- Ba là: Nghiệp vụ mua hàng: Công ty chưa thực hiện xác định kết quả bán hàng cho từng mặt hàng nên thông tin kế toán chưa hỗ trợ tốt cho công tác quản
3.2. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẦM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠ
TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN HÀNG TẠI DOANH NGHIỆP
• Ý kiến 1: Cơ cấu bộ máy kế toán.
Cần bố trí lại các phần hành kế toán trong phòng kế toán cho phù hợp, không được kế toán ngân hàng kiêm thủ quỹ.
• Ý kiến 2: Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Nguyên tắc trích lập:
Lập cho từng loại hàng tồn kho, từng khoản phải thu khó đòi. Nếu số dự phòng lớn hơn số dự phòng phải trích thì số chênh lệch ghi giảm chi phí tương ứng. Ngược lại, nếu số dự phòng còn lại nhỏ hơn số dự phòng phải trích thì số chênh lệch bổ sung vào chi phí tương ứng.
Lập dự phòng phải thu khó đòi:
• TK kế toán sử dụng: TK159(2) - Dự phòng phải thu khó đòi.
Bên Nợ: + Hoàn nhập dự phòng nợ phải thu khó đòi. + Xóa khoản nợ phải thu khó đòi.
Bên Có: Số dự phòng nợ phải thu khó đòi và trích lập vào chi phí QLDN. TK này có số dư bên Có: Số dư dự phòng phải thu khó đòi.
Dự phòng phải thu khó đòi cần lập = Nợ phải thu khó đòi × Tỷ lệ trích lập dự phòng
+ Nếu số nợ dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập lớn hơn số nợ dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn hạch toán vào chi phí, kế toán ghi:
Nợ TK 642(2): Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 159(2) : Dự phòng phải thu khó đòi
+ Nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập năn nay nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở cuối niên độ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, kế toán ghi:
Nợ TK 159(2): Dự phòng phải thu khó đòi
+ Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định không đòi được, được phép xóa nợ. Việc xóa nợ các khoản phải thi khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ quyết định xóa nợ về các khoản phải thu khó đòi, kế toán ghi: Nợ TK 159(2): Số nợ xóa sổ đã được lập dự phòng
Nợ TK 642(2): Số nợ xóa sổ chưa được lập dự phòng
Có TK 131: Số nợ phải thu của khách hàng được xóa Có TK 138: Số nợ phải thu khác được xóa
+ Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xóa nợ, nếu sau đó thu hồi được nợ, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng Có TK 711: Thu nhập khác.
Đồng thời ghi bên Có TK 004: Số nợ được thu hồi.
• Ý kiến 3: Nghiệp vụ mua hàng và xác định kết quả bán hàng cho từng mặt hàng:
Công ty nên xác định kết quả bán hàng riêng cho từng loại mặt hàng để có thể nắm bắt tốt hơn tình hình cụ thể của từng loại mặt hàng nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý doanh nghiệp.
- Kết quả của từng nhóm mặt hàng được xác định:
Kết quả bán hàng của mặt hàng X = Doanh thu thuần của mặt hàng X - Giá vốn của mặt hàng X - Chi phí QLKD phân bổ cho mặt hàng X
- Cuối tháng sau khi tập hợp chi phí QLKD, xác định doanh thu của từng mặt hàng. Kế toán tiến hành phân bổ cho từng mặt hàng theo chỉ tiêu. Chi phí QLKD phân bổ cho từng mặt hàng = Tổng chi phí QLKD phát sinh trong kỳ × Doanh thu của mặt hàng X Tổng doanh thu bán hàng
KẾT LUẬN
Việc hoàn thiện quá trình hạch toán nghiệp vụ kế toán là rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Muốn vậy, phải hạch toán chi phí một cách chính xác, tính giá thành hợp lý. Từ đó mới xác định đúng đắn về khả năng hiện có của chính doanh nghiệp.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Duy Trang đã phát huy được rất nhiều lợi thế của bản thân. Công tác kế toán của công ty phần nào đáp ứng được những yêu cầu quản lý trong điều kiện mới. Bộ phận kế toán đã nhanh chóng áp dụng được những chế độ mới và vận dụng một cách linh hoạt, hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho công ty.
Là một sinh viên thực tập, giữa kiến thức đã học và thực tiễn còn có một khoảng cách nhưng em xin được manh dạn đưa ra một số ý kiến của mình với nguyện vọng hoàn thiện hơn nữa công tác kế tại công ty.
Mặc dù đã rất cố gắng, song trình độ và nhận thức còn hạn chế nên trong luận văn này không thể tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất định vì vậy em kính mong được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô trong bộ môn kế toán của trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, cũng như các cô chú và anh chị trong Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Duy Trang để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn ThS. Hà Tường Vy và các anh, chị phòng tài chính - kế toán của công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Duy Trang đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
SƠ ĐỒ 01