đã cung cấp được 100% hộ dân đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân trong phường.

- Hệ thống thoát nước: Thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp: Gồm hệ thống cống hở, cống hộp kín, chế độ nước mưa nước thải thoát chung. Nên cống luôn bị ứa tắc rác thải, đất cát…v.v gây nên: Vào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mùa mưa lượng nước mưa nhiều dẫn đến hệ thống thoát nước không kịp gây ngập úng cục bộ từ 0,5 đến 1 ngày. Nguồn nước thoát trên trực tiếp đổ ra biển chưa qua hệ thống xử lý nước thải.

* Năng lượng

- Hệ thống cung cấp điện sinh hoạt, điện sản xuất kinh doanh được cung cấp từ mạng lưới điện thành phố qua trạm 110 kv và các trạm trung gian, hệ thống chiếu sáng công cộng còn nhiều khu, tổ dân phố chưa có hệ thống chiếu sáng công cộng, chưa hoàn thiện khu 7, khu 8, khu đô thị mới. Nhìn chung toàn phường chưa có sự đầu tư đúng mức hiện đại để xứng đáng là đô thị loại.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế

Trong những năm gần đây cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố, nền kinh tế phường Cao Xanh cũng có mức tăng trưởng đáng kể, thu nhập bình quân đầu người cao.

- Tăng trưởng kinh tế

Từ định hướng phát triển kinh tế xã hội theo quy hoạch, kế hoạch chung của thành phố đã được phê duyệt, phường đã biết phát huy lợi thế khai thác những tiềm năng sẵn có, thế mạnh trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ phù hợp với cơ cấu phát triển kinh tế của địa phương.

3.1.3. Tình hình quản lí, sử dụng đất trên địa bàn phường Cao Xanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.3. 1. Việc thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai

- Trước khi có luật đất đai năm 1993 công tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn phường còn lỏng lẻo, chưa có quy mô đội ngũ cán bộ địa chính chưa thực sự được quan tâm. Trong khi đó nhân dân trong phường tự ý khai phá, lấn chiếm sử dụng đất công để xây dựng nhà, làm vườn và sử dụng vào các mục đích khác diễn ra rất phổ biến. Cán bộ địa chính phường còn yếu, thiếu, chưa qua đào tạo, công tác về đăng ký thống kê, lập hồ sơ địa chính, theo dõi biến động đất đai còn nhiều lúng túng và chưa có hệ thống và đặc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

biệt là chưa chặt chẽ. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được quan tâm.

- Từ khi có luật đất đai 1993 và luật đất đai 2003 đến nay: Công tác quản lý, sử dụng đất đai dần đi vào nề nếp, ổn định và chặt chẽ hơn. Thành phố có phòng địa chính, cấp phường có cán bộ địa chính chuyên trách được đào tạo cơ bản về chuyên môn nghiệp vụ.

3.1.3.2. Việc xác lập địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính

Thực hiện chỉ thị 364/ CP phường Cao Xanh tiến hành xác định địa giới toàn phường. Đã có đầy đủ bộ hồ sơ, bản đồ, mốc địa giới hành chính ngoài thực địa. Tổng diện tích đất tự nhiên là 698,23 ha. Trong vòng 5 năm qua phường có tốc độ đô thị hoá nhanh đặc biệt là phát triển về phía Nam của phường. Phần đất mặt nước biển đã được san lấp để xây dựng các khu vui chơi, cơ quan doanh nghiệp, các khu biệt thự, khu chung cư cao cấp, đường bao chạy ven biển. Đến năm 2010 tổng diện tích tự nhiên là 701,3 ha tăng 3,07 ha.

3.1.3.3. Thực hiện công tác khảo sát, đo đạc bản đồ, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Từ năm 1997- 2000 theo sự chỉ đạo và đầu tư của tỉnh, thành phố phường

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình chuyển quyền sử dụng đất tại phường Cao Xanh, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2009-2013 (Trang 45)