Nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan trong bảo quản gừng (Trang 25)

Ở Việt Nam nghiên cứu sản xuất chitin chitosan và ứng dụng của chúng vào đời sống là vấn đề khá là mới mẻ ở nước ta.

Năm 1978-1980 Trường ĐH Thủy Sản Nha Trang dã công bố quy trình sản xuất chitosan của tác giả Đỗ Minh Phụng đã mở đầu bước ngoặt quan trọng trong nghiên cứu, tuy nhiên chưa có ứng dụng thực tế trong sản xuất.

Tác giả Đống Thị Anh Đào và Châu Trần Diễm Ái (Khoa Công Nghệ Hóa Học và Dầu Khí – Trường Đại Học Bách Khoa TP.HCM) đã nghiên cứu chế tạo một số màng bán thấm polysaccharide như CMC, chitosan dùng bao gói bảo quản nhãn trong môi trường có nồng độ CO2 cao hơn môi trường khí quyển. Kết quả là nhãn được bao gói bằng màng bán thấm vẫn giữ được giá trị thương phẩm sau 45 ngày bảo quản (kéo dài thời gian bảo quản nhãn lên gấp 3-9 lần so với điều kiện bảo quản không có bao bì.

Các nhà khoa học thuộc Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên đã nghiên cứu dùng màng mỏng chitosan để chế ra các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày như cốc, bát, đĩa thức ăn, giấy gói kẹo dùng một lần thì thấy sau khi sử dụng chỉ cần bỏ chúng vào thùng rác có nước là chúng tự phân hủy trong thời gian ngắn.

Tác giả Bùi Văn Miên và Nguyễn Anh Trinh (Khoa Công Nghệ Thực Phẩm trường Đại Học Nông Lâm) đã nghiên cứu dùng màng chitosan tạo màng bao gói thực phẩm. Màng chitosan có tính kháng khuẩn, tính giữ nước, dùng bao gói các laoij thực phẩm tươi sống giàu đạm như cá, thịt… Đồng thời, bổ sung phụ gia là các chất hóa dẻo ( Ethylen Glyco - EG, Polyethylen Glyco – PEG) để tăng tính dẻo dai và đàn hồi cho màng. Các tác giả đã ứng dụng màng này bao gói xúc xích thì thấy rằng ngoài việc giúp cho sản phẩm xúc xích có hình dáng đẹp, lớp màng chitosan cón có tác dụng không làm mất màu và mùi đặc trưng của xúc xích.

Các tác giả này cũng đã nghiên cứu dùng vỏ bọc chitosan bảo quản các loại thủy sản tươi và khô. Bảo quản cá tươi bằng chitosan hạn chế được hiện tượng mất

nước và tổn thất chất dinh dưỡng của cá khi cấp đông và sau khi rã đông. Đối với thủy sản khô như cá khô, cá mực… thì tiến hành pha dung dịch chitosan 2% trong dung dịch acid acetic 1,5%. Sau đó, nhúng cá khô và mực khô vào dung dịch được pha, làm khô bằng cách sấy ở nhiệt độ 300C có quạt gió. Sản phẩm thu được tối đa có thể bảo quản tốt ở nhiệt độ bình thường.

Tác giả Châu Văn Minh, Phạm Hữu Điển, Đặng Lan Hương, Trịnh Dức Hưng, Hoàng Thanh Hương đã nghiên cứu dùng màng chitosan để bảo quản hoa quả tươi thì thấy dùng màng chitosan thì thời gian bảo quản hoa quả tươi kéo dài hơn so với hoa quả chỉ được bảo quản lạnh. Kiểm tra số lượng vi sinh vật thì thấy hoa quả được bảo quản bằng màng chitosan có khả năng kháng khuẩn rất tốt.

Hiện nay các cơ sở khoa học đang nghiên cứu sản xuất chitosan như: ĐH Thủy Sản Nha Trang, ĐH Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu polymer-Viện Khoa Học Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh và Trung Tâm công nghệ - sinh học thủy sản, Viện nghiên cứu môi trường 2… Trong đó các kết quả công bố của các nha khoa học thuộc trường ĐH Thủy Sản Nha Trang đã đi sâu nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất ở bước cao hơn theo hướng giảm thiểu sử dung hóa chất trong khâu xử lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng màng chitosan trong bảo quản gừng (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w