Bé dưới 1 tuổi có cần giao lưu với các bạn không?

Một phần của tài liệu Tài liệu Nuôi dạy con trong năm đầu (Trang 27)

Trẻ nhỏ tuy chưa biết nói, nhưng cũng có dục vọng và nhu cầu chơi với bạn cùng lứa tuổi hoặc lớn hơn một chút. Từ khi trẻ “biết lạ” cho tới 7, 8 tháng tuổi, thấy người lạ tới gần, nhất là khi người lớn lạ đòi bế, thường sợ, có khi khóc toáng lên. Ngược lại, khi thấy đứa trẻ lạ khác (dù đứa trẻ lạ đó do người lạ bế) tới gần, nó không những không khóc mà lại có dấu hiệu “vồn vã” như nhoẻn cười hoặc sà tay về phía đứa trẻ lạ. Lúc đó, đứa trẻ lạ, thường cũng biểu hiện dấu hiệu tương tự để hưởng ứng. Điều đó chứng tỏ, trẻ nhỏ với trẻ nhỏ hầu như “ có duyên” với nhau. Chúng sẽ tìm được sự thỏa mãn, vui thích trong quá trình chơi với bạn. Một số các hoạt động về thần kinh, về trí nhớ, động tác chân tay, về tình cảm, sẽ được củng cố và phát triển (bạo dạn, nhận biết làm quen, vỗ tay, vẫy chào, vui thích, bắt chước…). Hơn nữa, những “kinh nghiệm” con trẻ tích lũy được trong khi chơi với bạn ở thời thơ ấu này sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến trình độ giao tiếp với bạn về sau.

Chơi với bạn, không những giúp cho trẻ luôn luôn có tình cảm vui vẻ, tích cực, mà còn là cơ hội tốt để trẻ tích lũy được kinh nghiệm, học tập được ở các bạn những cử chỉ, động tác của tuổi ấu thơ như reo vui, vỗ tay hoan hô, vẫy chào, cả những giọng hát ê a chưa thành lời… Tóm lại, có bạn chơi và chơi với bạn sẽ giúp ích cho trẻ nhỏ phát triển tốt đẹp về tâm hồn, tình cảm và trí tuệ, đặt cơ sở tốt đẹp cho sự giao tiếp của trẻ trong những bước tiếp theo và khi đã trưởng thành. Bởi vậy, các bậc cha mẹ và những người làm công tác nuôi dạy trẻ, không nên coi thường nhu cầu về tâm lý này của trẻ nhỏ; cần phải tạo điều kiện đẻ trẻ nhỏ được tiếp xúc với bạn cùng lứa tuổi với chúng. Từ đó, có thể thúc đẩy dần sự phát triển mối quan hệ giao tế có tính xã hội của trẻ.

Một phần của tài liệu Tài liệu Nuôi dạy con trong năm đầu (Trang 27)