Sự cần thiết của việc hoàn thiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề

Một phần của tài liệu Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 72)

Như đã phân tích ở chương II, chế độ TNLĐ, BNN hiện hành ở Việt Nam đang ngày càng được hoàn thiện và phát huy vai trò là cơ sở pháp lý để giải quyết quyền lợi của người lao động bị TNLĐ, BNN. Tuy nhiên qua thực tiễn thực hiện, chế độ TNLĐ, BNN đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, gây khó khăn và bất cập đối với người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH. Chính vì vậy, cần khắc phục những vấn đề còn yếu, thiếu trong quy định của pháp luật để nâng cao hiệu quả việc thực thi trên thực tế.

3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nghề nghiệp

Chế độ TNLĐ, BNN hiện nay được quy định trong Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội. Quá trình thực hiện chế độ TNLĐ cho thấy mọi trường hợp bị TNLĐ của người lao động tham gia BHXH bắt buộc gắn với quá trình lao động (kể cả trường hợp bị tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và quãng đường hợp lý) đều được quỹ BHXH chi trả. Nội dung chi trả các khoản trợ cấp nhằm bù đắp một phần hoặc thay thế thu nhập từ quỹ BHXH khá đầy đủ thông qua chi trả trợ cấp một lần hoặc trợ cấp hàng tháng. Ngoài ra, bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trong một số trường hợp cũng được hưởng trợ cấp người phục vụ; bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình; sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ; người hưởng trợ cấp TNLĐ hàng tháng mà nghỉ việc thì được hưởng bảo hiểm y tế và người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bị chết do TNLĐ, người nghỉ nghỉ việc đang hưởng trợ cấp TNLĐ hàng tháng với mức suy giảm khả năng

lao động 61% trở lên khi chết thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất từ quỹ BHXH. Mức trợ cấp TNLĐ, BNN một lần, hàng tháng từ quỹ BHXH theo quy định hiện nay đảm bảo tính hợp lý, công bằng, đảm bảo được nguyên tắc mức hưởng trên cơ sở mức đóng BHXH do vừa tính theo số năm đóng BHXH và tiền lương, tiền công đóng BHXH; vừa tính theo tỷ lệ % suy giảm khả năng lao động trên cơ sở mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.

Quy định khi người lao động bị TNLĐ được giám định hoặc được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi thương tật đã được điều trị ổn định hoặc thương tật tái phát và được giám định tổng hợp mức suy giảm khả năng lao động khi vừa bị TNLĐ vừa bị BNN, bị TNLĐ nhiều lần, bị nhiều BNN đã được thực hiện không còn vướng mắc như trước đây.

Quy định người sử dụng lao động thực hiện tốt công tác BHLĐ, phòng ngừa TNLĐ được khen thưởng từ quỹ BHXH, bước đầu khuyến khích để các đơn vị quan tâm hơn đến công tác an toàn BHLĐ. Việc hình thành quỹ TNLĐ, BNN là quỹ thành phần của quỹ BHXH và được được quản lý thống nhất, dân chủ, công khai, minh bạch trên cơ sở tính toán cân đối lâu dài đảm bảo nguồn kinh phí chi trả trợ cấp TNLĐ, BNN, không ảnh hưởng đến người sử dụng lao động và người lao động.

Quy định cụ thể về hồ sơ, trách nhiệm, thời hạn giải quyết hưởng chế độ TNLĐ đơn giản, thuận lợi, dễ dàng, bảo đảm kịp thời, đầy đủ quyền lợi cho người lao động, áp dụng chương trình công nghệ thông tin thống nhất trong cả nước để xét duyệt các chế độ bảo hiểm xã hội trong đó có chế độ TNLĐ, BNN.

Việc quy định quỹ BHXH chi trả trợ cấp TNLĐ, BNN cho người bị TNLĐ, BNN từ sau khi điều trị ổn định, còn trong thời gian điều trị TNLĐ, BNN thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động nhằm tăng cường trách

nhiệm của người sử dụng lao động đối với công tác an toàn, BHLĐ giảm thiểu TNLĐ, BNN, ngăn chặn việc lạm dụng trong việc thực hiện chế độ TNLĐ, BNN.

Tuy nhiên, chế độ TNLĐ, BNN hiện nay cũng bộc lộ những hạn chế nhất định trong thể chế cũng như thực tiễn áp dụng. Như đã phân tích ở chương II, các quy định của pháp luật hiện hành vẫn còn hạn chế. Các quy định về đối tượng được hưởng chế độ TNLĐ, cơ chế bồi thường và trợ cấp TNLĐ, BNN vẫn còn chưa đầy đủ. Cách xác định TNLĐ, quy định về tỷ lệ hưởng trợ cấp TNLĐ và BNN chưa hợp lý. Cơ chế quản lý TNLĐ, BNN, kiểm tra, giám sát; cơ chế giải quyết, xử phạt vi phạm liên quan đến TNLĐ, BNN vẫn còn tồn tại yếu kém. Công tác tuyên truyền pháp luật về bảo hộ lao động, ATVSLĐ chưa được thực hiện tốt.

Bên cạnh đó, việc tuân thủ pháp luật về ATVSLĐ của phần lớn các doanh nghiệp hiện nay chưa nghiêm túc. Nhiều doanh nghiệp thực hiện các quy định pháp luật về ATVSLĐ chỉ mang tính chất chống đối, dẫn đến số vụ TNLĐ và số BNN ngày càng tăng cao.

Để pháp luật về chế độ TNLĐ, BNN phát huy hiệu quả, thực sự là cơ sở để bảo vệ quyền lợi, lợi ích của người lao động, người sử dụng lao động và cơ quan BHXH, cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ TNLĐ, BNN.

Một phần của tài liệu Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 72)