Đánh giá thực trạng hoạt động Bao thanh toán ở nƣớc ta hiện nay

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay (Trang 64)

6. Bố cục của đề tài

2.2. Đánh giá thực trạng hoạt động Bao thanh toán ở nƣớc ta hiện nay

nay

Theo thống kê của Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế FIC, trên thế giới hiện nay có 273 ngân hàng tham gia vào hoạt động BTT trên 75 quốc gia, chiếm hơn 80% tổng doanh số thanh toán qua biên giới. [16]

Ở Việt Nam, chi nhánh các ngân hàng nước ngoài là những tổ chức thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán đầu tiên. Deutsche Bank AG là đơn vị đầu tiên triển khai dịch vụ này vào 01/2005. Tiếp đó, là một số ngân hàng khác cũng đồng loạt triển khai dịch vụ này, như Far East National Bank (02/2005), UFJ Bank (03/2005), City Bank (10/2005)…

Hiện nay, số lượng ngân hàng thương mại Việt Nam triển khai thực hiện dịch vụ bao thanh toán đã tăng lên: Ngân hàng Kỹ thương (Techcombank), Á Châu (ACB), Ngoại thương (VCB), Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Phương Đông (OCB), Xuất nhập khẩu (Eximbank), Quốc tế (VIB), Đông Nam Á (Seabank), Việt Á, Nam Á, Phát triển nhà Thành phố Hồ Chí Minh (HDB), Phát triển nhà Hà Nội (Habubank), Hàng hải (MSB), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Viettinbank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime bank),… Trong số này, đã có 1 số ngân hàng tham gia vào FCI: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) Kỹ Thương (Techcombank), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Viettinbank). Tuy nhiên, phần lớn các NH trong nước mới chỉ thực hiện dịch vụ BTT mua bán trong nước, trong khi thương mại quốc tế mới tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi nhiều nhà nhập khẩu muốn thanh toán bằng hình thức ghi sổ. Số NH làm dịch vụ BTT quả là quá nhỏ so

với số lượng các NH hiện có và càng quá nhỏ so với một nước đang phát triển và hội nhập như nước ta.

Trong gần 10 năm tham gia thị trường bao thanh toán, Việt Nam đã bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Với xuất phát điểm năm 2005, doanh thu của BTT mới chỉ nhen nhóm với 2 triệu EUR cho cả 2 lĩnh vực trong và ngoài nước, thì đến năm 2009, nước ta đã nâng mức doanh thu lên đến 95 triệu EUR, gấp gần 50 lần sau 4 năm đi vào hoạt động. Tuy nhiên, đến năm 2012, doanh thu của BTT lại giảm xuống còn 61 triệu EUR (Biểu 1). Sự giảm mạnh từ năm 2009 đến năm 2012 phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng nguyên nhân chủ yếu đó là sự suy thoái và khủng hoảng kinh tế trong thời gian này.

Biểu đồ 2.1: Doanh thu của BTT nước ta từ năm 2005 đến năm 2012 (đơn vị Triệu EUR).

95 65 67 61 85 43 16 2 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh thu

(Nguồn www.factor-chain.com Factors Chain International)

Để phân tích rõ hơn về tình hình thực hiện hoạt động BTT ở nước ta từ năm 2005 đến nay, xin đưa ra biểu đồ về doanh thu BTT nội địa và BTT quốc tế của nước ta từ năm 2005 đến năm 2012 (Số liệu thống kê theo www.factor- chain.com)

Biểu đồ 2.2: Doanh thu BTT nội địa và BTT quốc tế từ năm 2005 đến năm 2012 (đơn vị Triệu EUR)

0 2 2 1 1516 2 4143 5 8186 5 9095 25 40 65 25 42 67 21 40 61 0 20 40 60 80 100 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Quốc tế Nội địa Tổng doanh thu

( Nguồn www.factor-chain.com Factors Chain International)

Nhìn vào biểu đồ, ta dễ dàng nhận thấy, khoảng cách giữa doanh thu BTT nội địa và BTT quốc tế đang dần được thu hẹp. Với khởi điểm năm 2005, nước ta chưa có doanh số BTT quốc tế, có nghĩa, hoạt động BTT chỉ thực hiện đối với BTT nội địa. Qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009 tổng doanh số BTT tăng một cách nhanh chóng từ 2 triệu EUR lên đến 85 triệu EUR, nhưng doanh số BTT quốc tế vẫn ở con số 5 triệu EUR chỉ chiếm 1/19 so với tổng doanh thu, đây là một con số quá khiêm tốn. Tuy nhiên, đến năm 2010, doanh số BTT quốc tế đã đạt mức 25 triệu EUR tăng gấp 5 lần so với năm 2009 và giữ tương đối ổn định đến năm 2012, mặc dù tổng doanh thu BTT năm 2010 giảm mạnh so với năm 2009. Đây được xem như một nỗ lực đáng mừng trong hội nhập quốc tế của nước ta, thúc đẩy xuất – nhập khẩu phát triển, tạo được niềm tin trong kinh doanh đồng thời với các bên tham gia BTT quốc tế.

2.3. Một số khó khăn vƣớng mắc trong pháp luật, nghiệp vụ bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)