Chế độ chiếu sáng

Một phần của tài liệu giáo trình kỹ thuật chăn nuôi gà sinh sản (Trang 32)

II. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ SINH SẢN 2.1 Kỹ thuật nuôi gà sinh sản giống thịt

2.1.3.Chế độ chiếu sáng

Chế độ chiếu sáng cùng với chế độ ăn sẽ kích thích hay kìm hãm sự phát dục của gà trống và gà mái, kết quả là gà phát dục (đẻ - phối tinh) sớm hơn, đúng hay muộn hơn quy định.

Điều cần ghi nhớ để áp dụng chế độ chiếu sáng cho gà sinh sản là:

Không bao giờ tăng thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng trong giai đoạn hậu bị. Không bao giờ giảm thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng trong giai đoạn đẻ trứng.

Với chuồng nuôi là chuồng hở - thông thoáng tự nhiên, việc khống chế thời gian chiếu sáng của ánh sáng tự nhiên thực tế là rất khó. Ở giai đoạn gà đẻ, thời gian chiếu sáng nâng dần lên từ 14 giờ đến 16 – 17 giờ/ ngày là điều áp dụng dễ (vì tăng dần thời gian chiếu sáng). Nhưng ở giai đoạn hậu bị, chúng ta phải chọn thời gian trong năm đưa gà vào nuôi hợp lý, sao cho trong suốt giai đoạn hậu bị, thời gian chiếu sáng tự nhiên trong ngày không tăng. Ví dụ: Ở miền Bắc nước ta từ tháng 11 thời gian chiếu sáng tự nhiên là 11giờ 30', đến tháng 12 – tháng 1 và nửa tháng 2 thì thời gian chiếu sáng tự nhiên là 11 giờ 30' – 11 giờ, như vậy là phù hợp với yêu cầu. Nếu ta bắt đầu nuôi gà vào tháng 2 hay tháng 3 là bất lợi vì lúc này thời gian chiếu sáng tự nhiên trong ngày sẽ tăng dần.

Đối với chuồng thông thoáng tự nhiên, nguyên tắc chiếu sáng như sau:

+ Đối vi gà trái "trái v"

1. Cố gắng hết mức để giảm độ dài chiếu sáng và sử dụng rèm đen. 2. Kích thích ánh sáng muộn để tránh gà đẻ trứng nhỏ do thành thục sớm.

+ Đối vi đàn gà "đúng v": Những đàn gà này sẽ sinh trưởng trong điều kiện ánh sáng trong ngày giảm dần. Nếu điều kiện này xảy ra sau 11 – 12 tuần tuổi gà sẽ bị lỳ với sự kích thích ánh sáng, dẫn tới gà thành thục muộn. Do vậy, sau 11 tuần tuổi, cần chiếu sáng nhân tạo bổ sung, như vậy mức độ chiếu sáng sẽ không đổi từ 11 tuần tới 18, 19, 20, hoặc thậm chí 21 tuần tuổi tùy theo thể lực của đàn gà, sau đó bắt đầu kích thích bằng ánh sáng để gà phát dục.

Lưu ý: Nếu vì lý do gì đó phải nuôi gà sinh sản "trái vụ", chuồng nuôi hở chịu chi phối ánh sáng tự nhiên, ta điều khiển chế độ chiếu sáng giai đoạn hậu bị như sau: xác định thời gian chiếu sáng tự nhiên ở tuần thứ 19, sau đó kẻ một đường thẳng song song ngược lại giai đoạn hậu bị. Ở suốt giai đoạn này thời gian chiếu sáng tự nhiên +

33

nhân tạo được duy trì đến tuần 19 đều như nhau. Như vậy ta vẫn đảm bảo được quy tắc "không tăng thời gian chiếu sáng trong giai đoạn hậu bị".

Bảng 8.6. Chế độ chiếu sáng cho đàn gà sinh sản giống thịt

(Nguồn: LHGC Việt Nam – 1995)

Tuần Giờ chiếu sáng/ngày (giờ) 1 – 2 3 4 5 6 7 8 9 – 30 31 – 32 33 – 34 35 – 36 37 – 38 39 – 40 41 – 42 43 – 44 Sau 44 tuần 23 – 24 20,00 18,00 16,00 14,00 12,00 ánh sáng tự nhiên 12,00 ánh sáng tự nhiên 14,00 14,30 15,00 15,30 16,00 16,30 17,00 17,30 18,00

Cường độ chiếu sáng: Chỉ cần cung cấp đủ, không nên dùng quá cao vì lý do tiết kiệm điện năng và hạn chế sự mổ, cắn lẫn nhau do bị kích thích cường độ quá lớn. Nên dùng cường độ từ 5 lux (giai đoạn hậu bị) tăng dần 10 lux, giai đoạn đẻ trứng: Tương đương 1W – 2W/m2 nền.

Một số nghiên cứu cho rằng màu sắc của ánh sáng có ảnh hưởng sức sản xuất của gà sinh sản như sau:

+ Màu xanh lá cây và màu xanh da trời tăng sự sinh trưởng.

+ Màu vàng làm giảm sản lượng trứng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn. + Màu đỏ da cam làm nâng cao sản lượng trứng

+ Đỏ làm chậm, đình trệ phát dục của gà trống.

Trong thực tế sản xuất, người ta sử dụng ánh sáng trắng (ánh sáng tự nhiên do bóng điện phát ra), chỉ sử dụng ánh sáng xanh khi tiến hành công việc ban đêm trong chuồng nuôi hoặc bảo vệ.

Một phần của tài liệu giáo trình kỹ thuật chăn nuôi gà sinh sản (Trang 32)