Công tác quản lý đàn gà (chung cho cả trống, mái)

Một phần của tài liệu giáo trình kỹ thuật chăn nuôi gà sinh sản (Trang 30)

II. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ SINH SẢN 2.1 Kỹ thuật nuôi gà sinh sản giống thịt

2.1.2.Công tác quản lý đàn gà (chung cho cả trống, mái)

2.1.2.1. Giai đoạn hậu bị

Chuồng trại, dụng cụ phải được vệ sinh, sát trùng kỹ trước khi đưa vào chuồng, ít nhất là 12 h. Nuôi tách riêng trống, mái. Mật độ nuôi nhốt với gà trống là 4,2 gà/m2; với gà mái là 7 gà/m2.

Nhiệt độ trong quây gà, dưới chụp sưởi là 32 0C (900F), nhiệt độ chuồng nuôi là 24 0C (750F), giảm dần nhiệt độ đến 28 ngày tuổi là 18 0C (650F). Thông thoáng 7,5 m3/h/kg khối lượng sống; vào mùa nóng yêu cầu 11 m3/h/kg khối lượng cơ thể. Để đảm bảo yêu cầu này, tốc độ gió trong chuồng nuôi phải đạt 0,3 – 0,5 m/ giây.

Trong những ngày đầu, đưa thêm khay ăn, máng uống cho gà, tránh sử dụng nước lạnh cho gà con. Đệm lót cho gà nên dùng phoi bào mềm, sạch, trải dầy ngay 10 – 15 cm và thường xuyên giữ khô, tơi.

Bố trí máng ăn xen kẽ với máng uống trong chuồng nuôi cho phù hợp với đặc điểm của gà. Cần lưu ý một nguyên tắc là “đi không quá 3 m phi gp mt máng ung

31

Sử dụng đúng chủng loại vắc-xin, đúng thời gian, đúng phương pháp, đúng trình tự. Ghi chép đầy đủ các chi tiêu như thức ăn, số gà chết và những điều cần thiết khác như tiêm chủng vắc-xin, bệnh tật, những điều không bình thường…

Hàng tuần cân mẫu 5 % số gà một cách ngẫu nhiên (nhưng tối thiểu không dưới 50 gà) kiểm tra khối lượng từ lúc gà 7 ngày tuổi để quyết định lượng thức ăn cho ăn. Từ ngày 14 tiến hành cân cá thể từng con (tối thiểu 80 – 100 gà cho mỗi nhóm). Tách riêng những gà nhỏ từ ngày thứ 14, tăng thêm lượng thức ăn cho lô này. Thường xuyên kiểm tra cân, dụng cụ cân thức ăn hàng ngày và cân kiểm tra khối lượng gà hàng tuần. Thực hiện nghiêm ngặt chế độ chiếu sáng cả về thời gian và cường độ.

Đến 56 ngày tuổi, chọn lọc lại đàn trống, chỉ giữ lại 12 % so với số gà mái, loại bỏ những con quá nhỏ và quá béo. Đến 161 ngày tuổi số trống giữ lại theo tỷ lệ sau: + Trống, mái ăn máng riêng nuôi trên nền đệm lót: 8 trống/ 100 mái. + Trống, mái ăn máng riêng nuôi trên 2/3 sàn gỗ: 10 trống/ 100 mái.

Lưu ý: Để giảm những ảnh hưởng xấu và stress cho đàn gà, khi phân phối thức ăn vào các máng thì trong vòng 4 phút tất cả các máng đều phải có thức ăn. Điều này phải được thực hiện nghiêm túc với cả nơi chưa dùng dây chuyền máng ăn tự động.

Đến 119 – 140 ngày tuổi gà phải được tẩy giun – sán một cách kỹ lưỡng, đúng quy trình.

Để chăm sóc và theo dõi đạt kết quả tốt, mỗi đàn gà chỉ nên nhốt ≤ 1000 con. Vận chuyển gà hậu bị: Việc chuyển gà từ chuồng hậu bị lên chuồng đẻ là khâu rất quan trọng, vì nó gây ra cho đàn một stress, do thay đổi môi trường sống. Thời gian chuyển tốt nhất là từ tuần 17 - tuần 21, không nên chuyển muộn hơn vì gà càng già càng khó làm quen với môi trường mới. Khi chuyển gà, phải lựa chọn thời gian thích hợp, lúc thời tiết mát mẻ, trước khi chuyển không được cho gà ăn. Chuyển gà là dịp thuận lợi nhất để lựa chọn gà giống một lần nữa, vì vậy cần tuyển chọn nghiêm ngặt theo đúng tiêu chuẩn. Không được chuyển khi gà đang bị bệnh. Khi bắt gà phải dùng quây, số lượng gà/ lồng theo đúng qui định (10 – 13 gà/ m2 lồng). Lồng vận chuyển phải có nắp đậy.

Hạn chế khách tham quan, nếu không thể, phải thực hiện tốt việc vệ sinh sát trùng, thay quần áo, dày, dép trước khi vào trại và ghi lại vào sổ sách.

2.1.2.2. Giai đoạn sinh sản

Cung cấp đủ mật độ máng uống theo quy định. Không được để gà bị khát nước, vì thiếu nước sẽ làm giảm tỷ lệ đẻ và giảm khối lượng trứng.

Đệm lót luôn khô, tơi, độ dày tốt nhất là 20 – 30 cm ngay ở tuần 20, khi chuyển vào nuôi gà sinh sản. Nên tách 2 giai đoạn, nuôi ở 2 khu chuồng riêng biệt sẽ tiện lợi hơn về chăm sóc và tốt hơn về sức khỏe cho gà.

Tổ đẻ được đưa vào chuồng nuôi trước tuổi đẻ đầu dự kiến khoảng 2 tuần để gà mái làm quen, thường xuyên bổ sung đệm lót mới và vệ sinh sạch sẽ để hạn chế gà đẻ xuống nền, nâng cao chất lượng trứng ấp. Cách bố trí trình tự xen kẽ giữa các máng ăn – máng uống sao cho kích thích gà mái sử dụng tổ đẻ cao nhất.

Nhiệt độ thích hợp với gà đẻ là 20 oC, nhiệt độ 0 oC – 5 oC và từ >30 oC là vùng nhiệt độ nguy hiểm đối với gà mái đẻ.

32

Chuồng gà đẻ rất nhanh bị ướt do ẩm độ không khí cao, vì vậy vấn đề thông thoáng cần phải được quan tâm đúng mức. Một gà mái nặng 2 kg, có tỷ lệ đẻ 65 %, mỗi ngày thở ra ngoài 100 g nước. Do vậy chuồng gà đẻ phải có hệ thống thông khí tốt. Mặt khác, nếu ẩm độ quá thấp, sẽ làm cho chuồng nuôi bị bụi, da khô, gây bệnh ngứa, dẫn đến gà mỏ nhau và ăn lông. Mật độ nuôi nhốt: 4 gà/m2.

Tính toán sao cho gà đẻ trứng đầu vào thời gian 154 – 161 ngày, đến 29 – 30 tuần, gà đạt tỷ lệ đẻ cao nhất. Thường xuyên kiểm tra, loại thải những gà mái đẻ kém, gà mái không đẻ. Căn cứ vào tỷ lệ đẻ, khối lượng trứng hàng tuần để điều chỉnh khối lượng thức ăn cho thích hợp. Ghi chép tất cả số liệu vào sổ sách theo biểu mẫu và vẽ nối tiếp đồ thị trên biểu bảng hàng tuần.

Một phần của tài liệu giáo trình kỹ thuật chăn nuôi gà sinh sản (Trang 30)