QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Cơ sở cảnh quan học cho việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh hà tĩnh (Trang 45)

8. Cấu trúc luận án

1.3. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP VÀ QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

1.3.1. Các quan điểm nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích hướng tiếp cận CQ học cho việc sử dụng hợp lý TNTN và BVMT, luận án đã sử dụng các quan điểm nghiên cứu đặc thù gồm: quan điểm hệ thống và tổng hợp, quan điểm không gian, quan điểm lịch sử và quan điểm phát triển bền vững.

- Quan điểm hệ thống và tổng hợp

Cơ sở của quan điểm này là các yếu tố tự nhiên trên một lãnh thổ luôn rất đa dạng và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, tạo thành hệ thống động lực hở, tự điều chỉnh và có trạng thái cân bằng động. Tác động của con người vào một hợp phần hay bộ phận tự nhiên có thể làm thay đổi hàng loạt yếu tố, mức độ ảnh hưởng nhiều khi vượt ra khỏi lãnh thổ nghiên cứu.

Quan điểm tổng hợp được vận dụng để nghiên cứu đồng bộ, toàn diện các yếu tố thành tạo CQ tỉnh Hà Tĩnh. Đó không chỉ là các nhân tố tự nhiên (địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật) mà còn quan tâm đến các hoạt động của con người cũng như các tai biến thiên nhiên trong lãnh thổ đó. Quan điểm này cho phép luận án nghiên cứu đầy đủ, khái quát các điều kiện của lãnh thổ. Mặt khác, khi đề xuất định hướng sử dụng hợp lý tự nhiên cũng cần xem xét tổng hợp các phương án lựa chọn để đưa ra kiến nghị phù hợp nhất.

Quan điểm hệ thống cho phép luận án không chỉ nghiên cứu tổng hợp các yếu tố thành tạo mà còn xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố đó và đặc trưng CQ của lãnh thổ. Quan điểm này còn cho phép nhìn nhận lãnh thổ Hà Tĩnh nằm trong tổng thể lớn hơn trong mối quan hệ biện chứng, đồng thời, cho biết từ các mối tương tác đó có sự thay đổi gì về lượng không khi hình thành tính chất mới dưới tác động của hoạt động KT-XH.

Quan điểm hệ thống trong nghiên cứu cho phép xác định được sự liên kết đặc tính và liên kết không gian của các sự vật, hiện tượng thông qua các mối quan hệ tương hỗ giữa các thành phần cấu trúc của hệ thống (cấu trúc đứng - ngang - thời gian) tạo nên sự phát triển và sự bảo lưu theo quy luật lượng đổi - chất đổi. Khi lượng đổi - chất đổi xảy ra, hệ thống có sự chuyển hóa, còn khi sự bảo lưu tồn tại, hệ thống đang tự điều chỉnh để ứng phó với tác động. Như vậy, tiếp cận hệ thống là định hướng nghiên cứu mối quan hệ cấu trúc của các CQ để xem xét diễn biến và dự báo hệ quả có thể xảy ra trong tác động giữa các thành phần cấu trúc của CQ. Như vậy, việc sử dụng phối hợp quan điểm hệ thống và toàn diện khi NCCQ tỉnh Hà Tĩnh giúp luận án đánh giá đầy đủ các nhân tố thành tạo CQ và mối quan hệ giữa các nhân tố đó cũng như mối quan hệ với các lãnh thổ lớn hơn. Đồng thời, khi xem xét định hướng sử dụng hợp lý TNTN và BVMT ở mỗi TVCQ cũng cần phải đặt trong mối liên hệ về sử dụng hợp lý TNTN và BVMT với các TVCQ khác.

- Quan điểm lịch sử

Mỗi thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên đều có quá trình phát sinh, phát triển và biến đổi không ngừng theo thời gian. Mỗi đơn vị CQ đều trải qua một thời gian hình thành và phát triển. Trong quá trình phát triển, các đặc trưng riêng có thể đã bị biến đổi, do vậy, các số liệu thống kê từng đối tượng đều gắn với một giai đoạn phát triển nhất định. Muốn xác định đúng nguồn gốc phát sinh, động lực phát triển, nguyên nhân biến

dụng quan điểm lịch sử. Sử dụng quan điểm này cho phép luận án đánh giá chính xác hiện trạng cũng như quá trình phát triển của CQ. Đây chính là cơ sở để đưa ra dự báo về xu hướng phát triển.

- Quan điểm phát triển bền vững

Nghiên cứu, ĐGCQ cho sử dụng hợp lý TNTN và BVMT đều phải đứng trên quan điểm phát triển bền vững. Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại nhưng không làm tổn hại đến các thế hệ tương lai cũng có được các nhu cầu đó. Phát triển bền vững của một quốc gia phải đảm bảo đồng thời 3 yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường. Trên quan điểm phát triển bền vững, luận án xác định trong quá trình khai thác TNTN phục vụ phát triển nông lâm nghiệp cần đặt mục tiêu phát triển bền vững và BVMT lên hàng đầu. Đây cũng là cơ sở quan trọng khi lựa chọn các phương án định hướng sử dụng lãnh thổ phù hợp để sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong nông lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh.

Trong các quan điểm nghiên cứu được sử dụng trong luận án, quan điểm hệ thống và tổng hợp là quan điểm chủ đạo. Trên cơ sở các quan điểm này, lãnh thổ Hà Tĩnh được nhìn nhận một cách khái quát, toàn diện trong mối quan hệ chặt chẽ với các hệ thống lớn hơn, trở thành cơ sở để đề xuất định hướng sử dụng hợp lý TNTN và BVMT.

1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

Sau khi xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, nghiên cứu sinh tiến hành thu thập các tài liệu khái quát về ĐKTN, TNTN, KT-XH của tỉnh để có cái nhìn khái quát nhất về lãnh thổ. Các dữ liệu sau khi thu thập được tiến hành phân tích, phân loại và sắp xếp theo nội dung đề cương đã vạch sẵn; sau đó kiểm tra tính đầy đủ và cập nhật của các nguồn tài liệu sao cho phù hợp với yêu cầu đặt ra.

Các tài liệu thu thập được bao gồm: các tài liệu lưu trữ, các số liệu khảo sát, phân tích thực địa và bản đồ chuyên đề các loại. Do được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nên cần chuẩn hóa các tài liệu và đồng bộ các bản đồ để xác định được các đặc trưng cơ bản nhất của lãnh thổ, đồng thời xác định được các tuyến thực địa đi qua các CQ tiêu biểu và thể hiện rõ sự phân hóa lãnh thổ.

- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa

Đây là phương pháp truyền thống của nghiên cứu địa lý tổng hợp. Trên cơ sở dữ liệu sơ bộ về vùng nghiên cứu, NCS đã vạch ra các tuyến và lựa chọn các điểm để

nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ theo chiều dọc và theo chiều ngang. Quá trình khảo sát được thực hiện thành 3 đợt theo 3 tuyến khảo sát:

+ Tuyến Nghi Xuân - Lộc Hà - Hà Tĩnh - Cẩm Xuyên - Kỳ Anh

+ Tuyến Nghi Xuân - TX Hồng Lĩnh - Đức Thọ - Vũ Quang – Hương Khê + Tuyến Cẩm Minh - Kỳ Thượng

Trong quá trình thực địa, cùng với việc kiểm tra tính chính xác và sự chỉnh hợp (về đặc điểm, sự phân bố) của các nhân tố thành tạo CQ (thổ nhưỡng, thực vật,...) và CQ, NCS còn tiến hành thu thập các thông tin của các cơ quan ban ngành, phỏng vấn người dân, cán bộ địa phương về tình hình sản xuất thực tế trước khi lựa chọn các đối tượng đánh giá. Sau khi có kết quả đánh giá, NCS tiếp tục khảo sát thực địa để kiểm tra kết quả đánh giá với thực tế, làm cơ sở tin cậy để định hướng sử dụng lãnh thổ.

- Các phương pháp nghiên cứu, ĐGCQ

+ Phương pháp phân tích liên hợp các thành phần: Mỗi một hợp phần trong CQ có quy luật phát triển riêng, song giữa chúng tồn tại các mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại lẫn nhau. Phương pháp này giúp xử lý, hệ thống hóa các dữ liệu, xác định được các mối quan hệ và chỉ tiêu phân hoá các đơn vị tự nhiên. Bản đồ CQ tỉnh Hà Tĩnh dựa trên cơ sở phân tích các bản đồ thành phần như: bản đồ địa mạo, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ thảm thực vật,... Những bản đồ thành phần được đưa về cùng tỉ lệ rồi phân tích liên hợp các yếu tố thành tạo CQ để xác định ranh giới các đơn vị CQ.

+ Phương pháp xây dựng lát cắt CQ: Nghiên cứu sinh đã tiến hành các đợt điều tra khảo sát theo các tuyến - thể hiện rõ nét sự phân hóa về địa hình, thổ nhưỡng, thảm thực vật. Bản chất của phương pháp là nghiên cứu cấu trúc đứng và cấu trúc ngang của CQ dựa trên các lát cắt CQ. Kết quả phân tích lát cắt là cơ sở để định hướng xây dựng quan hệ giữa các hợp phần CQ theo chiều thẳng đứng và theo chiều ngang.

+ Phương pháp phân tích nhân tố trội: Khi tích hợp các lớp hợp phần CQ, xác định các yếu tố có vai trò quan trọng nhất của hợp phần đối với CQ. Ví dụ, khí hậu có rất nhiều chỉ số về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, tốc độ gió, số ngày nắng,... nhưng lựa chọn tiêu chí để nghiên cứu đặc điểm và sự phân hóa SKH của khu vực chỉ xét tới 4 yếu tố chính: nhiệt độ trung bình năm, tổng lượng mưa năm, độ dài mùa lạnh, độ dài mùa khô.

+ Phương pháp xây dựng bản đồ CQ: Bản đồ CQ là cách thể hiện tốt nhất kết quả nghiên cứu tổng hợp các ĐKTN, TNTN theo đơn vị lãnh thổ, được xây dựng theo phương pháp phân tích liên hợp các yếu tố thành tạo CQ (bản đồ địa mạo, bản đồ thổ

+ Phương pháp phân vùng CQ: Việc phân vùng CQ trong luận án được tiến hành theo các phương pháp từ dưới lên, tức là nhóm các địa tổng thể nhỏ thành các vùng lãnh thổ tương đối đồng nhất có quy mô lớn hơn.

+ Phương pháp ĐGTN sinh thái các CQ: Luận án tiến hành đánh giá các CQ cho mục đích phát triển nông nghiệp (các nhóm, loại cây trồng) và lâm nghiệp (phân cấp xung yếu cho rừng phòng hộ đầu nguồn và xác định mức độ thuận lợi để phát triển rừng sản xuất). Để xác định mức độ thích hợp của các CQ cho các mục đích cụ thể cần dựa vào nhu cầu sinh thái của các nhóm, loại cây và tiêu chí xác định các loại rừng cũng như tiềm năng của các loại CQ. Điểm đánh giá của các CQ được xác định theo phương pháp trung bình nhân các điểm thành phần. Kết quả đánh giá chính là cơ sở để tiến hành định hướng CQ cho sử dụng hợp lý TNTN và BVMT.

- Phương pháp phỏng vấn

Trong luận án, nghiên cứu sinh đã lựa chọn phương pháp thu thập thông tin từ những nông dân có kinh nghiệm. Thông qua những nhà quản lý để xác định và tiến hành phỏng vấn những cá nhân làm giàu từ việc trồng chè, trồng cam,… để xác nhận lại hiệu quả KT-XH của các cây trồng mà luận án đã lựa chọn ĐGTN sinh thái. Việc sử dụng phương pháp này giúp tác giả tiết kiệm được thời gian, chi phí và nâng cao độ tin cậy của việc lựa chọn đối tượng đánh giá.

- Phương pháp bản đồ và hệ thông tin địa lý

+ Phương pháp bản đồ: là phương pháp đặc thù của địa lý và được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu. Bắt đầu từ việc nghiên cứu bản đồ để nắm bắt khái quát và nhanh chóng khu vực nghiên cứu, từ đó vạch ra các tuyến khảo sát đặc trưng của khu vực. Nghiên cứu bản đồ, thành lập bản đồ là việc bắt đầu cũng là việc kết thúc của quá trình nghiên cứu địa lý, thể hiện mọi kết quả nghiên cứu.

+ Phương pháp hệ thông tin địa lý (GIS): luận án sử dụng phương pháp hệ thông tin địa lý với sự hỗ trợ đắc lực của các phần mềm máy tính, nhất là phần mềm MapInfo 9.5. Phương pháp này thực hiện có hiệu quả việc cập nhật, phân tích và tổng hợp các thông tin về đối tượng nhằm tìm ra những đặc điểm, tính chất chung của đối tượng để tạo ra lớp thông tin mới, trình bày dữ liệu dưới dạng các bản đồ phục vụ việc nghiên cứu, đánh giá lãnh thổ.

1.3.3. Quy trình nghiên cứu

Sau khi tiến hành khảo sát thực địa và thu thập, xử lý các tài liệu liên quan, tác giả tiến hành các bước nghiên cứu theo sơ đồ 1.1.

Phân tích hiện trạng sử dụng TNTN và các vấn đề môi trường theo các TVCQ Đánh giá cảnh quan cho phát triển nông lâm nghiệp Phân tích kết quả đánh giá theo các TVCQ Đánh giá CQ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Mục tiêu KT- XH, môi trường Xu hướng tổ chức không gian Sinh vật Thổ nhưỡng Thủy văn Khí hậu Địa chất – Địa hình Vị trí địa lý Tai biến thiên nhiên Tính cấp thiết

Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

Quan điểm và phương pháp nghiên cứu

Hoạt động mở mang đô thị, KCN Hoạt động khai thác, sử dụng TNTN Hoạt động nhân sinh I. Các hợp phần thành tạo CQ Hợp phần tự nhiên

Định hướng không gian phát triển nông lâm nghiệp

và bảo vệ môi trường theo các TVCQ

- Xây dựng hệ thống phân loại

CQ và thành lập bản đồ phân loại

CQ tỉnh Hà Tĩnh (tỷ lệ

1/100.000).

- Đặc điểm và sự phân hóa CQ

tỉnh Hà Tĩnh

Phân vùng CQ tỉnh

Hà Tĩnh (tỷ

lệ 1/100.000)

Phân loại và phân vùng CQ II. Nghiên cứu đặc điểm và ĐGCQ

Một phần của tài liệu Cơ sở cảnh quan học cho việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh hà tĩnh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)