Trong giai đoạn đầu tiên trẻ mới sinh ra, mẹ là người nó tiếp xúc sớm nhất và cũng là người dễ dàng để lại cho trẻ ấn tượng sâu sắc nhất. Trong y học gọi hiện tượng này là “tiếp nối”. “Tiếp nối” là mối quan hệ giao tiếp với con người lần đầu tiên của trẻ sơ sinh; là tình cảm nguyên thủy nhất của bé sau khi bé chào đời; là khởi điểm của sự hình thành mối giao tiếp với con người rộng rãi sau này. Đương nhiên, người mẹ đóng vai trò không thể thiếu trong “tiếp nối”. Kết quả nghiên cứu khoa học đã chứng tỏ, đối với trẻ sơ sinh, nguyện vọng đầu tiên của nó là được nhìn thấy mẹ, được mẹ tự tay bế một tí. Trẻ mới sinh thường rất nhạy cảm. Nếu mẹ quay mặt đến trước mặt nó, nó sẽ trực tiếp chú ý nhìn mặt mẹ. Khi đó rất cảm động và nói: “Tôi thực sự cảm thấy nó quen biết tôi”. Người mà trẻ mới sinh quan tâm nhất là người có quan hệ thân thiết với mẹ, tức là người cha. Người cha cần phải chủ động nhìn nó luôn, nói chuyện với nó, chơi đùa với nó, khiến cho khuôn mặt và tiếng nói của người cha để lại trong trẻ ấn tượng sâu sắc. Vô luận trẻ đẻ non, mẹ phải mổ, hoặc trẻ phải chăm sóc đặc biệt trong tủ kính, da thịt, tiếng nói, ánh mắt của cha mẹ “tiếp nối” với nó gọi là “tiếp nối thân tình”.
Có thể nói, “tiếp nối thân tình” có sứ mệnh rất quan trọng, bởi vì nó là cơ sở quan trọng của mối quan hệ giao tiếp rộng rãi với con người sau này. Nếu tình cảm giữa cha mẹ và con có cơ sở tốt đẹp sẽ khiến cho con cảm thấy mọi nhu cầu của mình đều có thể nhận được từ cha mẹ, sẽ đặt cơ sở vững chắc cho sự hình thành tính cách tốt đẹp cho trẻ từ sau một tuổi trở đi.