Cam kết trong khu vực ASEAN

Một phần của tài liệu Các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 68)

Theo nhiều chuyên gia nhận định, đến năm 2015 hoạt động M&A trong khu vực ASEAN sẽ diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính và năng lượng, do các Hiệp định được ký kết giữa các quốc gia ASEAN đã tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, các rào cản thương mại, thuế quan hầu như không còn trong khu vực này.

Các các kết quốc tế của Việt Nam trong khu vực ASEAN về M&A chủ yếu được thể hiện ở Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN. Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN được các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lập ngày 07-10-1998 nhằm khẳng định lại tầm quan trọng của việc giữ vững sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở tất cả các quốc gia thành viên ASEAN bằng những nỗ lực chung nhằm tự do hóa thương mại, thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa các nước ASEAN, đồng thời ghi nhớ những thỏa thuận nhằm hình thành Khu vực Đầu tư ASEAN có tính cạnh tranh vào năm 2010 sẽ góp phần hướng tới Tầm nhìn ASEAN năm 2020.

Một trong những mục tiêu của Hiệp định là xây dựng một Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) có môi trường đầu tư thông thoáng và rõ ràng hơn giữa các quốc gia

thành viên, nhằm đẩy mạnh đầu tư vào ASEAN từ các nguồn cả trong và ngoài ASEAN; cùng thúc đẩy ASEAN thành khu vực đầu tư hấp dẫn nhất; củng cố và tăng cường tính cạnh tranh của các lĩnh vực kinh tế của ASEAN; giảm dần hoặc loại bỏ những quy định và điều kiện đầu tư có thể cản trở các dòng đầu tư và sự hoạt động của các dự án đầu tư trong ASEAN; và đảm bảo rằng việc thực hiện những mục tiêu trên sẽ góp phần hướng tới tự do luân chuyển đầu tư vào năm 2020.

Theo Hiệp định khung về đầu tư ASEAN, các quốc gia thành viên cam kết thực hiện các biện pháp thích hợp để bảo đảm tính rõ ràng và nhất quán trong việc áp dụng và giải thích các luật, quy định và thủ tục hành chính liên quan đến đầu tư của nước mình nhằm tạo ra và duy trì một chế độ đầu tư có thể dự đoán trước được trong ASEAN. Đồng thời, các bên phải mở ngay lập tức tất cả các ngành nghề của nước mình cho đầu tư của các nhà đầu tư ASEAN và dành ngay lập tức cho các nhà đầu tư ASEAN và đầu tư của họ, đối với tất cả các ngành nghề và các biện pháp có tác động tới các đầu tư đó, bao gồm, nhưng không chỉ giới hạn ở việc tiếp nhận, thành lập, nắm giữ, mở rộng, quản lý, vận hành và định đoạt đầu tư, sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử dành cho các nhà đầu tư và đầu tư tương tự của nước mình ("đối xử quốc gia") (khoản 1 Điều 7). Các quốc gia sẽ tự xây dựng Danh mục loại trừ tạm thời và một Danh mục nhạy cảm, nếu có, trong vòng 6 tháng kể từ ngày ký Hiệp định, bao gồm bất kỳ ngành nghề hoặc biện pháp nào có tác động đến đầu tư mà Quốc gia đó không thể mở cửa hoặc dành đối xử quốc gia cho các nhà đầu tư ASEAN. Các danh mục này sẽ tạo thành một phụ lục của Hiệp định này. Như vậy, với cam kết này, Việt Nam sẽ hoàn toàn không có giới hạn về tỷ lệ sở hữu, lĩnh vực đầu tư đối với các nước ASEAN. Các nước thành viên ASEAN có thể tiến hành hoạt động M&A trong bất cứ lĩnh vực, ngành nghề nào tại Việt Nam, trừ các ngành nghề nằm trong danh mục loại trừ.

2.2.3. Các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tƣ

Hiê ̣n nay, Viê ̣t Nam đã ký kết khoảng 54 Hiê ̣p đi ̣nh khuyến khích đầu tư với các nước như Hiệp định khuyến khích đầu tư Việt Nam - Xingapore năm 1992, Hiê ̣p đi ̣nh khuyến khích đầu tư Viê ̣t Nam - Áo năm 1995... Các hiệp định khuyến

theo mô hình các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư truyền thống trên thế giới.

Các hiệp định này chỉ bao gồm cam kết về bảo hộ đầu tư, tức là cam kết đối xử thuận lợi với các khoản đầu tư đã được đầu tư trên lãnh thổ nước mình. Các cam kết về tự do hoá đầu tư, tức là cam kết về mở cửa thị trường hay dành quyền thành lập doanh nghiệp trên lãnh thổ nước chủ nhà không nằm trong phạm vi của các hiệp định này. Do vậy, các hiệp định này thường không có nhiều quy định liên quan đến mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam.

2.2.4 Các cam kết quốc tế về đầu tƣ song phƣơng có yếu tố tự do hoá

Các cam kết này có thể kể đến như Hiệp định khuyến khích , bảo hộ và tự do hoá đầu tư Việt Nam - Nhật Bản ngày 14/11/2003 và Hiê ̣p đi ̣nh giữa Viê ̣t Nam - Hoa Kỳ về quan hê ̣ thương ma ̣i có hiê ̣u lực từ ngày 10/12/2001. Bên cạnh cam kết về bảo hộ đầu tư, Việt Nam còn cam kết về quyền thành lập đối với nhà đầu tư nước ngoài. Hai hiệp định này đều sử dụng phương pháp chọn bỏ (negative list approach), tức là đưa ra các cam kết chung và các Bên ký kết có quyền duy trì hoặc ban hành các biện pháp không phù hợp với các nghĩa vụ chung này và phải liệt kê các biện pháp đó trong một hoặc một số phụ lục.

Tuy nhiên, Chương Phát triển Quan hệ Đầu tư trong Hiệp định Thương mại Song phương với Hoa Kỳ chỉ điều chỉnh về tự do hoá đầu tư đối với đầu tư trong các ngành phi dịch vụ. Đối với các ngành dịch vụ, liên quan đến tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia, Danh mục cam kết cụ thể của Chương Thương mại Dịch vụ xây dựng theo phương pháp chọn cho (positive list approach) sẽ được ưu tiên áp dụng. Trong khi đó, Hiệp định Khuyến khích, Bảo hộ và Tự do hoá đầu tư Việt Nam - Nhật Bản cam kết tiếp cận thị trường với tất cả các ngành, kể cả dịch vụ và phi dịch vụ, theo phương pháp chọn bỏ.

Tại Phụ lục H của Hiệp định giữa Viê ̣t Nam - Hoa Kỳ về quan hê ̣ thương ma ̣i , Việt Nam cam kết với Hoa Kỳ hóa bỏ mọi hạn chế về việc chuyển nhượng vốn đầu tư. Theo đó, doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài không bắt buộc phải ưu tiên chuyển nhượng cho doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, Phụ lục H cũng cam kết

về việc cho phép NĐT Hoa Kỳ thành lập CTCP có vốn đầu tư nước ngoài và nới lỏng các hạn chế về sở hữu vốn của nhà đầu tư Hoa Kỳ, trong vòng 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, NĐT Hoa Kỳ được phép thành lập CTCP có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.. Ngoài ra, tại Hiệp định Tự do hóa, khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản. Việt Nam không cho phép nhà đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực khai thác hải sản ở vùng lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế. Vì vậy, Nhật Bản không được tham gia vào các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực trên tại Việt Nam.

2.2.5 Hiệp định thƣơng mại tự do có cam kết về đầu tƣ

Các Hiệp định thương mại tư do có cam kết về Đầu tư mà Việt Nam đã ký kết bao gồm:

- Hiệp định Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA): Nội dung về đầu tư của Hiệp định này dẫn chiếu đến toàn bộ Hiệp định Khuyến khích, Bảo hộ và Tự do hoá đầu tư Việt Nam - Nhật Bản nên không nghiên cứu ở phần này;

- Hiệp định Đầu tư Toàn diện ASEAN (ACIA) : Đây là một hiệp định về đầu tư độc lập, trong khuôn khổ hợp tác kinh tế của Cộng đồng ASEAN. Hiệp định này thay thế hai hiệp định về đầu tư của ASEAN đã ký trước đây là Hiệp định Khu vực Đầu tư ASEAN (về tự do hoá và thuận lợi hoá đầu tư, ký năm 1998) và Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư ASEAN (IGA –ký năm 1986) ;

- Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Australia & New Zealand (AANZFTA). Đây là một Hiệp định trọn gói (single undertaking), trong đó Chương Đầu tư được đàm phán và ký kết cùng lúc với các chương khác của Hiệp định.

- Hiệp định đầu tư trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)

- Hiệp định đầu tư trong khuôn khổ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA).

Các hiệp định ACIA, AKFTA và AANZFTA có đặc điểm chung nổi bật là (i) bao gồm cả cam kết bảo hộ và tự do hoá đầu tư (ii) cam kết tự do hoá được xây dựng theo phương pháp chọn bỏ (negative list approach). Tuy nhiên, cam kết cụ thể của hai hiệp định này cũng có nhiều điểm khác biệt đáng kể, phù hợp với tính chất

Ngược lại Hiệp định đầu tư trong ACIA chỉ có cam kết về bảo hộ đầu tư, do đó không liên quan nhiều đến việc mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Việc tham gia góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp Việt Nam theo Hiệp định này được thực hiện phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam.

Nhờ có các văn bản quốc tế về đầu tư nên việc đầu tư quốc tế tại Việt Nam ngày càng tăng mạnh, đặc biệt trong năm năm trở lại đây kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Đầu tư Việt Nam ra nước ngoài, tính đến hết tháng 2/2011, Việt Nam đã có 575 dự án đầu tư vào 55 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với tổng số vốn đăng ký đạt trên 23,7 tỷ USD. Trong đó phần vốn của các doanh nghiệp Việt Nam đã vượt 10 tỷ USD [44].

Trong quý I năm 2013 đã có 22 dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đầu tư là 720,7 triệu USD. Quy mô vốn đầu tư đăng ký trung bình cho một dự án đạt trên 32,7 triệu USD và có 5 lượt dự án tăng vốn đầu tư, với tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt 1,9 tỷ USD. Trong đó có dự án Công ty liên doanh Rusvietpetro của Tập đoàn dầu khí Việt Nam tại Liên bang nga tăng vốn đầu tư lên tới 1,4 tỷ USD và dự án thăm dò muối mỏ tại Lào của Tổng công ty hóa chất Việt Nam tăng vốn 518,9 triệu USD. Tính chung cả vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong Quý I năm 2013 đạt 2,65 tỷ USD. [43]

Đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tính lũy kế đến ngày 15/12/2012, đã có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam với 14.489 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký là 213,6 tỷ USD. Trong đó, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất, chiếm 13,6% tổng vốn đăng ký tiếp theo lần lượt là Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore.

Tiểu kết: Có thể nhận thấy , Việt Nam đã có hê ̣ thống các văn bản luâ ̣t quốc tế khá đầy đủ và đa dạng nhằm góp phần đẩy mạnh đầu t ư ngước ngoài vào Viê ̣t Nam và đầu tư Việt Nam ra nước ngoài . Tuy nhiên , viê ̣c nô ̣i luâ ̣t hóa các quy đi ̣nh nay diễn ra hết sức châ ̣m cha ̣p và ha ̣n chế , khiến cả hai hướng đầu tư này đều gă ̣p khó khăn. Điều này khiến viê ̣c M &A có yếu tố nước ngoài bi ̣ cản trở rất lớn . Viê ̣c nô ̣i luâ ̣t hóa các Hiê ̣p đi ̣nh, cam kết quốc tế này trong tương lai gần là điều rất cần thiết .

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Qua nghiên cứu những nội dung cơ bản của việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh trong đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành ở nước ta cho thấy mức độ đảm bảo quyền tự do kinh doanh luôn phụ thuộc vào mức độ thể chế hóa những đòi hỏi của tự do kinh doanh mà pháp luật kinh tế đã thể hiện. Nội dung của quyền tự do kinh doanh trong đầu tư rất rộng, vì vậy cần phải có cách tiếp cận hợp lý nhằm tìm ra những nội dung cơ bản quyết định đến diện mạo của tự do kinh doanh. Để quyền tự do kinh doanh được thực hiện, pháp luật kinh tế phái đảm bảo những đòi hỏi sau:

- Quyền tự do tham gia kinh doanh

- Quyền tự quyết các vấn đề nội bộ trong quá trình kinh doanh - Quyền được đảm bảo sỡ hữu tài sản

- Quyền tự do hợp đồng;

- Quyền tự do cạnh tranh theo pháp luật;

Pháp luật kinh tế hiện hành ở nước ta đã xác lập cơ sở pháp lý vững chắc đảm bảo cho quyền tự do kinh doanh được hình thành và phát triển. Những nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh đã được thể chế hóa và đang dần dần được hoàn thiện. Tuy nhiên để đảm bảo thực hiện tốt quyền tự do kinh doanh, hệ thống pháp luật kinh tế ở nước ta cần phải được đổi mới và từng bước hoàn thiện.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐẢM BẢO QUYỀN TỰ DO KINH DOANH CỦA NHÀ ĐẦU TƢ

2.1 Kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới xây dựng pháp luật về đảm bảo quyền tự do đầu tƣ, kinh doanh bảo quyền tự do đầu tƣ, kinh doanh

Quyền tự do kinh doanh được ghi nhận lâu đời trong lịch sử lập pháp của nhiều quốc gia trên thế giới nhưng ở Việt Nam , quyền này chỉ mới được ghi nhận trong thời gian gần đay . Do đó, nghiên cứu các quy đi ̣nh về đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các nướ c trên thế giới sẽ giúp chúng ta ho ̣c hỏi , hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước . Tại luận văn này do hạn chế về thời gian cũng như tài liệu tham khảo , tác giả chỉ nghiên cứu các quy định về quyền tự do kinh doanh trong đầu tư của một số nước như Trung Quốc và Mỹ. Các thành công của họ trong đảm bảo quyền tự do kinh doanh có những nét đặc trưng có thể làm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

3.1.1. Pháp luật Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế lớn thứ nhất, nhì thế giới hiện nay, cũng phát triển nền kinh tế theo đi ̣nh hướng xã hội như ở Viê ̣t Nam. Nghiên cứ u pháp luâ ̣t về đầu tư của Trung Quốc sẽ giúp chúng ta học hỏi được nhiều kinh nghiệm.

- Quy định về đầu tư dưới hình thức M&A

M&A là hình thức đầu tư ngày càng phổ biến trên thế giới hiện nay bởi nó giúp các NĐT gia nhập vào thị trường một cách nhanh nhất. Mỗi năm ở Trung Quốc có khoảng 4000 đến 5000 công ty nhà nước bị tư nhân hóa và đầu tư dưới dạng hoạt động M&A là cách thức quan trọng của quá trình tái cơ cấu và quá trình tư nhân hóa này.

Một công ty nước ngoài có thể M&A một công ty nhà nước theo các cách sau:

Thứ nhất, các nhà đầu tư nước ngoài có thể tái cơ cấu một công ty nhà nước thành một công ty có vốn đầu tư nước ngoài bằng cách mua lại toàn bộ hoặc một phần cổ phần sở hữu nhà nước của công ty đó.

Thứ hai, các nhà đầu tư nước ngoài có thể tái cơ cấu lại một CTCP nhà nước thành một công ty có vốn đầu tư nước ngoài bằng cách mua lại toàn bộ hoặc một phần cổ phần sở hữu nhà nước.

Thứ ba, các nhà đầu tư nước ngoài có thể trả nợ thay cho doanh nghiệp nhà nước và chuyển đổi doanh nghiệp đó thành công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ tư, các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua lại toàn bộ hoặc phần lớn tài sản của một doanh nghiệp nhà nước và thành lập một công ty có vốn đầu tư nước ngoài.

Thứ năm, các nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần và trở thành cổ đông của doanh nghiệp nhà nước và chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty có vốn

Một phần của tài liệu Các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)