Pháp luật về đảm bảo quyền tự do cạnh tranh trong hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu Các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 55)

Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy các chủ thể kinh doanh. Mỗi nhà sản xuất hay thương gia đều tranh thủ tận dụng những ưu thế và tiềm năng của mình để tối đa hóa lợi nhuận. Cạnh tranh vì thế trở thành quy luật kinh tế phổ biến. Nó đem lại diện mạo và sắc thái riêng cho nền kinh tế thị trường. Điều này cũng cho phép hiểu rằng một môi trường kinh doanh thực sự phải là một môi trường mà sự cạnh tranh luôn được kích thích và duy trì. Ở đó, cơ hội cạnh tranh tự do cho tất cả các chủ thể kinh doanh phải được đảm bảo như một nội dung quan trọng của quyền tự do kinh doanh.

Dưới góc độ pháp lý, cạnh tranh bao hàm hai khía cạnh: lành mạnh và không lành mạnh. Cạnh tranh lành mạnh là sự cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật, trong sự tôn trọng lợi ích của tất cả các đối thủ cạnh tranh, lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng. Ngược lại, cạnh tranh không lành mạnh là sự cạnh tranh tự do, tùy tiện, bất chấp pháp luật và lợi ích của các chủ thể khác. Ngày nay, cạnh tranh lành mạnh luôn được nhấn mạnh như là chuẩn mực của môi trường kinh doanh mà nền kinh tế thị trường hiện đại hướng tới.

Có thể điểm qua quá trình hình thành và những mặt tích cực của pháp luật về cạnh tranh hiện hành ở những phương diện dưới đây:

Thứ nhất, ngay từ khi bắt đầu chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường, tư tưởng và nhận thức về sự cần thiết phải có một môi trường pháp lý đảm bảo cho cạnh tranh lành mạnh đã được quán triệt sâu rộng. Trong đời sống pháp lý, các cụm

tế thị trường", "quyền tự do kinh doanh", "quyền bình đẳng trước pháp luật"... luôn gắn kết chặt chẽ với nhau, đòi hỏi phải được thể hiện đầy đủ, toàn diện nội dung trong hệ thống pháp luật về kinh tế thị trường ở nước ta.

Trước khi có Luật cạnh tranh 2004 (LCT 2004) ra đời, nguyên tắc bảo đảm quyền tự do cạnh tranh lành mạnh chưa được khẳng định rõ ràng và nhấn mạnh như một nguyên tắc pháp lý tối cao trong các văn bản pháp luật. Tinh thần của nguyên tắc này luôn được quán triệt trong quá trình hình thành hệ thống pháp luật cũng như trong từng lĩnh vực, từng chế định pháp luật có liên quan đến quản lý và vận hành nền kinh tế quốc dân. Chẳng hạn, tại Điều 8 Luật Thương mại ngày 10/5/1997 quy định: "Thương nhân được cạnh tranh hợp pháp trong hoạt động thương mại".

LCT 2004 đã ghi nhận quyền tự do cạnh tranh của NĐT như sau: “Doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh.”

Qua đó cho thấy rằng, từ nhận thức về lý luận đi đến sự thống nhất và ghi nhận về mặt pháp lý đối với nguyên tắc đảm bảo quyền tự do cạnh tranh lành mạnh của các chủ thể kinh doanh là một quá trình mang tính hệ thống và liên tục. Nó gắn liền với sự hình thành và phát triển của tư duy kinh tế mới, của hệ thống lý luận pháp lý về kinh tế thị trường ở nước ta.

Thứ hai, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh luôn đồng nghĩa với việc phải ngăn chặn và loại trừ những hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh cũng như kiểm soát được tình trạng độc quyền (được xem như hệ quả khó tránh khỏi của cạnh tranh tự do). Hai vấn đề này không thể giải quyết tách rời nhau.

Cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cạnh tranh trái với quy định của pháp luật, đi ngược lại các nguyên tắc của xã hội, của tập quán và truyền thống kinh doanh lành mạnh, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của xã hội, của người tiêu dùng và của các nhà kinh doanh khác.

Cạnh tranh không lành mạnh diễn ra dưới nhiều hành vi và thủ đoạn tinh vi, với những biến tướng muôn hình muôn vẻ. Nhưng căn cứ vào lợi ích bị xâm hại, có thể chia chúng thành hai nhóm chính, đó là: những hành vi xâm hại lợi ích của đối thủ cạnh tranh và những hành vi xâm hại lợi ích của người tiêu dùng. Muốn ngăn

ngừa cạnh tranh không lành mạnh, một mặt phải không ngừng hoàn thiện cơ chế pháp luật để không còn kẽ hở cho những hành vi gian lận. Mặt khác, ngay bản thân cơ chế pháp luật, bên cạnh những quy định xác lập khung khổ pháp lý cho sự cạnh tranh, cũng cần có những quy định chế tài đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bảo vệ quyền lợi cho những chủ thể bị các hành vi đó xâm hại.

Trong hệ thống pháp luật hiện hành, có rất nhiều quy phạm, chế định nhằm ngăn ngừa và trừng phạt những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Trước hết, phải kể đến Hiến pháp năm 1992. Chương II - Chế độ kinh tế- quy định: "Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh bất hợp pháp, mọi hành vi phá hoại nền kinh tế quốc dân làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật. Nhà nước có chính sách bảo hộ quyền lợi của người sản xuất, người tiêu dùng" (Điều 28).

Như vậy, việc chống lại các hoạt động kinh doanh bất hợp pháp, trong đó có cạnh tranh không lành mạnh, và bảo hộ quyền lợi người sản xuất, người tiêu dùng đã được ghi nhận như một nguyên tắc hiến định. Đó là nền tảng pháp lý quan trọng, làm cơ sở cho việc thể chế hóa pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh trong các văn bản pháp luật khác.

Trước hết, tại văn bản luật chuyên ngành - LCT 2004, các hành vi được coi là cạnh tranh không lành mạnh quy định tại Điều 39 bao gồm:

 Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;

 Xâm phạm bí mật kinh doanh;

 Ép buộc trong kinh doanh;

 Gièm pha doanh nghiệp khác;

 Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;

 Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

 Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;

 Phân biệt đối xử của hiệp hội;

 Bán hàng đa cấp bất chính;

vị trí độc quyền, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. (Chương 2 LCT 2004). Trong số đó, Nhà nước hiện nay kiểm soát chặt chẽ nhất là vấn đề tập trung kinh tế. Những hành vi hạn chế cạnh tranh khác Nhà nước hiện nay chưa thực sự có biện pháp quản lý tốt.

Tập trung kinh tế là cách thức tích tụ, tập trung tư bản của công ty thông qua hình thức hợp nhất nhiều tư bản hoặc một tư bản này thu hút một tư bản khác nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty trên thị trường [13]. Như vậy, tập trung kinh tế là hành vi của các công ty trên thị trường, các công ty này có thể hoạt động trong cùng hoặc không cùng một thị trường liên quan. Hoạt động tập trung kinh tế sẽ dẫn đến sự giảm đi về mặt số lượng của các công ty hoạt động trên thị trường do bị sáp nhập hoặc bị loại khỏi thị trường do không đáp ứng được những yêu cầu của quy luật cạnh tranh trước sự phát triển mạnh của các công ty khác, từ đó dẫn đến sự thay đổi về cấu trúc và phân vùng thị trường. Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tập trung kinh tế như sự gia nhập thị trường của một số công ty, sự rút lui khỏi thị trường của các công ty, hiện tượng hợp nhất, sáp nhập hay mua lại công ty v.v..

LCT 2004 không trực tiếp đưa ra định nghĩa thế nào là tập trung kinh tế mà chỉ đơn thuần liệt kê các hành vi được coi là tập trung kinh tế. “Tập trung kinh tế là hành vi của doanh nghiệp bao gồm: (i) sáp nhập Doanh nghiệp; (ii) hợp nhất doanh nghiệp; (iii) mua lại doanh nghiệp; (iv) liên doanh giữa các doanh nghiệp; (v) các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật” (Điều 16). Luật cạnh tranh coi đầu tư là hành bi dẫn đến tập trung kinh tế.

Điều 18 LCT 2004 quy đi ̣nh "Cấm tập trung kinh tế nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật." Như vâ ̣y, có thể hiểu răng , viê ̣c các NĐT tiến hành đầu tư dẫn đến chiếm lĩnh hơn 50% trên thi ̣ trường liên quan thì sẽ thuộc trường hơ ̣p bi ̣ cấm theo quy đi ̣nh này . Tuy nhiên , trên thực tế , bản thân pháp luật cạnh

tranh chưa quy đi ̣nh rõ thế nào là "thị trường liên quan ", cách kiểm soát và xác định thị phần của mỗi chủ thể kinh doanh , nên trên thực tế , khi thu ̣ lý các hồ sơ đề nghị tâ ̣p trung kinh tế , các cơ quan Nhà nước vẫn dựa vào "cảm quan" là chính để đánh giá việc tập trung kinh tế có dẫn đến vị trí thống lĩnh thị trường hay không . Thậm chí, hiện nay các nhà làm luật cũng chưa đưa ra được cách thức xác định thị phần của mỗi nhà cung cấp, nên việc xác định hành vi tập trung kinh tế vẫn dựa vào “cảm quan” của các cơ quan có thẩm quyền. Ví dụ như trong lĩnh vực viễn thông, ngày 15/11/2012, Bộ thông tin và truyền thông đã ban hành Thông tư số 18/2012/QTT- BTTTT đưa ra danh mục doanh nghiệp viễn thông, nhóm doanh nghiệp viễn thông có vị trí thống lĩnh thị trường đối với các dịch vụ viễn thông quan trọng nhưng cũng không thể xác định được thị phần của mỗi doanh nghiệp này. Trong các ngành khác không hề đưa ra được thống kê thị phần của mỗi nhà cung cấp hoặc xác định doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.

Tóm lại, từ các phân tích ở trên cho thấy, việc đầu tư có thể tác động lớn tới quan hệ cạnh tranh của các chủ thể kinh doanh trên thị trường thông qua việc tập trung kinh tế trên quy mô lớn. Hiện nay Pháp luật cạnh tranh chưa quy định thực sự cụ thể về mối quan hệ từ việc tiến hành đầu tư đến tập trung kinh tế, do đó nhu cầu cho thấy Pháp luật cạnh tranh và Pháp luật doanh nghiệp cần có những quy định rõ ràng về các điều kiện và hậu quả pháp lý của hai hoạt động đầu tư và tập trung kinh tế vì chúng có ảnh hưởng lớn tới hoạt động cạnh tranh lành mạnh của thị trường.

Bên cạnh LCT 2004 là văn bản chuyên ngành quy định về vấn đề cạnh tranh trong kinh doanh, quyền tự do cạnh tranh còn được ghi nhận rải rác ở nhiều văn bản khác.

BLDS 2005 – bộ luật chung điều chỉnh các quan hệ dân sự quy định xác lập những nguyên tắc pháp lý cơ bản, điều chỉnh các giao dịch dân sự (bao gồm cả các giao dịch tài sản trong kinh doanh). Trong đó, vấn đề " Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự

này. Những quy định của Bộ luật Dân sự bảo vệ quyền lợi của các chủ thể kinh doanh thể hiện rõ nhất trong chế định Quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng (Chương 35). Bên cạnh việc quy định nội dung bảo hộ đối với hai loại quyền này, BLDS còn đặc biệt nhấn mạnh “Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh thuộc về tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh” (Khoản 5 Điều 751). Với những quy định đó, Bộ luật Dân sự đã xác lập cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ lợi ích cho các chủ thể kinh doanh trước tình trạng đánh cắp bản quyền, nhái nhãn mác hàng hóa để cạnh tranh không lành mạnh đang diễn ra phổ biến hiện nay.

Lĩnh vực thương mại là lĩnh vực luôn sôi động, vì thế cũng là địa hạt cho các hành vi cạnh tranh không lành mạnh phát triển. LTM 2005 bên cạnh việc xây dựng khung khổ pháp lý để khuyến khích sự cạnh tranh lành mạnh,cũng có những quy định nhằm ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động thương mại, trong đó có hai hành vi phổ biến bao gồm: quảng cáo và khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh (Khoản 9 Điều 100 và Khoản 9 Điều 109)

Lĩnh vực đấu thầu là một lĩnh vực luôn có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà thầu bởi tính hấp dẫn của nó, và cũng là lĩnh vực còn nhiều khe hở cho những thủ đoạn gian lận tinh vi. Pháp luật đấu thầu hiện hành cũng có những quy định nhằm đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hạn chế sự thông đồng móc ngoặc và những hành vi gian lận khác trong hoạt động đấu thầu. Những hành vi bị cấm này được quy định cụ thể tại Điều 12 Luật đầu thầu 2005.

Trong lĩnh vực hoạt động chứng khoán, một lĩnh vực nhạy cảm và có tính cạnh tranh quyết liệt giữa các nhà đầu tư, tư tưởng về chống hạn chế cạnh tranh cũng được thể hiện trong Luật chứng khoán 2006. Theo Luật này, Nhà nước đã công khai kiểm soát hành vi thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán cũng như cấm các hành vi lũng đoạn thị trường trong khi mua bán chứng khoán. Điều 9 Luật chứng khoán quy định cấm các hành vi sau:

- Trực tiếp hoặc gián tiếp thực hiện các hành vi gian lận, lừa đảo, tạo dựng thông tin sai sự thật hoặc bỏ sót thông tin cần thiết gây hiểu nhầm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết,

giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán.

- Công bố thông tin sai lệch nhằm lôi kéo, xúi giục mua, bán chứng khoán hoặc công bố thông tin không kịp thời, đầy đủ về các sự việc xảy ra có ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán trên thị trường.

- Sử dụng thông tin nội bộ để mua, bán chứng khoán cho chính mình hoặc cho người khác; tiết lộ, cung cấp thông tin nội bộ hoặc tư vấn cho người khác mua, bán chứng khoán trên cơ sở thông tin nội bộ.

- Thông đồng để thực hiện việc mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung, cầu giả tạo; giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục mua, bán để thao túng giá chứng khoán; kết hợp hoặc sử dụng các phương pháp giao dịch khác để thao túng giá chứng khoán.

Ngoài lĩnh vực pháp luật kinh tế, dân sự, pháp luật về hình sự cũng có các quy định nhằm bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh. Bộ luật Hình sự năm 1999, trong chương các tội phạm về kinh tế quy định một số tội liên quan đến các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, như: tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả (Điều 156), tội kinh doanh trái phép (Điều 159), tội lừa dối khách hàng (Điều 162), tội quảng cáo gian dối (Điều 168)...

Bên cạnh những quy định ngăn ngừa và hạn chế cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật cũng đã từng bước hình thành cơ chế để kiểm soát tình trạng độc quyền, hạn chế việc lợi dụng vị thế độc quyền để lũng đoạn thị trường. Đối với kinh tế nhà nước, khu vực vốn luôn giữ vị trí độc quyền trong nền kinh tế, thì nay vị trí đó ngày càng bị kiểm soát chặt chẽ bởi sự thu hẹp dần phạm vi lĩnh vực, ngành nghề cần thiết phải thành lập mới doanh nghiệp nhà nước hoặc tiếp tục duy trì các doanh nghiệp thuộc sở hữu 100% vốn nhà nước, nhường chỗ cho sự tham gia của các

Một phần của tài liệu Các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)