Đánh giá về các khiếm khuyết trong việc thực thi chế độ tai nạn lao

Một phần của tài liệu Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 68)

nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

a. Cơ chế quản lý tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thiếu hiệu quả

Việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện ATVSLĐ chưa được quan tâm, chú trọng đúng mức; đội ngũ cán bộ làm công tác BHLĐ còn ít, một số còn thiếu tinh thần, trách nhiệm và hạn chế về mặt chuyên môn, nghiệp vụ, quá trình giải quyết vụ TNLĐ, BNN còn đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm cho nhau.

Việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo TNLĐ thực hiện không tốt, nhiều cơ sở, địa phương, ngành còn coi nhẹ việc khai báo, thống kê, bỏ qua nhiều vụ TNLĐ không được điều tra, thậm chí còn cố tình che giấu.

Thành phần đoàn điều tra TNLĐ cấp cơ sở chưa đảm bảo tính khách quan, không có sự tham gia của đại diện cơ quan nhà nước. Do còn một số bất cập nên việc tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống pháp luật về chế độ TNLĐ trong thời gian tới là cần thiết, nhằm góp phần tạo cơ sở pháp lý vững chắc, hoàn chỉnh, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

b. Công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn vệ sinh lao động chưa được thực hiện tốt

Thứ nhất, một số văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ TNLĐ, BNN

tính mức hưởng đối với trường hợp giám định lại, giám định tổng hợp mà trước khi thực hiện Luật BHXH đã có mức hưởng cũ; hướng dẫn giám định tổng hợp và cách tính hưởng chế độ đối với trường hợp bị TNLĐ nhiều lần, bị nhiều BNN, vừa bị TNLĐ vừa bị BNN; hướng dẫn về chế độ trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt.

Thứ hai, mặc dù đã được sự quan tâm của các cấp, các ngành như đầu

tư trang thiết bị BHLĐ, mở các khóa đào tạo về ATVSLĐ, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ, nhưng tình hình TNLĐ, BNN hiện nay vẫn gia tăng, hàng năm số người bị TNLĐ, BNN vẫn còn ở mức cao.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong quá trình lao động sản xuất có thể xảy ra những rủi ro bất thường ngoài ý muốn của con người. TNLĐ, BNN là loại rủi ro đặc trưng vì nó thường gây ra thiệt hại lớn về sức khoẻ và tài sản của người lao động. Chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN là một trong các chế độ thuộc hệ thống BHXH được Nhà nước ta bảo đảm thực hiện, đó là một chế độ không thể thiếu và có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người lao động và cả người sử dụng lao động. Nó mang lại sự ổn định về mặt tài chính cho người lao động và gia đình họ khi người lao động không may gặp phải những biến cố bất ngờ, gây TNLĐ, BNN, từ đó góp phần làm bình ổn xã hội, tạo động lực cho sự phát triển của xã hội.

Tình hình TNLĐ và BNN hiện nay ngày càng nghiêm trọng đang trở thành mối lo ngại của người lao động, ngưởi sử dụng lao động và toàn xã hội. Hệ thống pháp luật về bảo hiểm TNLĐ, BNN đang ngày càng được hoàn thiện, để điều chỉnh kịp thời các quan hệ lao động phát sinh trong điều kiện mới. Về cơ bản các quy định về chế độ TNLĐ, BNN đối với người lao động ở nước ta đã đáp ứng được các yêu cầu của đời sống xã hội và điều kiện lao động. Tuy nhiên, một số quy định của pháp luật vẫn còn hạn chế, chưa phát huy được vai trò điều chỉnh của pháp luật, làm ảnh hưởng tới hiệu quả của việc thực thi như hạn chế về đối tượng hưởng chế độ TNLĐ, BNN và mức trợ cấp TNLĐ, BNN, quy định tỷ lệ hưởng trợ cấp của hai chế độ TNLĐ và BNN như nhau là chưa phù hợp; cách xác định TNLĐ theo như quy định hiện nay là chưa rõ ràng; chế độ TNLĐ, BNN chưa tạo ra cơ chế chia sẻ rủi ro giữa các đơn vị sử dụng lao động; cơ chế giải quyết, xử phạt vi phạm liên quan đến TNLĐ, BNN chưa thích đáng. Nguyên nhân là do công tác xây dựng pháp luật về TNLĐ, BNN vẫn chưa theo kịp sự phát triển của xã hội, việc tiếp thu

kinh nghiệm của pháp luật quốc tế và của các nước chưa được thực hiện hiệu quả do sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, xã hội và dân cư mà quan trọng nhất là trình độ kinh tế - xã hội của nước ta vẫn chưa theo kịp với các nước trên thế giới.

Cùng với việc chỉ ra các hạn chế của luật pháp đã nêu ở trên, việc thực thi nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về TNLĐ, BNN là điều kiện quan trọng nhằm phòng ngừa và giảm thiểu TNLĐ, BNN. Qua phân tích ở trên có thể thấy, việc thực thi các quy định này trên thực tế vẫn còn thiếu nghiêm túc, đặc biệt là việc tuân thủ các quy định về ATVSLĐ- yếu tố tiên quyết ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình TNLĐ, BNN xảy ra. Nguyên nhân là do nhận thức, ý thức của người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện các quy định về ATVSLĐ cũng như việc buông lỏng quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, dẫn đến cơ chế quản lý TNLĐ, BNN còn thiếu hiệu quả, công tác tuyên truyền pháp luật về ATVSLĐ chưa được thực hiện tốt. Chính vì những kẽ hở trong quy định của pháp luật và sự yếu kém trong việc thực hiện chế độ TNLĐ, BNN trên thực tế mà số vụ TNLĐ và BNN xảy ra ngày càng nhiều, con số bị thương nặng và tử vong vẫn ở mức cao.

Chính vì vậy, việc phân tích các quy định hiện hành của pháp luật về TNLĐ, BNN và việc thực thi các quy định đó trên thực tế có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhằm khắc phục những vấn đề còn yếu, thiếu trong quy định pháp luật, chỉ ra những nguyên nhân làm giảm hiệu quả của việc thực thi chế độ TNLĐ, BNN, nâng cao ý thức của người lao động, người sử dụng lao động, các cơ quan hữu quan và toàn xã hội về vai trò của công tác an toàn vệ sinh lao động và bảo hộ lao động, từ đó tiến tới giảm thiểu TNLĐ, BNN, góp phần bảo đảm an toàn xã hội.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ TAI NẠN

Một phần của tài liệu Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 68)