Ví dụ: Nghiệp vụ phát sinh ngày 15/11/2012, công ty bán cho nhà hàng Cheng 50 bình nước tinh khiết tổng giá thanh toán là 3.575.000 đ, thuế GTGT 10%, khách hàng chưa thanh toán. Công ty chấp nhận chiết khấu 3% trên tổng doanh thu bán hàng chưa thuế, trừ vào nợ phải thu.
Trị giá bán chưa có thuế là: (3.575.000:110)×100= 3.250.000 đ Số chiết khấu thương mại là: 3.250.000 ×3%= 97.500 đ
Kế toán hạch toán:
Nợ TK 521(1): 97.500 đ Nợ TK 333(1): 9.750 đ
Có TK 131: 107.250 đ
Cuối kỳ kết chuyển số chiết khấu thương mại đã chấp nhận cho người mua phát sinh trong kỳ sang TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Kế toán hạch toán: Nợ TK 511: 97.500 đ Có TK 521(1): 97.500 đ b.Kế toán hàng bán bị trả lại: - TK sử dụng: TK 521(2) - Hàng bán bị trả lại. - Phương pháp kế toán:
Ví dụ: Nghiệp vụ phát sinh ngày 11/11/2012, công ty xây dựng Anh Đức trả lại 3 cây nước kém phẩm chất, công ty đã kiểm nhận, nhập kho và thanh toán cho công ty xây dựng Anh Đức bằng tiền mặt, tổng giá thanh toán ( cả thuế GTGT 10%) là 18.150.000 đ, giá vốn của hàng là 14.400.000 đ. Kế toán hạch toán:
- Phản ánh doanh thu hàng bán bị trả lại: Nợ TK 521(2): 16.500.000 đ Nợ TK 333(1): 1.650.000 đ
Có TK 112(1): 18.150.000 đ
- Phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại: Nợ TK 156: 14.400.000đ
Có TK 632: 14.400.000đ
- Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ doanh thu của hàng bán bị trả lại phát sinh trong kỳ vào TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ để xác định doanh thu thuần. Kế toán hạch toán:
Có TK 521(2): 16.500.000 đ
c. Kế toán giảm giá hàng bán: