Hợp đồng bao thanh toán

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay (Trang 49)

6. Bố cục của đề tài

2.1.4.Hợp đồng bao thanh toán

Theo điều 21 Quyết định số 1096/2004/ QĐ-NHNN, Hợp đồng bao thanh toán được định nghĩa như sau:“ Hợp đồng bao thanh toán là văn bản thoả thuận giữa đơn vị bao thanh toán và bên bán hàng về việc mua lại các khoản phải thu phù hợp với các quy định của pháp luật”.

Hơn nữa, hợp đồng bao thanh toán còn được xem là sự thỏa thuận nhất trí của các bên nếu khi tiến hành giao kết hợp đồng các bên tự do,tự nguyện,bình đẳng,thiện chí và trung thực.

Theo Điều 22 Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN có quy định cụ thể về nội dung hợp đồng BTT như sau:

- Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax… của các bên ký hợp đồng bao thanh toán;

- Giá trị các khoản phải thu được bao thanh toán, quyền và lợi ích liên quan đến khoản phải thu theo hợp đồng mua, bán hàng;

- Lãi và phí bao thanh toán;

- Giá mua, bán khoản phải thu: được xác định trên cơ sở giá trị khoản phải thu sau khi trừ đi lãi và phí bao thanh toán.

- Số tiền ứng trước và phương thức thanh toán

- Thông báo về việc bao thanh toán cho bên mua hàng và các bên có liên quan;

- Hình thức bảo đảm cho đơn vị bao thanh toán truy đòi lại số tiền đã ứng trước, giá trị tài sản làm bảo đảm;

- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng bao thanh toán; - Quyền và nghĩa vụ của các bên;

- Phương thức chuyển giao hợp đồng mua, bán hàng, chứng từ bán hàng, quyền, lợi ích và các giấy tờ liên quan đến khoản phải thu được bao thanh toán;

- Quy định về việc truy đòi của đơn vị bao thanh toán; - Giải quyết tranh chấp phát sinh;

- Các thoả thuận khác.

Như vậy, ngoài các điều khoản tùy nghi và thường lệ, hợp đồng bao thanh toán còn có một số điều khoản đặc biệt chủ yếu dưới đây:

- Điều khoản về chủ thể hợp đồng: điều khoản này phải phản ánh được đầy đủ các yếu tố để xác định được tư cách pháp lí của các bên. Mặt khác phải xác định đúng thẩm quyền của người đại diện(đại diện đương nhiên hay

ủy quyền), là căn cứ để xác định cơ quan tài phán và luật áp dụng và đảm bảo hiệu lực của hợp đồng bao thanh toán

- Điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên: đây là cơ sở để các bên thực hiện hợp đồng. Nội dung của quyền và nghĩa vụ các bên trong hoạt động bao thanh toán sẽ được tìm hiểu chi tiết ở phần sau 2.5 của luận văn.

- Điều khoản về nội dung của cấp tín dụng bao thanh toán: phản ánh các yếu tố cơ bản của quan hệ tín dụng ngân hàng, bao gồm các giá trị của các khoản phải thu, lãi, phí bao thanh toán…

- Điều khoản về thủ tục chuyển giao các khoản phải thu: khi chuyển giao các khoản phải thu các bên phải thỏa thuận rõ ràng và cụ thể về:

+ Các loại và phương thức chuyển giao hợp đồng mua bán hàng hóa. + Chứng từ bán hàng và các giấy tờ liên quan đến việc mua hàng và các chứng từ khác có liên quan đến việc giao hàng.

+ Các yêu cầu thanh toán của bên bán hàng với bên mua hàng.

Các bên khi xác lập hợp đồng BTT, cần đặc biệt chú ý đến các điều khoản trên, nhằm tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.

* Giao kết hợp đồng bao thanh toán

Giao kết trong hợp đồng bao thanh toán là quá trình các bên bày tỏ ý chí và kí kết hợp đồng. Quá trình giao kết hợp đồng được thực hiện theo trình tự:

- Thứ nhất, bên bán hàng đề nghị đơn vị bao thanh toán thực hiện bao thanh toán các khoản phải thu:

+ Về bản chất pháp lý, hành vi này của bên bán hàng được xem là một đề nghị giao kết hợp đồng.

+ Bên bán hàng phải thể hiện rõ ý định và các căn cứ của sự đề nghị, phải chịu sự ràng buộc về mặt nội dung đề nghị của mình.

Lợi ích của hoạt động bao thanh toán rất đa dạng, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giúp nhà sản xuất có vốn để tiếp tục hoạt động, vì thế các doanh nghiệp muốn duy trì được mức nhân công và quy mô sản xuất; giúp cho các doanh nghiệp sản xuất hàng thời vụ tiến hành hoạt động sản xuất quanh năm, tránh hiện tượng sa thải công nhân khi hết thời vụ; giúp doanh nghiệp phát triển với tốc độ nhanh hơn.

+ Nội dung đề nghị bao thanh toán phải thể hiện đầy đủ, rõ ràng, toàn diện các khía cạnh pháp lý và kinh tế về các khoản phải thu cũng như tư cách pháp lý của các bên trong giao dịch mua bán hàng hóa.

- Thứ hai, tổ chức bao thanh toán xem xét đề nghị bao thanh toán: Vì bao thanh toán là hoạt động cấp tín dụng ẩn chứa nhiều rủi ro nên tổ chứ bao thanh toán phải thực hiện phân tích các khoản phải thu, tình hình hoạt động và khả năng tài chính của bên bán hàng và bên mua hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trước mắt, các tổ chức tín dụng (TCTD) được phép cũng như các doanh nghiệp khi giao kết hợp đồng bao thanh toán cần phải lường trước vấn đề này để quy định thật cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng. Đặc biệt các TCTD nên thực hiện hình thức bao thanh toán có quyền truy đòi, quy định cụ thể TCTD có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước cho bên bán hàng khi bên mua hàng không có khả năng hoàn thành nghĩa vụ thanh toán khoản phải thu. Qua đó TCTD có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đảm bảo khả năng thu hồi vốn khi cấp tín dụng dưới hình thức bao thanh toán

- Thứ ba, tổ chức bao thanh toán và bên bán hàng thỏa thuận và ký kết hợp đồng bao thanh toán.

Về bản chất pháp lý, hoạt động bao thanh toán là một dạng đặc biệt của chuyển giao quyền yêu cầu trong pháp luật dân sự, nhưng quyền yêu cầu ở đây là khoản phải thu phát sinh từ một hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng

dịch vụ, và quyền yêu cầu này có thể là quyền yêu cầu trong tương lai, chưa tồn tại ở thời điểm giao kết hợp đồng bao thanh toán. Do đó, mặc dù Quy chế bao thanh toán không quy định cụ thể, nhưng nếu khoản phải thu được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp bảo đảm theo quy định của hợp đồng giao kết giữa bên bán và bên mua, thì đơn vị bao thanh toán cũng được hưởng biện pháp bảo đảm đó theo nguyên tắc thế quyền.

Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên cuối cùng kí vào văn bản.

*Một số điểm cần chú ý trong quá trình thực hiện hợp đồng bao thanh toán:

- Theo quy định bao thanh toán chỉ là hình thức cấp tín dụng, nên khoản ứng trước chỉ đơn thuần là khoản cho vay, còn khoản phải thu vẫn là tài sản thuộc sở hữu của người bán. Pháp luật hiện nay vẫn không có quy định liên quan đến việc xác lập mối quan hệ trong việc chuyển giao quyền đòi nợ từ người bán sang đơn vị bao thanh toán

- Quy chế bao thanh toán không đề cập đến “khoản phải thu trong tương lai”, tức khoản phải thu sẽ hình thành khi người bán chuyển giao hàng hoá, dịch vụ cho người mua theo hợp đồng đã giao kết.

- Bao thanh toán ở Việt Nam chủ yếu ở dạng có truy đòi, làm hạn chế khả năng chuyển đổi rủi ro của các doanh nghiệp.

- Quy trình hoạt động bao thanh toán theo Điều 13 của Quy chế 1096 cho thấy đơn vị bao thanh toán chỉ có thể chuyển tiền ứng trước cho bên bán hàng sau khi khoản phải thu theo hợp đồng mua bán hàng hóa đã tồn tại. Điều này sẽ hạn chế hoạt động bao thanh toán ở Việt Nam bởi vì theo thông lệ, hoạt động bao thanh toán bao gồm việc mua lại các khoản phải thu đang tồn

tại (nhưng không có sự hiện diện của thương phiếu) hay khoản phải thu trong tương lai miễn là khoản phải thu này có thể xác định.

- Đơn vị bao thanh toán có quyền yêu cầu các khoản phải thu phát sinh từ một hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, và quyền yêu cầu này có thể là quyền yêu cầu trong tương lai, chưa tồn tại ở thời điểm giao kết hợp đồng bao thanh toán. Dù Quy chế bao thanh toán không quy định cụ thể, nhưng nếu khoản phải thu được bảo đảm thực hiện bằng biện pháp bảo đảm theo quy định của hợp đồng giao kết giữa bên bán và bên mua, thì đơn vị bao thanh toán cũng được hưởng biện pháp bảo đảm đó.

- Khoản phải thu là một dạng tài sản vô hình, có thể chưa tồn tại tại thời điểm giao kết hợp đồng bao thanh toán, nên người bán hàng hóa, dịch vụ có thể cùng một lúc bán một khoản phải thu cho nhiều đơn vị bao thanh toán hoặc vừa bán khoản phải thu, vừa cầm cố khoản phải thu đó để bảo đảm cho một khoản vay tại một TCTD khác.

- Tại điểm d khoản 1 Điều 13 Quy chế 1096 bao thanh toán quy định bên bán hàng và đơn vị bao thanh toán có nghĩa vụ đồng thông báo cho bên mua hàng về hợp đồng bao thanh toán. Đồng thời, người mua hàng có nghĩa vụ xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận được thông báo và cam kết về việc thanh toán cho đơn vị bao thanh toán theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 25 Quy chế bao thanh toán. Nếu bên mua hàng đã thanh toán cho đơn vị bao thanh toán thứ hai sau khi đã được đơn vị bao thanh toán thứ nhất thông báo thì bên mua này sẽ vẫn tiếp tục có nghĩa vụ đối với đơn vị bao thanh toán thứ nhất hay không sẽ là một vấn đề khó khăn. Điều này phụ thuộc vào luật ưu tiên của từng quốc gia, từng khoản phải thu cụ thể và khả năng lừa đảo của bên bán hay bên mua. Các bên tham gia hợp đồng có thể thông đồng để gây khó dễ cho tổ chức tín dụng.

- Sau khi ký kết hợp đồng bao thanh toán, gửi thông báo cho bên mua và nhận xác nhận cũng như cam kết thanh toán của bên mua (nếu có), đơn vị bao thanh toán nhất thiết phải đăng ký khoản phải thu đó tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới hoàn toàn được bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nếu bên mua vì một lý do nào đó trả tiền cho bên bán, thì đơn vị bao thanh toán có thể buộc bên mua phải trả khoản phải thu đó cho mình một lần nữa. Không những thế, trong trường hợp này, bên bán cũng có nghĩa vụ bảo vệ quyền lợi của đơn vị bao thanh toán, giữ khoản tiền nhận từ bên mua sau đó phải chuyển giao số tiền này cho đơn vị bao thanh toán. Việc đăng ký khoản phải thu đó còn bảo vệ quyền lợi của đơn vị bao thanh toán đối với các chủ nợ khác của người bán khi người bán phá sản; và khi hàng hóa bị người mua từ chối hay bị trả lại, đơn vị bao thanh toán có quyền ưu tiên đối với hàng hóa đó. Ở Mỹ, đơn vị bao thanh toán có thể đăng ký với Thư ký của tiểu bang nơi người bán có trụ sở chính. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay Quy chế bao thanh toán không có quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm và khoản phải thu cũng không là đối tượng đăng ký giao dịch bảo đảm.

- Theo mục c, d, đ, e, khoản 1, Điều 13 của Quyết định 1096/2004/QĐ- NHNN, khi người bán và đơn vị bao thanh toán đồng ký gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng, mà bên mua hàng không đồng ý, không gửi văn bản xác nhận về việc đã nhận thông báo thì sẽ gây khó khăn cho cả người bán và đơn vị bao thanh toán. Bởi vì, pháp luật sẽ không thừa nhận dịch vụ bao thanh toán nếu không có sự chấp nhận bằng văn bản của khách hàng phải trả nợ. Cũng theo đề mục trên, khi người bán và đơn vị bao thanh toán thỏa thuận, kí kết hợp đồng bao thanh toán, sẽ phải đồng ký gửi văn bản thông báo về hợp đồng bao thanh toán cho bên mua hàng. Như vậy, chưa đủ cơ sở để xác định thông báo có hiệu lực thi hành cho tất cả các bên.

- Trong qua trình đòi nợ người mua hàng, ĐVBTT có thể chỉ được chi trả phần giá trị tương ứng với khoản phải thu trên hợp đồng sau khi đã trừ đi phần mà người bán còn nợ người mua. Ví dụ như nếu trước khi phát sinh khoản phải thu trong hợp đồng bao thanh toán, người mua có mua một lệnh phiếu của người bán thì sau khi mua hàng theo hợp đồng, người mua có quyền khấu trừ giá trị của lệnh phiếu vào giá trị khoản phải thu. Điều này là vô cùng nguy hiểm trong trường hợp người bán bị phá sản dù hợp đồng có quyền truy đòi.

- Thực tế cho thấy việc khởi kiện tại tòa án chưa thực sự là phương thức hiệu quả để bảo vệ quyền lợi cho chủ nợ. Thủ tục tố tụng kinh tế và dân sự còn quá phức tạp, chi phí kiện tụng tốn kém, công tác thi hành án còn nhiều bất cập,… Sau một chặng đường dài tốn kém thời gian và tiền bạc, kết quả là ngân hàng vẫn đứng trước nguy cơ không thu hồi được khoản nợ.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay (Trang 49)