Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong phát triển

Một phần của tài liệu Cơ sở cảnh quan học cho việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh hà tĩnh (Trang 40)

8. Cấu trúc luận án

1.2.3.Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong phát triển

triển nông lâm nghiệp trên cơ sở nghiên cứu cảnh quan

a) Quan niệm về sử dụng hợp lý TNTN và BVMT

- TNTN: là một bộ phận cấu thành của môi trường tự nhiên. Hiểu theo nghĩa rộng, TNTN bao gồm tất cả các nguồn vật liệu, năng lượng, thông tin có trên Trái Đất và trong vũ trụ mà con người có thể sử dụng trong quá trình sản xuất để đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của xã hội [44]. Hay nói cách khác, TNTN chính là ĐKTN được con người khai thác để phục vụ cuộc sống của con người. TNTN rất đa dạng và có những tính chất vận động đặc thù, đồng thời có hai chức năng (chức năng nguồn lực và chức năng môi trường) và hai giá trị (giá trị môi trường, giá trị kinh tế) khác nhau. Do đó, tài nguyên có tính hai mặt: một mặt tài nguyên là nguồn lực trong phát triển KT-XH, do đó sự giàu có phong phú của tài nguyên là một yếu tố trong phát triển KT-XH; mặt khác, tài nguyên là một cấu phần trực tiếp hoặc gián tiếp tạo nên môi sinh, môi trường sống. Do tính hai mặt nên tài nguyên đưa đến cho môi trường một mâu thuẫn tiềm ẩn: mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và sự cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường [65].

- Môi trường: là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như địa lý, hóa

học, sinh học, kinh tế,… do đó có khá nhiều khái niệm môi trường được đưa ra. Theo Luật BVMT Việt Nam (2005): “1. Môi trường bao gồm yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. 2. Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác” [56]. Trong địa lý, cần phải xét đến khái niệm về môi trường địa lý. Theo X.V. Kalexnik đó “là bộ phận của không gian Trái Đất mà xã hội loài người ở một thời kì nhất định có mối tác động qua lại trực tiếp với nó, có nghĩa là môi trường địa lí có liên quan mật thiết nhất với đời sống và hoạt động sản xuất”. Theo ông, môi trường địa lí thực sự là điều kiện thường xuyên và cần thiết, là cơ sở vật chất của sự tồn tại xã hội loài người. Môi trường địa lí là môi trường trong đó loài người sống, lao động, xây dựng và phát triển xã hội. Con người rút ra từ môi trường địa lí những thứ cần thiết cho sinh hoạt và sản xuất. Loài người không thể tồn tại và phát triển thoát li môi trường địa lí [42].

toàn cầu có khoảng 15 triệu ha rừng bị mất đi, 12 triệu ha đất màu mỡ bị thoái hóa,… Sự khai thác quá mức và sử dụng lãng phí của con người là nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm chất lượng cũng như số lượng các nguồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Vì vậy, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và BVMT là yêu cầu cấp thiết của mọi quốc gia, mọi vùng lãnh thổ.

- Bản chất địa lý của quá trình sử dụng tài nguyên: Quá trình sử dụng TNTN là

quá trình con người khai thác các chất, các thuộc tính có ích của các vật thể trong tự nhiên, đồng thời để lại trong môi trường các chất thải và năng lượng thừa, một mặt có thể làm tài nguyên bị cạn kiệt, mặt khác lại làm cho môi trường bị ô nhiễm. Nói cách khác, đây chính là quá trình con người tham gia vào các chu trình vật chất, năng lượng trong tự nhiên, làm cho các chu trình này bị biến đổi phức tạp hơn, đồng thời lại tạo ra những bộ phận mới của chu trình này có nguồn gốc nhân tác. Do quy luật trao đổi vật chất và năng lượng trong lớp vỏ CQ, nên các tác động của con người lên tự nhiên có thể gây ra các phản ứng dây chuyền, làm cho các tác động gây hậu quả không mong muốn có thể mở rộng quy mô và trở nên khó kiểm soát hơn. Khi con người can thiệp vào tự nhiên đã làm thay đổi cấu trúc CQ (cấu trúc đứng - cấu trúc ngang) và thay đổi “quy trình vận động” của tự nhiên. Bởi vì: khi con người khai thác, sử dụng một loại tài nguyên ở một khu vực nhất định sẽ tác động đến các tài nguyên khác dẫn đến sự thay đổi trong cấu trúc của chính CQ đó và CQ ở các khu vực lân cận. Đồng thời, khai thác và sử dụng TNTN không hợp lý sẽ làm nảy sinh các vấn đề môi trường và tai biến thiên nhiên.

Như vậy, sử dụng hợp lý TNTN và BVMT chính là sử dụng hợp quy luật tự nhiên.

Tác giả Hà Huy Thành (2008) cho rằng: sử dụng hợp lý TNTN là hình thức sử dụng vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại vừa đảm bảo duy trì lâu dài nguồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai. Sử dụng bền vững TNTN cũng có nghĩa là đảm bảo cho chúng ta có một tương lai an toàn và đầy đủ [65].

TNTN không chỉ là một nguồn lực mà còn là một thành tố cơ bản của môi trường, đồng thời việc khai thác tài nguyên không chỉ trong quan hệ với phát triển kinh tế mà còn là quá trình tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến môi trường [65]. Chính vì thế, sử dụng hợp lý TNTN và BVMT là hai mục tiêu quan trọng và có mối quan hệ khăng khít

với nhau. Khi sử dụng hợp lý TNTN cũng chính là thực hiện nhiệm vụ BVMT và hai

b) Sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong phát triển nông lâm nghiệp

Nông lâm nghiệp trong xã hội hiện nay, cho dù ở các nước chậm phát triển, đang phát triển hay cả ở các nước phát triển, vẫn là trụ cột của việc đảm bảo sự tồn tại của xã hội, của chính những con người sống trong đó. Trên 99% nguồn lương thực, thực phẩm đảm bảo sinh tồn và phát triển của xã hội loài người vẫn phụ thuộc vào khả năng cung cấp của các hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái nông lâm nghiệp.

Tuy vậy, trong quá trình khai thác, sử dụng TNTN phục vụ phát triển nông lâm nghiệp luôn nảy sinh các vấn đề môi trường liên quan như: việc lạm dụng quá nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường đất, nước; việc canh tác không đi đôi với cải tạo làm đất bị thoái hóa, bạc màu; việc canh tác trên đất dốc gây nên tình trạng sạt lở đất,... Đồng thời, việc khai thác sử dụng không hợp lý tài nguyên trong phát triển lâm nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ví dụ: khi tài nguyên rừng bị khai thác quá mức khiến cho khả năng phòng hộ suy giảm, làm gia tăng hiện tượng lũ quét, nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất,... ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của người dân,...

c) Sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong nông lâm nghiệp theo các đơn vị CQ

CQ theo nghĩa chung là các địa hệ, các hệ sinh thái cho dù là địa hệ tự nhiên hay địa hệ nhân sinh, địa hệ văn hóa,… và như vậy, chức năng đảm bảo cung cấp một không gian sinh tồn, chức năng đảm bảo nguồn cung cấp tài nguyên cho đến chức năng chứa đựng, xử lý phế thải, tái chế tài nguyên không thoát ra ngoài khuôn khổ các CQ. Tuy nhiên, mỗi CQ có một phạm vi (không gian) nhất định, trong đó hàm chứa một lượng (khối lượng) tài nguyên nhất định và có đủ một tiềm năng xử lý, tái chế phế thải của toàn bộ tổng thể vật chất (vô cơ và hữu cơ như phong hóa đá gốc, phân hủy hữu cơ,…) trong khuôn khổ địa hệ đó. Do đó, sử dụng hợp lý TNTN và BVMT theo các đơn vị CQ trong luận án chính là việc bố trí không gian sản xuất nông lâm nghiệp trên các đơn vị CQ một cách hợp lý nhất để phát huy các thế mạnh về tài nguyên một

cách hiệu quả và ít làm tổn hại đến môi trường. Luận án tập trung vào vấn đề sử dụng

hợp lý tổng thể TNTN và BVMT cho phát triển nông lâm nghiệp nói chung chứ không chỉ đề cập đến một loại tài nguyên cụ thể. Hay nói cách khác, một đơn vị CQ được sử dụng hợp lí khi nó được sử dụng hợp quy luật tự nhiên, phát huy tối đa thế mạnh tự nhiên, đem lại hiệu quả kinh tế cao và hạn chế đến mức thấp nhất những tác động xấu đến môi trường.

1.2.4. Định hướng không gian sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong phát triển nông lâm nghiệp

Tổ chức không gian để sử dụng hợp lý TNTN và BVMT là một vấn đề rất được quan tâm trên thế giới. Xauskin (1981) cho rằng tổ chức không gian là sự sắp xếp, bố trí và phối hợp các đối tượng ảnh hưởng lẫn nhau, có quan hệ qua lại giữa các hệ thống sản xuất, hệ thống tự nhiên và hệ thống dân cư nhằm sử dụng một cách hợp lý các tiềm năng tự nhiên, lao động, vị trí KT-XH để đạt hiệu quả kinh tế cao và nâng cao mức sống dân cư của lãnh thổ đó. René Tissen - Frank Lekanne Deprez (2008) cho rằng: tổ chức không gian liên quan đến việc thiết kế và quản lý “sắp xếp không gian”, nghĩa là sự pha trộn có mục đích của không gian “vật lý” và “tinh thần” như là một phần của việc định hình và tổ chức CQ [137]. Điểm chung của các công trình nghiên cứu về tổ chức không gian đều khẳng định việc thiết kế, tổ chức không gian là công cụ để sử dụng hiệu quả lãnh thổ [118, 120].

- Cơ sở (căn cứ) của việc tiến hành tổ chức không gian chính là các nghiên cứu tổng hợp, toàn diện các thành phần tự nhiên cũng như CQ, các yếu tố KT-XH, hiện trạng và xu hướng thay đổi môi trường cũng như cấu trúc chức năng của các vùng CQ. Cụ thể hơn, cơ sở của việc tiến hành định hướng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh Hà Tĩnh chính là:

+ Kết quả nghiên cứu đặc điểm CQ (theo các đơn vị phân loại và phân vùng CQ)

và kết quả ĐGCQ cho mục đích phát triển nông lâm nghiệp (được tiến hành theo mục

1.2.2). Kết quả nghiên cứu cấu trúc CQ sẽ xác định đặc điểm cũng như tiềm năng ẩn chứa trong mỗi đơn vị CQ. Đồng thời, việc ĐGCQ giúp xác định thế mạnh của các đơn vị CQ, mức độ thuận lợi của các đơn vị CQ cho các dạng sử dụng cụ thể. Đây chính là cơ sở để lựa chọn phương án bố trí các ngành kinh tế một cách hợp lý.

+ Kết quả phân tích hiện trạng sử dụng TNTN và các vấn đề môi trường trong

phát triển nông lâm nghiệp theo các TVCQ

Mỗi TVCQ chứa đựng nhiều loại tài nguyên (tài nguyên đất, rừng, nước, khí hậu,…) với quy mô khác nhau. Trong quá trình phát triển KT-XH, con người đã khai thác tài nguyên phục vụ cho nhiều mục đích phát triển (trong đó có nông lâm nghiệp), làm cho tài nguyên bị biến đổi cả về số lượng và chất lượng (thay đổi cấu trúc CQ), đồng thời làm nảy sinh nhiều vấn đề môi trường. Kết quả phân tích hiện trạng sử dụng TNTN được đối sánh với tiềm năng của các TVCQ cho thấy hiệu quả của việc khai thác, sử dụng TNTN và BVMT trong các TVCQ.

Mặt khác, phân tích hiện trạng sử dụng TNTN và môi trường ở mỗi TVCQ trong mối quan hệ với TVCQ khác thể hiện rõ mối liên hệ chặt chẽ trong việc sử dụng tài nguyên giữa các vùng lãnh thổ: nếu sử dụng TNTN không hợp lý ở một TVCQ không chỉ làm thay đổi cấu trúc của TVCQ đó mà còn ảnh hưởng đến vấn đề sử dụng TNTN và làm nảy sinh các vấn đề môi trường ở các TVCQ khác. Đồng thời, việc phân tích này còn thể hiện mối quan hệ trong việc sử dụng tài nguyên giữa các ngành kinh tế: nếu sử dụng TNTN không hợp lý trong phát triển lâm nghiệp ở TVCQ núi Giăng Màn sẽ ảnh hưởng lớn đến vấn đề sử dụng TNTN trong phát triển nông nghiệp ở các TVCQ thung lũng Ngàn Phố - Ngàn Sâu,…Chính vì thế, kết quả điều tra, phân tích hiện trạng sử dụng CQ không những là cơ sở quan trọng để tổ chức không gian mà còn là cơ sở để đưa ra các kiến nghị cũng như giải pháp sát với thực tiễn.

+ Kết quả phân tích xu hướng biến động trong quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, quy hoạch BVMT và xu hướng biến đổi khí hậu

Việc phân tích tích xu hướng biến động trong quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, quy hoạch BVMT và xu hướng biến đổi khí hậu chính là căn cứ tham khảo khi tiến hành lựa chọn các phương án phát triển phù hợp với định hướng chung của lãnh thổ, có ý nghĩa sát thực đối với địa phương. Đồng thời, kết quả ĐGCQ được so sánh với định hướng quy hoạch của địa phương nhằm chỉ ra những điểm phù hợp, chưa phù hợp cần rà soát lại ở khu vực nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp hợp lý, hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với việc định hướng tổ chức không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT ở quy mô cấp tỉnh như Hà Tĩnh, cần đảm bảo các nguyên tắc: thoả mãn nhu cầu về khả năng tài nguyên và nhu cầu xã hội, đảm bảo lợi ích cho cộng đồng và đạt hiệu quả KT- XH cao; đảm bảo tính phù hợp với trình độ nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ; kiến thiết các khu nhân sinh (các trung tâm đô thị, khu vực ngoại vi) để tạo nên sức hút kinh tế,…

- Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu về định hướng tổ chức không gian, các căn cứ đề xuất và các nguyên tắc trong tổ chức không gian ở trên, luận án xác định:

+ Lãnh thổ Hà Tĩnh chính là đối tượng của định hướng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT. Đây được xem là một hệ thống có ranh giới xác định với các đặc trưng về tự nhiên, KT-XH cụ thể, trong đó các cộng đồng dân cư có không gian sống phù hợp và có hành vi tác động vào tự nhiên, thực hiện các hoạt động KT-XH phù hợp với sự phát triển KT-XH và chính trị của đất nước.

+ Khung lãnh thổ trong tổ chức không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT bao gồm những không gian đô thị và các vùng ngoại vi (nông thôn hoặc lãnh thổ ven đô). Các thành phố, thị xã, thị trấn là các cực có quan hệ với nhau theo các tuyến, trục đường giao thông trên một bề mặt không gian; có sức hút, lan toả ra xung quanh [37], hình thành chuỗi giá trị hàng hóa nông sản. Khung lãnh thổ này được thừa kế từ quy hoạch phát triển KT-XH của Hà Tĩnh đến năm 2020.

+ Đối tượng để định hướng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT tỉnh Hà Tĩnh bao gồm các TVCQ nhằm phát triển nông lâm nghiệp và các tiểu vùng này được bố trí phù hợp với khung lãnh thổ đã được xác định ở trên.

- Định hướng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT trong phát triển nông

lâm nghiệp theo các đơn vị CQ trong luận án

Định hướng không gian sử dụng hợp lý TNTN và BVMT chính là xác định các định hướng làm tăng sức chứa, giữ lâu bền và bổ sung nguồn tài nguyên và xử lý triệt để phế thải thành tài nguyên cho mục đích làm tăng khả năng tự điều chỉnh của địa hệ theo hướng phục vụ lâu dài cho nhu cầu về vật chất và tinh thần của các cộng đồng dân cư tồn tại trong các địa hệ (TVCQ) đó. Trên cơ sở đó, luận án xác định các không gian ưu tiên phát triển một số loại cây trồng, không gian phát triển các loại rừng vừa có giá trị kinh tế (đáp ứng nhu cầu vật chất) vừa đảm bảo duy trì khả năng chống chịu, thích ứng của địa hệ (TVCQ) với các tác động của hoạt động phát triển, làm tăng chất lượng môi

Một phần của tài liệu Cơ sở cảnh quan học cho việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong phát triển nông lâm nghiệp tỉnh hà tĩnh (Trang 40)