Thức ăn, cách cho ăn và chăm sóc gà mái sinh sản

Một phần của tài liệu giáo trình kỹ thuật chăn nuôi gà sinh sản (Trang 35)

II. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ SINH SẢN 2.1 Kỹ thuật nuôi gà sinh sản giống thịt

2.1.6. Thức ăn, cách cho ăn và chăm sóc gà mái sinh sản

2.1.6.1. Nhu cầu dinh dưỡng cho gà sinh sản hướng thịt

Với gà trống: Khi nuôi tách riêng (giai đoạn sinh trưởng) dùng công thức ăn như gà mái.

Khi ghép với gà mái, dùng công thức ăn gà trống riêng, vì gà trống không cần nhiều protein và canxi để sản xuất trứng như gà mái.

Yêu cầu dinh dưỡng cho gà trống: NLTĐ: 2800 kcal/kg, protein thô: 13 – 14%, mỡ thô: 3,0%; canxi: 0,9 – 1,0%; P hấp thu: 0,50 – 0,60%; lyzin 0,6%; metionin: 0,3%.

2.1.6.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng gà mái sinh sản giống thịt

™ Giai đoạn hậu bị

Gà thịt thương phẩm lớn nhanh hơn và nặng cân hơn sau mỗi thế hệ nhờ kết quả của những cố gắng trong nghiên cứu di truyền. Cũng những tính trạng nói trên được thể hiện ở gà bố mẹ giống thịt, bởi vậy nếu không chú ý, gà bố mẹ giống thịt có thể quá to và quá béo, kết quả là sức sản xuất trứng sẽ bị giảm. Phương thức chăm sóc và nuôi dưỡng gà bố mẹ giống thịt như thế nào để đạt được mức trứng giống và gà con 1 ngày tuổi cao nhất là mục tiêu của người chăn nuôi.

Nếu không hạn chế thức ăn, cơ thể gà mái thành thục bị lèn chặt bởi cơ và mỡ, không có chỗ cho cơ quan sinh sản phát triển. Mặt khác, cho ăn hạn chế thức ăn quá mức thì stress kết hợp với thiếu dinh dưỡng sẽ dẫn đến gà đẻ ít trứng hơn, trứng nhỏ hơn và như vậy gà con ấp nở ra sẽ nhỏ và kém chất lượng. Nghệ thuật áp dụng phương pháp cho ăn hạn chế mà không gây stress cho gà, đồng thời đảm bảo dinh dưỡng để gà

36

mái sinh trưởng đúng yêu cầu và có sức sản xuất tốt là vấn đề mà mọi người nuôi gà bố mẹ giống thịt phải nắm chắc.

Vì gà mái bố mẹ lớn rất nhanh do cấu trúc di truyền của nó, chúng ta phải hạn chế thức ăn từ rất sớm với mục đích tạo ra con gà mái hậu bị khung nhỏ, chắc, hoạt bát, mạnh mẽ và khỏe. Một con gà hậu bị như vậy, trong cơ thể có đủ điều kiện để phát triển cơ quan sinh dục. Ở tuổi thành thục và quả trứng đẻ ra không quá lớn vào đầu chu kỳ đẻ và cũng không quá nhỏ vào cuối chu kỳ đẻ. Số lượng trứng đẻ ra/ mái cao; tỷ lệ trứng giống và tỷ lệ ấp nở cao.

Các phương pháp cho ăn hạn chế

* Hn chế s lượng thc ăn: Với phương pháp này, người ta khống chế chặt số lượng thức ăn hàng ngày, còn chất lượng thức ăn vẫn giữ nguyên. Hàng tuần kiểm tra khối lượng cơ thể để quyết định lượng thức ăn thích hợp.

Phương pháp này có ưu điểm là tạo cho đàn gà đạt khối lượng chuẩn và độ đồng đều cao, tiết kiệm thức ăn. Nhược điểm gây stress cao đối với đàn gà. Vì vậy sẽ có tỷ lệ gà chết do “sốc” thức ăn. Gà sử dụng nhiều nước, nên làm tăng ẩm độ chuồng nuôi, tăng hàm lượng khí độc (nếu độ thông thoáng của chuồng nuôi không tốt) làm cho sức đề kháng của gà giảm, dẽ bị mắc bệnh.

* Hn chế v cht lượng thc ăn: Phương pháp này là vẫn cho gà ăn đầy đủ số lượng thức ăn theo khẩu phần ăn hàng ngày, nhưng giảm hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn. Tỷ lệ protein giảm khoảng 2 – 3%. Hàm lượng xơ tăng cao hơn so với qui định 2 – 5%. (>7 – 10%). Năng lượng trao đổi thấp 2600 – 2700 Kcal..

Phương pháp này có ưu điểm là đàn gà đạt khối lượng chuẩn, và tiết kiệm chi phí trong chăn nuôi. Nhược điểm là gà phát triển chậm, ngoại hình xấu, tỷ lệ mắc bệnh cao, phải thường xuyên thay đổi khẩu phần khi điều chỉnh khối lượng gà nên tốn rất nhiều công.

Hn chế thi gian tiếp xúc ca gà vi thc ăn:

Giảm thời gian gà tiếp xúc với thức ăn đến mức thấp nhất. Đàn gà vẫn được ăn thức ăn có chất lượng tốt. Có 3 phương pháp hạn chế:

Hạn chế hàng ngày: Tính tổng lượng thức ăn theo tiêu chuẩn, cho gà ăn 1 lần/ ngày Chế độ 1/1, ngày ăn ngày, ngày nhịn: Cho gà ăn một ngày và nghỉ một ngày. Lượng thức ăn 2 ngày cho ăn trong 1 ngày, hôm sau nhịn.

Chế độ ăn 5/2. Trong 1 tuần, cho ăn 5 ngày, 2 ngày cho nhịn. Lượng thức ăn của 7 ngày, chia đều cho 5 ngày ăn và 2 ngày cho nhịn ăn, chỉ cho uống nước.

Phương pháp này có ưu điểm là đàn gà đạt khối lượng chuẩn và độ đồng đều cao. Nhược điểm là gà bị chết do bị “sốc” thức ăn với tỷ lệ cao.

Hiện nay do tiến bộ di truyền áp dụng trong công tác giống, nên đã tạo ra các giống gà chuyên thịt có khả năng sinh trưởng rất cao, vì vậy kỹ thuật cho ăn hạn chế là hết sức quan trọng. Hầu hết các trại gà đều chọn giải pháp kết hợp giữa phương pháp

hạn chế về số lượng và thời gian tiếp xúc với thức ăn của gà. Việc áp dụng phương

pháp cho ăn hạn chế này phải được kết hợp chặt chẽ với việc điều chỉnh lượng thức ăn theo khối lượng thực tế của đàn gà.

Sau đây là chế độ ăn chi tiết. Chế độ ăn có thể thay đổi tùy theo điều kiện của trại, môi trường, thiết bị chăn nuôi, thức ăn và quản lý.

37

Giai đon 0 – 4 tun tui:

Để phát triển hệ khung xương đúng yêu cầu, phải hạn chế thức ăn khởi động hàm lượng đạm cao (18% protein và 2800 kcal/kg thức ăn), hạn chế tới mức 23g/gà/ngày. Điều này giúp giảm tốc độ sinh trưởng. Lúc 21 ngày tuổi, mức ăn hàng ngày tăng tới 36g. Với mức ăn hạn chế này, có thể đạt chỉ tiêu 400 – 410g khối lượng cơ thể gà mái vào 28 ngày tuổi.

Tuổi Chế độ ăn Loại thức ăn Ghi chú

0 đến 12 – 18 ngày 13 – 20 ngày 21 đến 28 ngày Ăn tự do 32g/gà/ngày 36g/gà/ngày TĂ khởi động gà TĂ gà giò giống TĂ gà giò giống

17-18%; protein 2800 kcal/kg 14,5-15% protein 2800 kcal/kg Khối lượng cơ thể 28 ngày tuổi đạt 400-410g

Giai đon 5 – 8 tun tui: Chế độ cho ăn lúc này chuyển từ cho ăn hạn chế hàng ngày sang cho ăn hạn chế ngày ăn ngày nhịn, mục đích là để gà được đồng đều hơn, Mức tăng khối lượng hàng tuần là 90 – 91g.

Tuổi Chế độ ăn Loại thức ăn Ghi chú

5 – 8 tuần 1 ngày ăn 1 ngày

nhịn TĂ gà giò giống Tăng khối lượng 90-91g/ tuần

Giai đon 9 – 12 tun tui: vào giai đoạn này chế độ ăn chuyển sang 5/2 (5 ngày ăn, 2 ngày nhịn vào thứ tư và chủ nhật). Mục tiêu của chuyển đổi chế độ ăn này là để giảm stress cho gà, nhưng chế độ ngày ăn, ngày nhịn không gây stress quá mức cho gà thì vẫn có thể áp dụng như vậy:

Tuổi Chế độ ăn Loại thức ăn Ghi chú

9 – 12 tuần 5/2 hoặc ngày ăn, ngày nhịn

TĂ gà giò giống Mức tăng khối lượng mỗi tuần là 91g

Giai đon 13 – 17 tun tui: Tiếp tục kiểm tra chặt chẽ khối lượng cơ thể của đàn gà, tránh cho gà tích lũy cơ và mỡ quá mức, gây cản trở đến sự phát triển của cơ quan sinh dục. Nếu gà mái hậu bị vượt quá mức khối lượng cơ thể chuẩn vào 13 tuần tuổi hoặc muộn hơn do chế độ ăn hạn chế không đạt yêu cầu, thì đừng tìm cách kéo khối lượng cơ thể trở lại mức tiêu chuẩn, vì như vậy stress sẽ quá mạnh và có hại. Thay vào đó từ khối lượng cơ thể thực tế vẽ một đường song song với đường chỉ tiêu khối lượng cơ thể chuẩn. Khối lượng cơ thể tăng hàng tuần tùy theo tuổi (xem chỉ tiêu khối lượng cơ thể chuẩn của hãng mà ta mua giống).

* Ghi nhớ: Cứ 50g khối lượng cơ thể vượt khối lượng chuẩn, ta giảm 5g

TĂ/gà/ngày nhưng lượng thức ăn không thấp hơn ở tuần trước đó. Cứ 50 g khối lượng cơ thể thấp hơn khối lượng chuẩn, tăng 5g TĂ/gà/ngày, nhưng không được cho ăn thấp hơn lượng thức ăn đã được ăn ở tuần trước đó.

Giai đon 18 – 23 tun tui: Trong giai đoạn này cho gà ăn thức ăn tiền gà đẻ có hàm lượng protein cao hơn (± 18% protein) với chế độ cho ăn hạn chế ngày ăn, ngày nhịn. Hooc môn sinh dục lúc này hoạt động mạnh, chuẩn bị vào đẻ. Cơ quan sinh sản sinh trưởng phát triển rất nhanh, vì vậy nên cho gà ăn đủ vào giai đoạn này.

38

Trong giai đoạn này, có quá nhiều thay đổi xảy ra trong cơ thể gà tới mức gà trở nên rất nhậy cảm. Vì vậy, không nên gây thêm stress không cần thiết cho gà vào giai đoạn này.

Cần bổ sung thêm sỏi 100 gà/ máng, 0,8- 1 kg sỏi/ máng, đường kính sỏi 5-7 mm, phải khử trùng trước khi cho gà ăn.

* Yêu cầu về nước uống

Tiêu chuẩn sử dụng máng uống (xem chương 6).

Ở giai đoạn hậu bị, gà sinh sản giống thịt nuôi theo chế độ hạn chế, do vậy gà luôn ở trong trạng thái đói và thèm ăn, nên nhu cầu nước của gà tăng rất nhiều so với tiêu chuẩn, vì vậy làm cho diều gà căng to, có thể gây thói quen sử dụng nhiều thức ăn. Mặt khác ki gà hậu bị uống nhiều nước, sẽ làm phân bị loãng, ẩm độ chuồng nuôi và hàm lượng khí độc tăng cao, ảnh hưởng đến sức khoẻ của đàn gà. Chính vì vậy cần phải cho gà hậu bị uống nước theo đúng tiêu chuẩn (dựa vào lượng thức ăn và nhiệt độ môi trường để tính lượng nước sử dụng).

™ . Giai đoạn sinh sản

+ T 24 tun tui ti khi gà đạt đỉnh cao

Để gà sinh sản đạt năng suất và tỷ lệ trứng giống cao, cần cung cấp dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu. Nhu cầu dinh dưỡng của các giống gà khác nhau do có sự khác nhau về năng suất trứng. Vì vậy khi nuôi gà sinh sản giống thịt cần dựa vào hướng dẫn và các chỉ tiêu của giống gà cụ thể. Trong thực tế sản xuất, rất khó xác định chính xác nhu cầu năng lượng cho gà đẻ. Dựa vào công thức để tính thì nhu cầu năng lượng trao đổi của một gà mái đẻ giống thịt dao động từ 460 – 480 Kcal, trung bình khoảng 470 Kcal. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất các nhu cầu dinh dưỡng này vẫn có thể thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện của từng cơ sở sản xuất. Vì vậy người kỹ thuật phải vận dụng và điều chỉnh một cách linh hoạt và có hiệu quả trong từng trường hợp cụ thể. Khi chuyển từ thức ăn gà hậu bị sang thức ăn gà đẻ, cần chuyển từ từ, để gà kịp làm quen.

Căn cứ vào độ đồng đều của đàn gà ở tuần 20 và mức tăng tỷ lệ đẻ hàng ngày để quyết định khẩu phần ăn cho đàn gà.

Tỷ lệ đẻ của đàn gà tăng nhanh hay chậm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Lượng thức ăn thích hợp tuỳ thuộc vào mức độ tăng tỷ lệ đẻ của đàn gà. Có nhiều biện pháp để xác định và điều chỉnh lượng thức ăn cho gà.

+ Phương pháp 1: Dựa vào mức tăng tỷ lệ đẻ.

Căn cứ để quyết định lượng thức ăn tăng thêm hàng ngày là dựa vào mức tăng tỷ lệ đẻ của đàn gà được tính từ khi gà đẻ quả trứng đầu đến khi toàn đàn đạt tỷ lệ đẻ 5 %.

Nếu tỷ lệ đẻ tăng hàng ngày > 3% thì nên cho gà ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 35 %; Tỷ lệ đẻ tăng hàng ngày > 2 - 3 %, cho gà ăn lượng thức ăn cao nhất lúc đạt tỷ lệ đẻ 45 %; Tỷ lệ đẻ tăng >1 – 2% thì cho gà ăn lượng thức ăn cao nhất khi đạt tỷ lệ đẻ đạt 55 %. Nếu tỷ lệ đẻ tăng hàng ngày <1 %, thì cho gà ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 65 – 75 %.

Ví dụ: Nếu nhu cầu ME / ngày cao nhất của một gà mái là 465 Kcal. Mức tăng tỷ lệ đẻ hàng ngày của đàn là 3%. Gà sử dụng loại thức ăn cho gà đẻ của công ty Jafa,

39

có ME là 2750 Kcal. Khi gà đẻ 5 % ta đang cho ăn 135g/ con/ ngày, thì lượng thức ăn tăng thêm hàng ngày được tính như sau:

Lượng thức ăn cao nhất gà được ăn sẽ là: 465 Kcal : 2,75 = 169 g/ con [(169 g – 135 g) : (45 % - 5 %)] x 3 = 2,55 g.

Như vậy sau ngày đạt tỷ lệ đẻ 5 %, ta tăng 2,55g/con/ ngày, thì sẽ đạt lượng thức ăn cao nhất (169g) khi gà đạt tỷ lệ đẻ 45 %.

Phương pháp 2: Tăng lượng thức ăn/ ngày.

Tăng bình quân thức ăn hàng ngày 3g/gà từ khi cho ăn 120g cho tới đạt 150g. Giữ 150 g/gà/ngày đến khi đạt tỷ lệ đẻ là 60 %. Sau đó cứ đẻ thêm 2 % thì tăng 1g/gà/ngày.

Sau 5 ngày liên tục không tăng tỷ lệ đẻ, cho gà ăn thêm 4g/gà/ngày nếu thấy đẻ tăng lên thì giữ nguyên và tăng theo tỷ lệ trên. Nếu thấy không có hiệu quả thì tăng thêm 4g/gà/ngày (lần thứ 2). Nếu thấy không tăng tỷ lệ đẻ trong 5 ngày ta rút lại khối lượng thức ăn ban đầu trước khi tăng thêm và nên kiểm tra các ảnh hưởng khác như nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi, chất lượng nước uống, bệnh tật, stress…

Trong giai đoạn này không được giảm khối lượng thức ăn theo tiêu chuẩn đến tận khi gà đẻ đạt tỷ lệ cao nhất và thời gian gà đẻ giữ ở tỷ lệ cao.

Phương pháp 3: Dựa vào độ đồng đều của đàn gà tại 20 tuần tuổi.

Nếu hệ số biến dị của đàn gà < 8 %, lượng thức ăn tăng 15 – 20 % sau khi gà đẻ đạt 5 %. Sau khi đạt tỷ lệ 20 % tăng tiếp 5 % và tăng tiếp 5 % khi đạt tỷ lệ đẻ 35 % và cho ăn lượng thức ăn tối đa khi đàn gà đạt tỷ lệ > 50 %. Nếu hệ số biến dị của đàn gà > 12%, thì lượng thức ăn được tăng như sau: khi tỷ lệ đẻ đạt >15 %, lượng thức ăn tăng thêm 15 – 20 %. Sau khi tỷ lệ đẻ đạt > 35 %, tăng thêm 5 % và cho ăn lượng thức ăn tối đa khi tỷ lệ đẻ đạt >50 %.

+ Sau khi đạt t lđẻ đỉnh cao đến lúc loi thi.

Sau khi gà đẻ tăng đều đặn một số tuần, có thể đến thời điểm gà không đẻ tăng nữa. Nếu tình hình này kéo dài 7 – 10 ngày ta phải giảm thức ăn để tránh gà tích lũy mỡ gây béo. Gim 1g TĂ/gà cho 2 % gim t l đẻ nhưng trong 1 tun không được gim quá 2 ln.

Hàng ngày cung cấp thêm khoảng 5g hạt ngũ cốc (thóc)/gà, xuống đệm lót để kích thích gà vận động, đảo bới đệm lót (tiết kiệm lao động) và tạo điều kiện thuận lợi cho phối tinh. Giảm khối lượng thức ăn cho đến cuối thời kỳ đẻ, nhưng tổng khối lượng giảm không quá 10% lượng thức ăn cao nhất đã cho ăn.

Ghi nhớ: Nếu nhit độ chung nuôi cao hơn 20oC, c tăng 1oC thì gim 3,8 Kcal ME/ gà; Gim 1oC phi tăng 5,8 Kcal/ gà.

* Yêu cu v nước ung:

Nước uống đối với gà đẻ rất quan trọng. Nước uống cho gà mái đẻ càng mát càng tốt, không cho gà mái đẻ uống nước có nhiệt độ > 30oC. Tuyệt đối không được để gà đẻ thiếu nước (vì thành phần của trứng nước chiếm 70%). Đối với gà đẻ, ngoài các nhu cầu chung như các loại gà khác, nhu cầu nước còn phụ thuộc vào tỷ lệ đẻ. Tỷ lệ đẻ 0% thì nhu cầu nước là 140 g/ gà

40 Tỷ lệ đẻ 50%, thì nhu cầu nước là 204 g/ gà Tỷ lệ đẻ 70% thì nhu cầu nước là 231 g/ gà..

Một phần của tài liệu giáo trình kỹ thuật chăn nuôi gà sinh sản (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)