Xử lý các khoản nợ và trình tự thanh toán

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý và thanh lý tài sản phá sản qua thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 43)

Luật phá sản rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường vì nó quy định về trình tự giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản, nhằm mục đích giúp cho DN phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc thanh lý tài sản của DN để trả cho các chủ nợ khi DN mất khả năng thanh toán. Luật phá sản điều chỉnh việc bên mắc nợ mất khả năng thanh toán tất cả các nghĩa vụ, thông thường được hiểu là số nợ lớn hơn giá trị tài sản. Bản chất của phá sản là giải quyết vấn đề tài sản của DN mắc nợ cho các chủ nợ. Quy định về phân chia tài sản có khác nhau giữa các nước, song nói chung các chủ nợ có bảo đảm có quyền ưu tiên thanh toán trước tiên, sau đó đến các chủ nợ được ưu tiên thanh toán theo quy định pháp luật; cuối cùng là các chủ nợ không có đảm bảo khác.

Điều 38 Luật phá sản của Trung Quốc quy định về thứ tự phân chia tài sản là: Khấu trừ các khoản chi phí từ phá sản; Các khoản lương trả cho công nhân viên chức và chi phí bảo hiểm lao động mà DN phải thanh toán; Các khoản thuế mà DN phải thanh toán; Các yêu cầu trong phá sản, Trong trường hợp tài sản không đủ để đáp ứng yêu cầu thanh toán theo trật tự ưu tiên thì sẽ được phân chia theo tỷ lệ [53].

41

Luật phá sản Hoa Kỳ quy định về trình tự phân chia tài sản là: Các chủ nợ có đảm bảo thu hồi nợ theo lợi ích đã được đảm bảo; Các chủ nợ được trao quyền thu hồi nợ được ưu tiên theo một thứ tự đã quy định; Việc thanh toán nợ cho các chủ nợ không đảm bảo đã đưa ra những yêu cầu kịp thời, đúng hạn; Việc thanh toán nợ cho các chủ nợ không đảm bảo đã đưa ra những yêu cầu muộn hơn; Những khoản thanh toán đối với những thiệt hại có tính chất trừng phạt làm gương cho kẻ khác; Những chi phí từ ngày khởi kiện cho đến khi các công việc trên được tiến hành; Tài sản còn lại thì giao cho chủ nợ. Những khiếu nại cùng hàng thì được trả theo một tỷ lệ tương ứng [63].

Nhìn chung việc giải quyết phá sản là nhằm bảo vệ cho quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ, tài sản của DN sau khi được thanh lý sẽ tiến hành

trả nợ. LPS 2004 quy định chi tiết về xử lý nợ tại các Điều 34, 35, 37, 38, 39.

- Xử lý các khoản nợ chưa đến hạn (Điều 34). Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với DN thì các khoản nợ chưa đến hạn vào thời điểm mở thủ tục thanh lý được xử lý như các khoản nợ đến hạn, nhưng không được tính lãi đối với thời gian chưa đến hạn.

- Xử lý các khoản nợ được đảm bảo bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố. Theo quy định tại các Điều 35 LPS 2004, Điều 336, 338 BLDS 2005, chủ nợ có khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được ưu tiên thanh toán bằng tài sản đó. Trường hợp tài sản thế chấp hoặc cầm cố không đủ thanh toán số nợ thì phần còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của DN và được coi như khoản nợ không có đảm bảo của chủ nợ; nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản còn lại của DN. Như vậy, tài sản đảm bảo sẽ

42

được bán đi để thanh toán cho các chủ nợ trước khi thanh lý tài sản theo nguyên tắc nhất định vừa bảo vệ quyền lợi cho chủ nợ, vừa đảm bảo lợi ích cho DN lâm vào tình trạng phá sản.

- Xử lý các khoản nợ không có đảm bảo

Theo Luật phá sản doanh nghiệp 1993, các khoản nợ không có đảm bảo được ưu tiên thanh toán theo trình tự: Các khoản lệ phí, các chi phí theo quy định của pháp luật cho việc giải quyết phá sản của doanh nghiệp; Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; Các khoản nợ thuế; Các khoản nợ cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ.

LPS 2004 không coi Nhà nước là một chủ thể đặc biệt để được ưu tiên thanh toán ở thứ tự thứ ba, mà coi nhà nước như các chủ nợ không có đảm bảo khác và cùng được thanh toán ở một thời điểm. Trình tự giải quyết các khoản nợ không có đảm bảo theo trình tự: Phí phá sản; Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ (Khoản 1 Điều 37).

+ Thứ tự ưu tiên thanh toán đầu tiên là phí phá sản: đối với các khoản nợ không có đảm bảo thì phí phá sản được ưu tiên thanh toán đầu tiên. LPS quy định từng trường hợp cụ thể Toà án sẽ quyết định việc nộp phí phá sản (Điều 21 LPS).

Nghị quyết số: 03/2005/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành điều 21 LPS như sau: Trong trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản, thì Toà án quyết định mức phải nộp theo quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Toà

43

án. Trong khi chưa có quy định mới của Nhà nước về phí phá sản, thì Toà án căn cứ vào Điều 41 Nghị định số 189/CP ngày 23-12-1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 về chi phí phá sản, Điều 34 Nghị định số 70/CP của Chính phủ về án phí, lệ phí Toà án để quyết định việc nộp tiền tạm ứng phí phá sản trong từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp phí phá sản do ngân sách nhà nước tạm ứng được quy định tại khoản 3 Điều 21 của LPS thì Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và tiến hành thủ tục phá sản theo quy định của LPS và hướng dẫn tại Nghị quyết này. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện một số hành vi nhất định (thu hồi nợ, bán tài sản...) để lấy tiền nộp tiền tạm ứng phí phá sản.

Về việc tạm ứng chi phí phá sản, hiện nay việc tạm ứng chi phí phá sản được được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 70/CP của Chính phủ về án phí, lệ phí toà án, theo đó người yêu cầu mở thủ tục phá sản chỉ phải nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản là 300.000 đồng. Mức tạm ứng chi phí này so với thực tiễn rất nhiều công việc Toà án phải tiến hành trong quá trình giải quyết một vụ phá sản như: đăng thông báo quyết định mở thủ tục phá sản, giám định, định giá, bán đấu giá tài sản của DN phá sản… là không hợp lý. Như vậy, trường hợp người yêu cầu mở thủ tục phá sản hoặc DN bị yêu cầu mở thủ tục phá sản không nộp khoản chi phí này thì Toà án không thể lấy kinh phí của Toà án để tiến hành các thủ tục vì các nguồn chi của Toà án là ổn định, không mang tính đột biến. Về mặt tâm lý, trên thực tế khi các DN được Toà án đưa vào tham gia TQLTLTS để họ tạm ứng các chi phí phá sản nhưng DN thường không muốn tham gia vì họ chưa muốn tạm ứng chi phí phá sản khi không rõ các khoản nợ thu hồi của họ là bao nhiêu.

44

trường hợp Toà án đã thụ lý đơn yêu cầu mở th tục phá sản, nhưng sau đó Toà án lại ra Quyết định đình chỉ việc giải quyết phá sản với lý do người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút đơn yêu cầu. Trường hợp này, phí và lệ phí phá sản ai phải chịu trong quá trình thực hiện các thủ tục đã tiến hành, như: đăng báo, các chi phí của TQLTLTS…vì theo Khoản 2 Điều 193 Bộ luật tố tụng dân sự tạm ứng phí phá sản bị sung công quỹ Nhà nước.

Ngày 24/10/2008 Toà Kinh tế TAND thành phố Hà Nội thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (hồ sơ phá sản thụ lý số 10/2008/PSDN) của Công ty Cổ phần Hạ tầng Sông Đà, trụ sở Toà nhà Sông Đà, Phạm Hùng- Từ Liêm- Hà Nội đối với Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội, trụ sở Số 59 Quang Trung- Hai Bà Trưng- Hà Nội. gày 15 tháng 4 năm 2009, Công ty CP Hạ tầng Sông Đà có đơn xin rút yêu cầu phá sản. Thẩm phán ra Quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản (QĐ số 01/ĐC-PS ngày 15/9/2009), số tiền tạm ứng phí án phí phá sản 300.000 đồng theo biên lai số 007521 ngày 10.10.2008 của Công ty CP Hạ tầng Sông Đà tại thi hành án dân sự thành phố Hà Nội được xung công quỹ [42].

, sai

phạm có liên quan đến việc thu án phí của Toà án trong quá trình giải quyết phá sản. Công ty Vina Haeng Woon (đã được Báo lao động đưa tin năm 2008), sau khi Giám đốc Cty Vina Haeng Woon đã bỏ trốn ngày 18.10.2008, để lại khoản nợ của 775 công nhân với 1,352 tỉ đồng tiền lương tháng 9.2008 (chưa kể nợ BHXH 1,7 tỉ đồng). Ngay sau khi vụ việc xảy ra, từng công nhân đã viết giấy ủy quyền cho Liên đoàn lao động quận 8 khởi kiện ra toà đòi nợ lương. Ban Thường vụ LĐLĐ Q.8 quyết định cử đại diện nộp đơn yêu cầu TAND TPHCM mở thủ tục phá sản DN để giải quyết quyền lợi công nhân. Khi tiếp nhận thụ lý vụ án, cán bộ T đã chấp nhận tình trạng đơn uỷ quyền của công nhân cùng

45

bảng lương tháng 9.2008 và yêu cầu quận 8 nộp tạm ứng án phí 500.000 đồng (ngày 21.1.2009). Đến ngày 15.4 (tức gần 3 tháng sau), TAND TPHCM lại mời Liên đoàn lao động Q.8 làm việc và đưa ra 3 yêu cầu, trong đó có yêu cầu Liên đoàn lao động Q.8 phải nộp tiếp 20 triệu đồng tạm ứng phí phá sản. Luật Phá sản 2004 tại Điều 14 và các khoản 2, 3 Điều 21, quy định người lao động nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không phải chịu phí phá sản, TAND TPHCM yêu cầu Liên đoàn lao động Q.8 nộp 20 triệu đồng là không có căn cứ.

, lao cho

TQLTLTS. Theo quy định thì Tổ trưởng và thành viên của TQLTLTS được hưởng thù lao theo quy định của Bộ Tài chính, nhưng đến nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Do đó, trên thực tế thù lao cho thành viên Tổ này được tính 20.000 đồng/ngày/người hoặc tính trung bình thời gian làm việc của Tổ và tính khoảng 300.000 đồng/tháng/người.

+ Thứ tự thanh toán thứ hai là các khoản nợ của người lao động, bao gồm các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.

Sau chi phí phá sản, ưu tiên thanh toán thứ hai thuộc về các khoản nợ cho người lao động. Khi DN bị phá sản, quyền và lợi ích của người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp, vì đa số người lao động sống bằng tiền công hàng tháng của họ. Tháng 8 vừa qua, hành chục công nhân của hai Công ty TNHH Sin B (Quận 12 TP Hồ CHí Minh) và Công ty TNHH Hoàng Nghiệp (Quận Bình Tân- TP.HCM) đã phải bật khóc khi chứng kiến cảnh cơ quan thi hành án kê biên tài sản doanh nghiệp để trả lại cho một chủ nợ khác của công ty, trong khi đó tiền

46

lương và bảo hiểm xã hội của họ chưa được thanh toán. Đây là hai DN nước ngoài xảy ra hiện tượng chủ bỏ trốn, nợ công nhân hơn 400 triệu đồng lương, chưa kể hàng trăm triệu đồng nợ bảo hiểm xã hội [74].

Về vấn đề giải quyết quyền lợi của người lao động ở DN bị phá sản, ngày 15-7-2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2005/NĐ-CP. Theo quy định tại Nghị định này thì khi DN có quyết định tuyên bố phá sản thì quyền lợi của người lao động phải được thanh toán. Đầu tiên là phải thanh toán tiền lương và phụ cấp mà DN còn nợ người lao động tính đến thời điểm người lao động nghỉ việc; tiền trợ cấp thôi việc; tiền mà DN phải bồi thường hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động; tiền nợ cơ quan bảo hiểm xã hội mà DN có trách nhiệm phải đóng bảo hiểm cho người lao động. Ngoài ra, khi DN bị phá sản, người lao động còn được hưởng trợ cấp nửa tháng lương. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp Nhà nước bị phá sản trong giai đoạn thực hiện Nghị định 41 của Chính phủ về chính sách đối với người lao động thì người lao động vẫn được hưởng chế độ theo quy định tại Nghị định đó.

Để được giải quyết quyền lợi của mình, người lao động cần gửi giấy đòi nợ, trong đó kê khai đầy đủ các khoản mà DN còn nợ mình, kèm theo hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, số lượng, bảng chấm công v.v. cho TQLTLTS; Tổ này có trách nhiệm thanh toán một lần cho từng người lao động hoặc thân nhân của họ.

+ Thứ ba là đến các khoản nợ không có đảm bảo phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ.

Sau khi thanh toán các khoản nợ cho người lao động, thứ tự thứ ba là đến trả các khoản nợ không có đảm bảo trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán

47

đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng. Các khoản nợ không có đảm bảo bao gồm khoản nợ các nhà đầu tư, nợ các cá nhân, tổ chức khác, nợ các đối tác của DN, các khoản nợ thuế của nhà nước, các khoản phạt vi phạm hành chính.

Pháp luật phá sản các nước đều không phân biệt nhà nước với các chủ nợ là cá nhân, tổ chức khác, quyền lợi của các chủ thể là như nhau trong việc được thanh toán khoản nợ của mình. Quy định này của LPS là phù hợp với thông lệ chung của thế giới, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, ổn định, giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn trong giao dịch với DN.

Trường hợp giá trị tài sản của DN, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản cho các chủ nợ không có đảm bảo trong danh sách chủ nợ mà vẫn còn thừa thì phần còn lại thuộc về: xã viên hợp tác ; chủ doanh nghiệp tư nhân; các thành viên của công ty, các cổ đông của công ty cổ phần; chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước (khoản 2 Điều 37 LPS).

Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản trong trường hợp: DN không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản hoặc phương án phân chia tài sản đã được thực hiện xong.

Đối với người bảo lãnh của DN (nếu có), trong trường hợp người bảo lãnh của DN đã dùng tài sản của họ để trả nợ thay cho DN lâm vào tình trạng phá sản thì người bảo lãnh được coi là chủ nợ không có đảm bảo.

Tài sản của DN sau khi thanh lý sẽ được thanh toán theo thứ tự nêu trên, có thể thấy rằng LPS đã xác định cách thức xử lý tài sản phá sản một

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý và thanh lý tài sản phá sản qua thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)