Về phương thức quản lý và thanh lý tài sản phá sản

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý và thanh lý tài sản phá sản qua thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 36)

TQLTLTS thực hiện việc quản lý và thanh lý tài sản phá sản thông qua các biện pháp như: Lập bảng kê toàn bộ tài sản hiện có của DN, thu hồi và quản lý tài sản, thực hiện các biện pháp bảo toàn tài sản phá sản, bán đấu giá tài sản phá sản.

- Kiểm kê toàn bộ tài sản hiện có của DN.

Theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 10 LPS TQLTLTS có trách nhiệm lập bảng kê toàn bộ tài sản hiện có của DN, tuy nhiên việc kiểm kê tài sản thuộc về DN (Điều 50 LPS). DN lâm vào tình trạng phá sản sẽ tiến hành kiểm kê toàn bộ tài sản theo bảng kê chi tiết đã nộp cho Toà án và xác định giá trị các tài sản đó trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, nếu thấy cần thời gian dài hơn thì có văn bản đề nghị Thẩm phán gia hạn, nhưng không quá hai lần, mỗi lần không quá ba mươi ngày. Bảng kiểm kê tài sản đã được xác định giá trị phải được gửi ngay cho Toà án tiến hành thủ tục phá sản. Thế nhưng việc kiểm kê tài sản thế nào là hợp lệ và đầy đủ, “nộp ngay” là trong thời hạn bao lâu thì Luật chưa quy định cụ thể.

Như vậy, việc kê biên tài sản là do DN tiến hành trên cơ sở kiểm tra, giám sát của TQLTLTS. Nếu có sự không thống nhất của hai chủ thể này về tài sản kê biên thì cần xác định lại giá trị tài sản của DN theo quy định tại Khoản 3 Điều 50 LPS.

34 - Thu hồi và quản lý tài sản.

Việc xác định phạm vi khối tài sản của DN lâm vào tình trạng phá sản có ý nghĩa quan trọng vì nó ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ nợ và là cơ sở để Toà án quyết định phương hướng giải quyết vụ việc phá sản cụ thể. Ngoài tài sản có của DN như: nguyên, nhiên, vật liệu, trụ sở, văn phòng, máy móc, nhà xưởng, các quyền về tài sản, các khoản đầu tư, cổ phần, cổ phiếu, còn có các khoản nợ mà DN chưa thu hồi được. Đối với việc thu hồi tài sản cũng như tài liệu, sổ kế toán và con dấu của DN, TQLTLTS sẽ tiến hành sau khi có quyết định thanh lý tài sản của Toà án. Đối với các giao dịch bị coi là vô hiệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 43 LPS thì tài sản cũng được thu hồi để nhập vào khối tài sản của DN. Khoản 2 Điều 27 Nghị định số 67/2006/NĐ-CP quy định rõ việc lập bảng kiểm kê, định giá và bảo quản tài sản đã kiểm kê để thu hồi được thực hiện theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự và thi hành án dân sự. Việc thu hồi tài sản phải lập thành biên bản có ý kiến của DN, chữ ký của của nhân viên thu hồi tài sản, đại diện cơ quan tham gia phối hợp (nếu có). Trường hợp tài sản thu hồi là bất động sản hoặc động sản khó có khả năng vận chuyển hoặc vận chuyển với chi phí cao thì phải có biện pháp bảo quản, trường hợp vượt khả năng cho phép thì phải báo cáo ngay với Thẩm phán và thủ trưởng Cơ quan thi hành án để có biện pháp xử lý. Việc thu hồi đối với quyền về tài sản phải được thông báo cho cơ quan nhà nước có liên quan và người có quyền, lợi ích liên quan biết. Việc thu hồi và quản lý tài sản dựa trên hoạt động của TQLTLTS có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan nhằm đảm bảo khối tài sản của DN, tránh việc thất thoát tài sản trong quá trình giải quyết, đảm bảo cho việc DN thực hiện nghĩa vụ với các chủ nợ.

35

Việc bảo toàn tài sản của DN lâm vào tình trạng phá sản cũng là vấn đề quan trọng trong giải quyết phá sản. LPS 2004 cũng đã có nhiều quy định liên quan đến việc bảo toàn tài sản nhằm tạo khả năng phục hồi cho DN lâm vào tình trạng phá sản. Để khối tài sản của DN không bị thất thoát sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản của Toà án, LPS đã có nhiều quy định liên quan đến việc bảo toàn tài tài sản, thông qua đó nhằm bảo đảm quyền lợi cho các chủ nợ, tạo khả năng phục hồi cho DN lâm vào tình trạng phá sản. Bao gồm:

+ Quy định nghiêm cấm việc DN thực hiện một số hoạt động: cất giấu, tẩu tán tài sản; Thanh toán nợ không có bảo đảm; Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ; Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có đảm bảo bằng tài sản của DN (Khoản 1 Điều 31 LPS 2004).

Ngoài ra, một số hoạt động của DN sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản phải được sự đồng ý bằng văn bản của Thẩm phán trước khi thực hiện: cầm cố, thế chấp, chuyển nhượng, bán, tặng cho, cho thuê tài sản; nhận tài sản từ một hợp đồng chuyển nhượng; Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực; Vay tiền; Bán, chuyển đổi cổ phần hoặc chuyển quyền sở hữu tài sản; Thanh toán các khoản nợ mới phát sinh từ hoạt động kinh doanh của DN trả lương cho người lao động trong DN.

Nếu DN vi phạm những quy định trên thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Khoản 1 Điều 93 LPS 2004).

+ Quy định một số giao dịch bị coi là vô hiệu. Các giao dịch của DN lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng trước ngày Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu:

36

Tặng cho động sản và bất động sản cho người khác; Thanh toán hợp đồng song vụ trong đó phần nghĩa vụ của DN rõ ràng là lớn hơn phần nghĩa vụ của bên kia; Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn; Thực hiện việc thế chấp, cầm cố tài sản đối với các khoản nợ; Các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của DN. Khi các giao dịch đó bị tuyên bố vô hiệu thì những tài sản thu hồi được phải nhập vào khối tài sản của DN (Điều 43 LPS 2004).

, khi lâm vào tình trạng phá sản DN có thể có những hành vi cất giấu, tẩu tán tài sản, hay thanh toán một số khoản nợ chưa đến hạn làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của các chủ nợ và người lao động. LPS cũng quy định tại Điều 44 về quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch vô hiệu thuộc về chủ nợ không có đảm bảo, TQLTLTS. Tổ trưởng TQLTLTS có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định của Toà án tuyên bố giao dịch của DN là vô hiệu để thu hồi lại tài sản cho DN.

+ Quy định về đình chỉ thực hiện hợp đồng đang có hiệu lực (Điều 45, 46, 47 LPS 2004). Trong quá trình Toà án giải quyết phá sản có thể có những hợp đồng DN đã giao kết nhưng chưa thực hiện hoặc đang trong thời gian thực hiện, mà xét thấy việc đình chỉ thực hiện hợp đồng có lợi hơn cho DN thì chủ nợ, DN lâm vào tình trạng phá sản, Tổ trưởng TQLTLTS có quyền yêu cầu Toà án ra quyết định đình chỉ thực hiện hợp đồng. Khi hợp đồng bị đình chỉ, nếu tài sản mà DN lâm vào tình trạng phá sản nhận được từ hợp đồng vẫn còn tồn tại trong khối tài sản của DN đó thì chủ thể bên kia có quyền đòi lại, nếu tài sản đó không còn thì chủ thể bên kia có quyền như một chủ nợ không có bảo đảm. Nếu có thiệt hại xảy ra do việc đình chỉ hợp đồng, chủ thể bên kia của hợp đồng có quyền như một chủ nợ không có bảo đảm với khoản thiệt hại đó.

37

48 LPS 2004). Dựa trên các quy định tại Điều 386, 387 Bộ luật dân sự 2005 về bù trừ nghĩa vụ, LPS 2004 quy định chủ nợ và DN lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện việc bù trừ nghĩa vụ đối với những giao dịch được xác lập trước khi có quyết định mở thủ tục phá sản theo nguyên tắc: nếu hai bên có nghĩa vụ với nhau về tài sản cùng loại thì khi đến hạn không phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhau và nghĩa vụ được xem là chấm dứt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; Nếu giá trị tài sản hoặc công việc không tương đương với nhau thì các bên thanh toán cho nhau phần giá trị chênh lệch; Những vật được định giá thành tiền được bù nghĩa vụ trả tiền.

+ Lập danh sách chủ nợ (Điều 52 LPS 2004). TQLTLTS có trách nhiệm lập danh sách chủ nợ trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, trong đó ghi rõ số nợ của mỗi chủ nợ, các khoản nợ có bảo đảm, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn. Danh sách phải được niêm yết công khai tại trụ sở Toà án tiến hành thủ tục phá sản và trụ sở chính của DN trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày niêm yết. Trong thời hạn này, các chủ nợ và DN có quyền khiếu nại với Toà án về danh sách chủ nợ. Trong trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian đó không tính vào thời hạn mười ngày nêu trên. Toà án phải xem xét, giải quyết khiếu nại trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại; Nếu thấy khiếu nại có căn cứ thì sửa đổi, bổ sung vào danh sách chủ nợ.

+ Lập danh sách người mắc nợ (Điều 53 LPS 2004). Bên cạnh việc lập danh sách chủ nợ TQLTLTS phải lập danh sách những người mắc nợ DN lâm vào tình trạng phá sản. Trong danh sách phải ghi rõ số nợ của mỗi người mắc nợ, có phân định rõ các khoản nợ có đảm bảo, nợ không có đảm bảo, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn. Danh sách người mắc nợ phải được niêm yết công khai tại trụ sở Toà án tiến hành thủ tục phá sản và trụ sở chính của DN trong thời

38

hạn mười ngày, kể từ ngày niêm yết. Trong thời hạn này, người mắc nợ và DN lâm vào tình trạng phá sản có quyền khiếu nại với Toà án về danh sách người mắc nợ. Kể từ ngày nhận được khiếu nại, trong thời hạn ba ngày, Toà án phải xem xét, giải quyết khiếu nại; Nếu thấy khiếu nại có căn cứ thì sửa đổi, bổ sung vào danh sách người mắc nợ.

+ Đăng ký giao dịch bảo đảm của DN lâm vào tình trạng phá sản (Điều 54 LPS 2004). Trường hợp DN lâm vào tình trạng phá sản cho người khác vay tài sản có đảm bảo phải đăng ký theo quy định của pháp luật nhưng chưa đăng ký thì Tổ trưởng TQLTLTS phải thực hiện ngay việc đăng ký giao dịch đảm bảo đó. Một trong những biện pháp để bảo đảm quyền lợi của các bên chủ thể tham gia giao dịch là đăng ký giao dịch đảm bảo. Tuy nhiên có thể vì lý do nào đó mà sau khi xác lập giao dịch DN chưa đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định thì Tổ trưởng TQLTLTS có trách nhiệm đăng ký ngay. Hậu quả của việc đăng ký giao dịch đảm bảo là bên nhận cầm cố, thế chấp tài sản đảm bảo sẽ được ưu tiên trong việc xử lý tài sản bảo đảm căn cứ vào thời điểm đăng ký việc thế chấp, cầm cố.

+ Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 55 LPS 2004)

Trong một số trường hợp cần thiết, nhằm bảo toàn tài sản của DN lâm vào tình trạng phá sản, Thẩm phán ra quyết định áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời như: cho bán những hàng hoá dễ bị hư hỏng, hàng hoá sắp hết thời hạn sử dụng, hàng hoá không bán đúng thời điểm sẽ khó có khả năng tiêu thụ; Kê biên, niêm phong tài sản của DN; Phong toả tài khoản của DN tại ngân hàng; Niêm phong kho, quỹ, thu giữ và quản lý sổ kế toán, tài liệu liên quan của DN; Cấm hoặc buộc DN, cá nhân, tổ chức khác có liên quan thực hiện một số hành vi nhất định.

39

hướng dẫn việc bán tài sản của DN bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản. Theo đó việc bán đấu giá tài sản của DN phải theo quy định

2008; Việc bán tài sản cấm hoặc hạn chế lưu thông trên thị trường phải tuân theo các quy định pháp luật có liên quan. Tổ trưởng TQLTLTS có nhiệm vụ tổ chức bán đấu giá tài sản của DN, toàn bộ các khoản tiền thu được của DN phải được gửi vào tài khoản của TQLTLTS chậm nhất là ba ngày làm việc, kể từ ngày thu được tiền; nếu gửi chậm phải chịu phạt theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh lý tài sản. Bán đấu giá tài sản phá sản là hoạt động xử lý tài sản một cách công khai, việc quy định tài sản phá sản phải được bán đấu giá nhằm giúp cho việc thanh lý tài sản được thực hiện nhanh chóng, hợp lý, thống nhất và công khai hoá số tài sản phải thanh lý.

Có thể thấy một loạt các điều khoản mới như: điều 47,48,49, 50, 51,52 của LPS 2004 so với Luật phá sản doanh nghiệp 1993 là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Các quy định này góp phần hiệu quả vào việc ngăn chặn các hành vi tẩu tán tài sản của DN, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ nợ, giúp họ yên tâm chờ đợi tòa án ra phán quyết.

Trường hợp Công ty liên doanh ô tô Việt Nam- Daewoo (Công ty VIDAMCO) bán xe ô tô cho 1 công ty trách nhiệm hữu hạn (Công ty Thương mại Quốc Hiếu, trụ sở tại 122 Triệu Việt Vương) để kinh doanh taxi, đến hạn bên mua không trả nợ được, Công ty VIDAMCO khởi kiện. Trong khi tòa án đang giải quyết vụ kiện tranh chấp kinh tế thì chủ sở hữu Công ty Quốc Hiếu đã rút hết vốn để thành lập 1 DN mới song song với việc giải quyết tại tòa án. Khi có bản án của Tòa án năm 2001, cơ quan thi hành án vào cuộc. Sau một thời gian điều tra thi hành án, Công ty VIDAMCO nhận được văn bản của Phòng thi hành án Hà Nội trả lại đơn yêu cầu thi hành án vì đơn vị phải thi hành án đã lâm

40

vào tình trạng phá sản (không có tài sản, tiền mặt và bản thân không hoạt động). Tuy biết rất rõ công ty này không hề phá sản nhưng Công ty VIDAMCO không thể làm gì được hơn và cũng chẳng yêu cầu tòa án giải quyết phá sản vì biết rằng sẽ không có kết quả gì lại phải mất thời gian và phải nộp lệ phí giải quyết phá sản. Bởi theo quy định của Luật phá sản hiện hành tuy DN đã hoàn toàn mất khả năng thanh toán, chẳng có lấy 1 tài sản nào, thế nhưng Hội nghị chủ nợ (tuy chỉ có 1 chủ nợ) vẫn phải họp và thông qua phương án, phân chia giá trị tài sản doanh nghiệp (điểm 6 điều 37 Luật phá sản

1993) [70] .

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý và thanh lý tài sản phá sản qua thực tiễn áp dụng tại tòa án nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)