Môi trường chơi đùa cần cho bé

Một phần của tài liệu Tài liệu Nuôi dạy con trong năm đầu (Trang 32 - 33)

Chơi đùa là biện pháp học tập của trẻ nhỏ, là “sách giáo khoa” để chúng thăm dò thế giới xung quanh. Trẻ nhỏ rất hiếu động, thích bắt chước, 2-3 tháng tuổi đã nằm một mình trên giường hoa chân múa tay chơi đùa một mình, đó là giai đoạn “vỡ lòng” chơi đùa của chúng. Khi được 5-6 tháng, chúng coi chơi đùa là bài học, nhìn thấy thứ gì là nắm lấy, nắm được là cắn, lắc lắc, đẩy đẩy, kéo không ngừng. Đến khi biết bò, biết đi dục vọng chơi đùa của trẻ lại càng mạnh, lúc thì ngồi, lúc thì nằm sấp, lúc bò đến chỗ này, khi lại bò đến chỗ kia, không ngừng chút nào. Cùng với sự tăng lên của tháng tuổi, của sự phát dục cơ năng vận động và trí tuệ, phạm vi chơi đùa của trẻ càng mở rộng, nội dung chơi đùa càng phong phú. Chính trong sự chơi đùa, trẻ được rèn luyện thân thể, tăng trưởng được trí thức, có được niềm vui vẻ hứng thú. Có thể nói, chơi đùa

đối với trẻ không chỉ là chơi đùa mà còn là một kiểu học tập, một kiểu làm việc. Có thể nói giơ tay, giơ chân như thế nào đối với bé cũng đều là những kiến thức phải tiếp thu. Do đó, làm cha mẹ cần chú trọng khai thác môi trường chơi đùa, cố gắng tạo điều kiện để trẻ được chơi đùa hết mình. Một là, cần có không gian chơi đùa, để cho trẻ có thể tự do “lăn lê bò toài” thoải mái. Hai là, chuẩn bị cho trẻ một ít đồ chơi lành mạnh, an toàn thích hợp để kích thích hứng thú chơi đùa của trẻ. Ba là, cần có nhiệt tình, chủ động tham dự của cha mẹ để hướng dẫn giúp đỡ phương thức chơi đùa của trẻ. Bốn là, cần có thời gian biểu hợp lý cho trẻ chơi, tránh phá vỡ những hoạt động bình thường như ăn ngủ của trẻ để bảo vệ hiệu quả chơi đùa, khiến cho tiềm lực của trẻ được khai thác và phát triển về mọi phương diện.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nuôi dạy con trong năm đầu (Trang 32 - 33)