Các loại hình bao thanh toán

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay (Trang 28)

6. Bố cục của đề tài

1.1.3.Các loại hình bao thanh toán

1.1.3.1. Phân loại theo phạm vi địa lý

1.1.3.1.1. BTT trong nước:

BTT trong nước là dịch vụ BTT được cung cấp cho người bán và người mua ở trong cùng một quốc gia, có hoạt động mua bán hàng hóa/ dịch vụ diễn ra trong phạm vi địa giới hành chính của một quốc gia.

1.1.3.1.2. BTT quốc tế:

BTT quốc tế là dịch vụ BTT được cung cấp cho người xuất khẩu và người nhập khẩu ở hai quốc gia khác nhau, có hoạt động mua bán hàng vượt qua địa giới của một quốc gia.

Về cơ bản, trình tự của dịch vụ BTT quốc tế cũng tương tự như trình tự của dịch vụ BTT trong nước. Điểm khác biệt là khả năng có sự tham gia của hệ thống hai đại lý (hai đơn vị BTT đứng ra làm đại lý cho nhau để cung cấp dịch vụ cho người xuất khẩu và người nhập khẩu). Các đại lý thường có trụ sở tại nước của người xuất khẩu và nước của người nhập khẩu. BTT quốc tế thường được chia làm hai loại: BTT xuất khẩu và BTT nhập khẩu.

BTT NK trực tiếp là dịch vụ BTT mà trong đó người XK chuyển nhượng các khoản phải thu cho một ĐVBTT ở nước người NK. Đây là dịch vụ BTT thường xuyên được áp dụng trong trường hợp dung lượng XK lớn đối với một nước NK cụ thể. Phương án này rẻ và tiết kiệm thời gian thu nợ nhưng không phục vụ mục đích cung cấp tài chính cho người XK. ĐVBTT chỉ cung cấp dịch vụ thu nợ và bảo hiểm rủi ro khi người NK mất khả năng thanh toán.

cho một ĐVBTT ở ngay nước người XK. ĐVBTT cung cấp chức năng tài trợ và bảo hiểm rủi ro khi người NK mất khả năng thanh toán để bảo hiểm rủi ro, ĐVBTT phải mua bảo hiểm tín dụng của công ty bảo hiểm. Ưu điểm của loại BTT này là chi phí thấp, liên lạc giữa người XK và ĐVBTT chặt chẽ, nhưng nhược điểm là khả năng nắm bắt thông tin về người NK, luật pháp và tập quán của nước NK kém. Trên thực tế, việc khó liên lạc với người NK, rủi ro tín dụng và tranh chấp phát sinh là những vấn đề nghiêm trọng trong thanh toán XK nên chi phí của loại BTT này thực ra có thể không rẻ chút nào. Thông thường, BTT XK trực tiếp chỉ áp dụng đối với các thị trường XK láng giềng.

1.1.3.2. Phân loại theo chức năng hoạt động

1.1.3.2.1. Chiết khấu hóa đơn (invoice discounting):

Chiết khấu hóa đơn là dịch vụ BTT chỉ cung cấp chức năng tài trợ (tạm ứng trước) mà không cung cấp các chức năng còn lại. Người bán tự theo dõi sổ sách bán hàng, thu nợ từ người mua, và chuyển tiền thanh toán cho ĐVBTT. Người bán tự chịu rủi ro khi người mua không thanh toán. Đôi khi, người ta còn gọi chiết khấu hóa đơn là BTT kín vì người mua không hề hay biết về việc người bán đã chuyển nhượng các khoản phải thu cho ĐVBTT.

1.1.3.2.2. BTT trung gian:

BTT trung gian tương tự như dịch vụ chiết khấu hóa đơn, nhưng người mua được thông báo về việc người bán đã chuyển nhượng các khoản phải thu cho ĐVBTT để tăng mức độ an toàn cho ĐVBTT. Sở dĩ nó được gọi là BTT trung gian vì người bán hàng đứng ra làm trung gian giữa người mua và ĐVBTT để theo dõi sổ sách bán hàng và thu nợ từ người mua hàng. Trong một số trường hợp, người mua được yêu cầu thanh toán trực

tiếp cho ĐVBTT. Thường thì hình thức này được sử dụng đối với người bán hàng có nhiều người mua hàng nhỏ nhưng không đủ tiên chuẩn để sử dụng dịch vụ chiết khấu hóa đơn. Một biến tấu của BTT trung gian là ĐVBTT theo dõi sổ sách bán hàng nhưng cho phép người bán thực hiện chức năng thu nợ.

1.1.3.2.3. BTT đến hạn:

BTT đến hạn là dịch vụ BTT cung cấp tất cả các chức năng BTT trừ chức năng tài trợ.

1.1.3.2.4. BTT thu hộ:

BTT thu hộ là dịch vụ BTT chỉ cung cấp chức năng thu hộ các khoản thu phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định trước ngày ĐVBTT đồng ý cung cấp dịch vụ. Người bán có trách nhiệm theo dõi sổ sách và thu nợ cho tới tận ngày đó. ĐVBTT chỉ thu hộ tất cả các khoản phải thu hiện có tại thời điểm đồng ý cung cấp dịch vụ và sẽ không thu những khoản phải thu phát sinh sau thời điểm này.

1.1.3.2.5. BTT có truy đòi:

BTT có truy đòi là dịch vụ BTT có tất cả các chức năng BTT trừ chức năng bảo hiểm rủi ro tín dụng. Nếu các khoản phải thu (đã được chuyển nhượng) đến hạn mà ĐVBTT không đòi được từ người mua hàng thì ĐVBTT có quyền truy đòi lại số tiền đã ứng trước/ thanh toán cho người bán hàng.

1.1.3.2.6. BTT miễn truy đòi:

BTT miễn truy đòi là dịch vụ BTT cung cấp chức năng bảo hiểm rủi ro tín dụng, ĐVBTT phải chịu rủi ro không thu được tiền thanh toán với điều kiện không có tranh chấp giữa người bán và người mua. ĐVBTT

không có quyền đòi lại số tiền đã ứng trước/thanh toán cho người bán hàng và phải thanh toán đầy đủ 100% trị giá hóa đơn. Dịch vụ BTT đầy đủ và BTT đến hạn chính là BTT miễn truy đòi.

1.1.3.3. Phân loại theo phạm vi áp dụng đối với người mua/bán

1.1.3.3.1. Theo phạm vi áp dụng BTT đối với số lượng hóa đơn của 1 người bán:

- BTT toàn bộ:

BTT toàn bộ là dịch vụ BTT áp dụng đối với toàn bộ các hóa đơn thương mại phát hành ra của một người bán hàng hoặc toàn bộ hóa đơn thương mại của người bán hàng phát ra để đòi tiền một hoặc một số người mua hàng.

- BTT một phần:

BTT một phần là dịch vụ BTT áp dụng đối với một số hóa đơn phát hành của người bán hàng đòi tiền một hoặc một số người mua hàng.

1.1.3.3.2. Theo phạm vi giao dịch của ĐVBTT với người mua:

- BTT kín: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

BTT kín là dịch vụ BTT cung cấp cho người bán, nhưng người mua không hay biết về việc người bán đã chuyển nhượng các khoản phải thu cho ĐVBTT. Người mua thanh toán tiền hàng cho người bán hàng như thông lệ và người bán chuyển số tiền hàng này cho ĐVBTT. Một biến tấu của BTT kín là sự kết hợp giữa chức năng tài trợ và chức năng bảo hiểm rủi ro tín dụng.

- BTT công khai:

thời người mua được thông báo về việc người bán chuyển nhượng các khoản phải thu cho ĐVBTT. Người mua thanh toán số tiền hàng trực tiếp cho ĐVBTT.

1.1.3.4. Phân loại theo sự liên kết hoạt động

BTT giáp lưng: là một thỏa thuận phù hợp nhất đối với các khoản nợ giữa các nhà phần phối độc quyền (đồng thời là người NK) và nhà cung cấp sản phẩm (người XK). Người XK vẫn ký hợp đồng bình thường với ĐVBTT XK. Nhưng giữa ĐVBTT NK và nhà phân phối (nhà NK) tồn tại một hợp đồng BTT độc lập, trong đó quy định quyền bù trừ giữa những khoản phải thu phát sinh từ việc bán hàng trong nước của nhà phân phối và các khoản nợ của nhà phân phối (người NK) đối với người XK (người cung cấp bán hàng). Điều này có nghĩa ĐVBTT NK đồng thời cung cấp dịch vụ BTT trong nước cho nhà phân phối.

1.1.3.5. Phân loại theo thời gian

1.1.3.5.1. BTT ứng trước:

BTT ứng trước là loại hình BTT theo đó đơn vị BTT chiết khấu các khoản phải thu trước ngày đáo hạn và ứng trước tiền cho đơn vị bán hàng (có thể đến 80% giá trị hóa đơn).

1.1.3.5.2. BTT khi đến hạn:

BTT khi đến hạn là loại BTT theo đó đơn vị BTT sẽ trả cho các khách hàng của mình (người bán hàng) số tiền bằng giá mua của các khoản BTT khi đáo hạn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hiện nay (Trang 28)