Về nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của TQLTLTS

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý và thanh lý tài sản phá sản qua thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 28)

* Nhiệm vụ, quyền hạn của TQLTLTS

Từ việc quy định khác nhau về người quản lý tài sản trong pháp luật phá sản của các nước, dẫn đến việc quy định không giống nhau về nhiệm vụ, quyền hạn của chủ thể này. Nếu như phần lớn pháp luật các nước quy định chủ thể quản lý tài sản là một người và có quyền chủ động trong việc giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của con nợ và kiểm soát cũng như thanh lý TSPS thì theo Điều 10 LPS và Nghị định 67/2006/NĐ/CP quyền này

trao cho TQLTLTS, gồm một nhóm người với quy định về nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:

- Lập bảng kê toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, hợp tác xã. Sau khi tiến hành kiểm kê tài sản theo luật định, TQLTLTS lập bảng kê toàn bộ tài sản của DN để gửi cho Toà án. Nếu cần có thời gian dài hơn để kiểm kê tài sản của DN thì TQLTLTS phải có văn bản đề nghị Thẩm phán gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá ba mươi ngày (Khoản 1,2 Điều 50 LPS). Trong trường hợp xét thấy việc kiểm kê, xác định giá trị tài sản của DN không chính xác thì TQLTLTS tổ chức kiểm kê, xác định lại giá trị một phần hoặc toàn bộ tài sản của DN. Giá trị tài sản được xác định theo giá thị trường tại thời điểm kiểm kê (Khoản 3 Điều 50 LPS).

- Giám sát, kiểm tra việc sử dụng tài sản của DN. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, TQLTLTS có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc sử dụng tài sản và hoạt động kinh doanh của DN nhằm mục đích không cho DN cất giấu, tẩu tán tài sản, thanh toán nợ không có đảm bảo, từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ, chuyển các khoản nợ không có đảm bảo thành nợ có đảm bảo

26

bằng tài sản của DN. Ngoài ra, TQLTLTS còn giám sát một số hoạt động của DN như: cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng, cho, cho thuê tài sản, nhận tài sản từ một hợp đồng chuyển nhượng, chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực, vay tiền, bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản, thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của DN và trả lương cho người lao động trong DN; vì các hoạt động này phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán trước khi thực hiện (Điều 31 LPS). Nếu trong quá trình thực hiện việc kiểm tra, giám sát có phát hiện vi phạm thì TQLTLTS trong phạm vi thẩm quyền có thể xử lý hoặc đề nghị Thẩm phán xem xét giải quyết.

- Đề nghị Thẩm phán quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của DN trong trường hợp cần thiết. Trong một số trường hợp, nếu cần thiết TQLTLTS sẽ đề nghị Thẩm phán ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khấn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của DN lâm vào tình trạng phá sản, như: cho bán những hàng hoá dễ bị hư hỏng, hàng hoá sắp hết thời hạn sử dụng, hàng hoá không bán đúng thời điểm sẽ khó có khả năng tiêu thụ, kê biên, niêm phong tài sản của DN (Điều 55 LPS).

- Lập danh sách các chủ nợ và số nợ phải trả cho từng chủ nợ, những người mắc nợ và số nợ phải đòi của DN. Dựa trên sổ sách, chứng từ và giấy đòi nợ mà chủ nợ gửi đến, TQLTLTS phải lập danh sách chủ nợ và số nợ. Trong danh mỗi chủ nợ và phân định rõ các khoản nợ không có đảm bảo, có đảm bảo, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn. Danh sách này phải được niêm yết công khai tại trụ sở Toà án tiến hành thủ tục phá sản và trụ sở chính của DN trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày niêm yết. Trong thời hạn này, DN, các chủ nợ có quyền khiếu nại với Toà án về danh sách chủ nợ. Trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian gặp phải trở ngại đó không tính vào thời hạn mười ngày

27

quy định (Điều 52 LPS). Bên cạnh đó, TQLTLTS phải lập danh sách những người mắc nợ DN. Trong danh sách này phải ghi rõ số nợ của mỗi người mắc nợ, trong đó phân định rõ các khoản nợ có bảo đảm, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn. Danh sách người mắc nợ được niêm yết công khai tại trụ sở Toà án tiến hành thủ tục phá sản và trụ sở chính của DN trong thời hạn mười ngày như trên, và DN, người mắc nợ cũng có quyền khiếu nại về danh sách này (Điều 53 LPS).

- Để tiến hành công việc thanh lý tài sản TQLTLTS phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Thu hồi và quản lý tài sản, tài liệu, sổ kế toán và con dấu của DN bị áp dụng thủ tục thanh lý; Thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định của Thẩm phán; Phát hiện và đề nghị Thẩm phán ra quyết định thu hồi lại tài sản, giá trị tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài sản của DN bị áp dụng thủ tục thanh lý đã bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 43 về các giao dịch bị coi là vô hiệu; Thi hành quyết định của Thẩm phán về việc bán đấu giá tài sản của DN bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản theo quy định của pháp luật về bán đấu giá; Gửi các khoản tiền thu được từ những người mắc nợ và từ việc bán đấu giá tài sản của DN vào tài khoản mở tại ngân hàng; Thi hành các quyết định khác của Thẩm phán trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản. (khoản đ, e, g, h, i, k Điều 10 LPS)

Như vậy, TQLTLTS vừa có nhiệm vụ quản lý tài sản vừa có chức năng thanh lý tài sản dưới sự giám sát của Toà án với các nhiệm vụ cụ thể nêu trên nhằm bảo quản tài sản của DN để thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho các chủ nợ.

- TQLTLTS có trách thông báo cho hội nghị chủ nợ về tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của DN lâm vào tình trạng phá sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ và các nội dung khác nếu xét thấy cần thiết. Dựa trên thông báo của Tổ QLTLTS, hội nghị chủ nợ sẽ thảo luận về

28

các nội dung được thông báo, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn về những vấn đề thuộc thẩm quyền của hội nghị, ng trong việc xem xét vấn đề phục hồi hoạt động kinh doanh của DN.

* Hoạt động của TQLTLTS

Nghị định số 67/2006/NĐ-CP ngày 11-7-2006 hướng dẫn chi tiết nguyên tắc và chế độ làm việc của TQLTLTS như sau :

- TQLTLTS làm việc dưới sự điều hành của Tổ trưởng TQLTLTS và chịu sự giám sát của Thẩm phán. Thành viên của TQLTLTS thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của LPS, của Nghị định này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Tuỳ theo tính chất và nội dung của từng công việc, Tổ trưởng TQLTLTS phân công các thành viên thực hiện các công việc quy định tại Điều 10 của LPS. Ngay sau khi có quyết định thành lập TQLTLTS, Tổ trưởng TQLTLTS phải tổ chức phiên họp thứ nhất để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và thông báo địa điểm, kế hoạch làm việc của Tổ theo quy định tại Điều 10 của LPS.

- Phiên họp của TQLTLTS chỉ được tiến hành khi có sự tham gia của ít nhất hai phần ba (2/3) tổng số thành viên. Các quyết định của TQLTLTS chỉ được thông qua khi có sự đồng ý của đa số thành viên có mặt tại cuộc họp, trường hợp có số phiếu ngang nhau thì ý kiến của Tổ trưởng có tính quyết định.

- Trong quá trình hoạt động, TQLTLTS được quyền sử dụng cơ sở vật chất của cơ quan thi hành án dân sự và TAND. Các cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có nghĩa vụ hỗ trợ TQLTLTS thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Sổ sách và giấy tờ có liên quan đến hoạt động của TQLTLTS được lưu giữ tại cơ quan thi hành án, Toà án và do Tổ trưởng TQLTLTS quản lý. Trường

29

hợp DN bị tuyên bố phá sản và TQLTLTS giải thể thì hồ sơ liên quan đến hoạt động của TQLTLTS được lưu giữ tại TAND thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Mọi giấy tờ giao dịch liên quan tới hoạt động của TQLTLTS phải được Thẩm phán hoặc Chấp hành viên có thẩm quyền ký tên và đóng dấu.

- TQLTLTS mở tài khoản riêng để phục vụ cho việc QLTLTS của DN lâm vào tình trạng phá sản. Tổ trưởng TQLTLTS có quyền sử dụng con dấu của Toà án hoặc cơ quan thi hành án.

- Tổ trưởng và thành viên TQLTLTS được hưởng lương tại cơ quan, tổ chức cử mình tham gia TQLTLTS; được hưởng thù lao theo quy định của Bộ Tài chính.

- Chi phí liên quan đến hoạt động của TQLTLTS được lấy từ nguồn thu của DN phá sản. TQLTLTS được quyền tạm ứng chi phí từ cơ quan thi hành án. Việc hạch toán chi phí phải tuân theo chế độ kế toán hiện hành.

Theo quy định tại các điều từ Điều 22 29 và Điều 30 của Nghị định số 67/2006/NĐ-CP ngày 11-7-2006 thì TQLTLTS có thẩm quyền định giá tài sản DN lâm vào tình trạng phá sản; lập bảng kê tài sản của DN; giám sát, kiểm tra DN bị mở thủ tục phá sản; đề nghị quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời; lập danh sách chủ nợ và danh sách những người mắc nợ; thu hồi và quản lý tài sản, tài liệu, sổ sách kế toán và con dấu của DN bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản; tổ chức việc bán đấu giá tài sản của DN bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản; xây dựng và tổ chức thực hiện phương án phân chia tài sản; báo cáo việc thực hiện phương án phân chia tài sản. Các quyết định của Tổ trưởng TQLTLTS có giá trị bắt buộc thi hành đối với mọi cá nhân, tổ chức có liên quan.

30

Điều 32 của Nghị định số 67/2006/NĐ-CP ngày 11-7-2006 cũng quy định về trường hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, Tổ trưởng và nhân viên TQLTLTS vi phạm nhiệm vụ, quyền hạn thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Tổ trưởng và nhân viên TQLTLTS phải bồi thường thiệt hại nếu: lập bảng kê tài sản không đúng tình hình thực tế; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản, để thất thoát tài sản của DN; không đề nghị Thẩm phán quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của DN trong trường hợp cần thiết, để thất thoát tài sản của DN mắc nợ; lập danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ sai sự thật; có hành vi làm thất thoát, hư hỏng tài sản của DN mắc nợ; thực hiện việc phân chia tài sản không đúng với phương án đã được Thẩm phán duyệt; không phát hiện và không đề nghị Thẩm phán ra quyết định thu hồi lại tài sản, giá trị tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài sản đã bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp (quy định tại khoản 1 Điều 43 của LPS); không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản DN bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản; sử dụng trái phép tài sản của DN; lập báo cáo không trung thực về việc thực hiện các quyết định về phá sản.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý và thanh lý tài sản phá sản qua thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)