Tổng thầu EPC (E: Engineering – Thiết kế. P: Procurement – Mua sắm. C: Construction – Thi công xây dựng, chạy thử) là những hình thức quản lý dự án cao cấp đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới. Với hình thức này nhà đầu tư thuê
đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư, nếu dự án có tính khả thi, họ sẽ thuê đơn vị tư vấn thiết kế lập hồ sơ thiết kế cơ sở (Basic Design) và lập các hồ sơ thương mại để đấu thầu theo hình thức tổng thầu EPC. Sau khi chọn được tổng thầu EPC, tổng thầu EPC phải làm các công việc phát triển thiết kế cơ sở thành thiết kế chi tiết (Detailed Design), lập hồ sơ kỹ thuật thương mại để mua vật tư thiết bị, lập hồ sơ kỹ thuật và khối lượng xây lắp để tiến hành công việc xây lắp, chạy thử hoàn thành và bàn giao cho Chủđầu tư.
Trong thời gian tổng thầu tiến hành công việc từ khâu thiết kế đến thi công xây lắp chạy thử. Chủđầu tư thuê tư vấn giám sát, tiến hành giám sát chất lượng các công đoạn do tổng thầu thực hiện cho đến lúc tổng thầu chạy thử hoàn thành bàn giao cho Chủđầu tư.
Tại Việt Nam một số nhà thầu nước ngoài đã thực hiện một số dự án với hình thức tổng thầu EPC bằng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn ODA, vốn vay tín dụng như: Nippon Koie (Japan), Công ty Obayashi (Japan), Kajima (Japan), Siemen (Germany), Huyndai ( Korea), Shimizu Corporation (Japan) Boustead Projects (Singapore),….
Hợp đồng EPC là sự thoả thuận bằng văn bản giữa Chủđầu tư với nhà thầu
để thực hiện trọn gói các công việc của một dự án/gói thầu, bao gồm: thực hiện các công việc về khảo sát, thiết kế, mua sắm vật tư, thiết bị và các dịch vụ kỹ thuật kèm theo, thi công xây dựng và lắp đặt để đưa công trình vào vận hành khai thác một cách đồng bộ. Ở một mức độ nhất định, Chủ đầu tư lẫn nhà thầu thực hiện đều có
được những lợi ích của mình khi áp dụng hình thức hợp đồng EPC.
Đối với Chủ đầu tư, việc áp dụng hình thức Hợp đồng EPC cho phép tận dụng được trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý của nhà thầu khi thực hiện dự
án/gói thầu và trong quá trình thực hiện, do chỉ có một đầu mối chịu trách nhiệm chính nên Chủđầu tư cần đến ít nhân lực và chi phí cho công tác quản lý dự án hơn. Một phần các rủi ro nếu có trong thực hiện hợp đồng sẽ được phía nhà thầu chia sẽ cùng Chủđầu tư; thời gian thực hiện dự án của nhà thầu có thể ngắn hơn do phía nhà thầu chủđộng hơn ở tất cả các khâu công việc trong quá trình thực hiện.
Về phía Nhà thầu, việc thực hiện hình thức Hợp đồng EPC tạo điều kiện để
nhà thầu tăng thêm quyền chủ động linh hoạt trong thiết kế và xây dựng. Chi phí thực hiện dự án/gói thầu của nhà thầu có thể giảm do tiết kiệm được một số khoản chi phí do việc kết hợp các khâu công việc trong quá trình thực hiện.
1.3.2 Kinh nghiệm quản lý hợp đồng của Nhật Bản
Ở Nhật Bản, những quy định trong hợp đồng xây dựng rất khác so với nhiều nước. Điều 18, Luật Kinh doanh Xây dựng Nhật Bản có quy định các bên liên quan trong hợp đồng xây dựng cần xây dựng hợp đồng dựa trên sự bình đẳng và thực hiện trách nhiệm của mình một cách trung thực và thật thà.
Tuy nhiên, phương pháp này không thểứng dụng đối với những dự án quốc tế khi thị trường buộc phải chấp nhận những nghi ngờ lẫn nhau, hệ thống 2 bên
(Chủ đầu tư và nhà thầu, tư vấn chỉ là người giúp việc cho Chủđầu tư) không còn phù hợp, tính minh bạch (tức công khai quá trình thực hiện) trở thành yêu cầu tất yếu trong quá trình xây dựng dự án, đòi hỏi phải thiết lập hệ thống 3 bên (gồm Chủ đầu tư, nhà thầu và kỹ sư tư vấn) và mọi công việc đều được thực hiện trên cơ sở
hợp đồng. Cơ cấu quản lý để công khai quá trình thực hiện dự án cũng phải được thiết lập, trong đó quy định rõ, Chủđầu tư phải công khai quá trình thực hiện dự án, kỹ sư tư vấn giám sát quá trình thực hiện và nhà nhà thầu phải công khai không chỉ
sự kiên định mà phải công khai cả quá trình thực hiện dự án. Tranh chấp hợp đồng
được giải quyết dựa trên sự định lượng hóa chi phí và thời gian bồi hoàn do kỹ sư
tại công trường tính toán.
1.3.3 Quản lý chi phí ở ANH (UK)
Tại Vương quốc Anh, không có Nhà thầu thuộc nhà nước (chỉ có các cơ
quan quản lý công trình công cộng nhưng chủ yếu cho các công việc bảo trì và khẩn cấp), do đó các dự án quan trọng được đấu thầu giữa các công ty tư nhân. Sau khi trao thầu xây dựng, quy trình quản lý chi phí được thiết lập để kiểm soát giá trong quá trình xây dựng do Tư vấn quản lý chi phí tiến hành. Nhà thầu thiết kế và xây dựng có thểđược lựa chọn một cách đơn giản thông qua thương thảo hợp đồng giữa nhà thầu và Chủ đầu tư hoặc thông qua đấu thầu. Sau đó sẽ thương thảo hợp đồng
để lựa chọn nhà thầu.
Nguồn dữ liệu phục vụ cho công tác dự toán: Tư vấn xây dựng có một ngân hàng dữ liệu đơn giá tính trên một mét vuông cho các loại công trình xây dựng khác nhau và giá được dựa trên các hệ số tiêu chuẩn như hệ số sử dụng đất, hệ số diện tích lưu thông, hệ số diện tích sử dụng chung v.v. Khái toán (cost model) được xác
định dựa trên thiết kế phác thảo hoặc thiết kế sơ bộ.
Mẫu hợp đồng: Thường thì các cơ quan Chính phủ sử dụng hợp đồng xây dựng dưới các dạng hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định. Hợp đồng bao gồm cả Thiết kế và Xây dựng (Design and Build) cũng thường sử dụng đối với các dự án chuẩn và trong những năm gần dây có xu hướng áp dụng hợp đồng Xây dựng - Khai thác - Chuyển giao (BOT) và dự án sử dụng vốn tư nhân.
Quản lý chi phí trong giai đoạn sau khi ký kết hợp đồng xây dựng: Tại Anh, trong giai đoạn sau khi ký kết hợp đồng xây dựng, phương pháp kiểm soát chi phí
được sử dụng là phương pháp xác định mốc ngân sách và dự báo ngân sách. Mốc ngân sách được dùng để so sánh ngân sách ở thời điểm hiện tại và dự báo cho các giai đoạn trong tương lai. Mốc ngân sách này được cập nhật bất cứ khi nào có sự
thay đổi quan trọng, và được cập nhật hàng tháng. Thanh toán cho Nhà thầu thường
được dựa trên các đánh giá hàng tháng về khối lượng công việc thực hiện theo tính toán của nhà thầu và đơn giá kiểm tra bởi Tư vấn quản lý chi phí.
1.3.4 Chếđộ giám lý công trình xây dựng tại Trung Quốc
Trung Quốc đã sớm nhận thấy các hậu quả tai hại của cách quản lý dự án thiếu khoa học, tích cực học tập kinh nghiệm các nước phát triển và áp dụng phương thức thuê tổ chức quản lý dự án công, mà họ gọi là chế độ giám lý công trình xây dựng, đến nay đã trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn thí điểm (1988-1993), giai
đoạn triển khai mở rộng (1993-1995) và giai đoạn áp dụng toàn diện (từ 1996 đến nay), trở thành chếđộ bắt buộc đối với dự án đầu tư công có quy mô lớn và trung bình. Trung Quốc coi chế độ giám lý công trình xây dựng là thành quả cải cách quan trọng về thể chế quản lý ngành xây dựng nước họ (Trung Quốc đặt ra từ mới là giám lý cho đủ nghĩa giám sát + quản lý).
1.4 Tóm tắt Chương 1
Trong Chương 1, tác giảđã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề cơ
bản sau:
Nghiên cứu những vấn đề chung về hoạt động quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình: định nghĩa quản lý dự án, các đặc trưng, ích lợi ,..của quản lý dự án.
Tham khảo các mô hình quản lý thành công của các học giả đã nghiên cứu trước, tác giả xác định mô hình hiệu quả quản lý dự án. Qua đó, hiệu quả quản lý dự án theo tác giả là đảm bảo lợi nhuận của hợp đồng tư vấn quản lý dự án, đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời gian trong phạm vi ngân sách đã được duyệt, đảm bảo chất lượng, tiến độ, cải tiến tích cực hoạt động quản lý dự án sau tư vấn. Chỉ khi
có hiệu quả.
Tác giảđã xây dựng các tiêu chí chi tiết để đánh giá hiệu quả quản lý dự án trên cơ sở lý thuyết và mô hình đã xác lập trước đó:
(1)Lợi nhuận của hợp đồng tư vấn QLDA. (2)Ngân sách - tiến độ - chất lượng.
(3)Cải tiến hoạt động tư vấn QLDA sau tư vấn.
Bên cạnh đó, xác định các yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả quản lý dự án. Tác giả đã nêu ra các kinh nghiệm nâng cao quản lý dự án của một số nước như Nhật Bản, Anh Quốc, Trung Quốc (quản lý hợp đồng tại Nhật Bản; quản lý chi phí ở Anh Quốc; chếđộ giám lý công trình xây dựng tại Trung Quốc) nhằm hỗ trợ
cho việc đưa ra đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án cho công ty cổ phần tư vấn xây dựng tổng hợp NAGECCO.
Chương 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỦA NAGECCO
2.1 Tổng quan về NAGECCO 2.1.1 Thông tin chung 2.1.1 Thông tin chung
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG TỔNG HỢP ( NAGECCO)
a) Tên giao dịch gọi tắt: NAGECCO
b) Tên quốc tế: NATIONAL GENERAL CONSTRUCTION CONSULTING JOINT STOCK COMPANY
Trụ sở đăng ký của Công ty: 29 Bis Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa kao, Quận 1, Tp.HCM, Việt Nam.
Điện thoại: (84-8) 3823 7741; Fax: (84-8) 3829 9574 Vốn điều lệ: 27.000.000.000 đồng
NAGECCO là công ty tư vấn xây dựng được phép hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam và có phạm vi hoạt động kinh doanh ngành tư vấn xây dựng đến các dự án thuộc nhóm A.
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
31/10/1975 : Viện Thiết kế Tổng hợp – Bộ Xây dựng.
15/03/1976 : Viện Quy hoạch và Thiết kế Tổng hợp – Bộ Xây Dựng.
31/12/1990 : Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Thiết kế Tổng hợp – Bộ Xây dựng. 28/12/1992 : Công ty Tư vấn Xây dựng Tổng hợp (Nagecco) – Bộ Xây dựng. 04/01/2007 : Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Tổng hợp (Nagecco).
2.1.3 Địa vị pháp lý
Công ty Cổ Phần Tư Vấn Tổng Hợp nguyên là công ty 100% sở hữu vốn Nhà Nước được thành lập theo quyết định số 154/BXĐ-TCLĐ ngày 13 tháng 03 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng.
Ngày 4/1/2007 chuyển thành công ty Cổ Phần Tư Vấn Tổng Hợp với vốn nhà nước là 51% Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số do Sở Kế Hoạch Đầu Tư cấp ngày 01/01/2007 Địa chỉ trụ sở chính: 29Bis Nguyễn Đình Chiểu, Quận 1, Tp Hồ
Chí Minh.
Công ty Cổ Phần Tư Vấn Tổng Hợp bao gồm 9 xí nghiệp hạch toán nội bộ
theo hình thức báo sổ, 3 trung tâm trực thuộc và 2 Chi nhánh.
Ngoài ra công ty còn tham gia hợp đồng hợp tác liên doanh với đối tác nước ngoài, hợp đồng góp vốn đầu tư, phân chia sản phẩm và đầu tư mua trái phiếu cổ
phiếu.
Liên doanh thành lập Công ty Liên Doanh thiết kế và xây dựng, và trụ sởđăng ký của công ty liên doanh là: 162 Pastuer Quận 1, Tp Hồ Chí Minh, Việt Nam với vốn Pháp Định Liên Doanh là 479,315.00 USD, trong đó công ty góp bằng quyền sử dụng đất, chiếm tỷ lệ 35% vốn pháp định tương đương 167,760.00 USD. Đơn vị
có đầu tư vào tiền gửi có kỳ hạn mua công trái giáo dục và trái phiếu đô thị.
NAGECCO là công ty Tư vấn chuyên nghiệp hàng đầu trong ngành Tư vấn xây dựng Dân dụng và Công nghiệp tại Việt Nam, hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt Nam, có quy mô cơ cấu tổ chức quản lý và phạm vi hoạt động kinh doanh ngành tư
vấn xây dựng tổng hợp đến các dự án nhóm A.
NAGECCO có năng lực chuyên môn kỹ thuật hùng mạnh với một đội ngũ cán bộ chuyên gia tư vấn hàng đầu gồm nhiều Kiến trúc sư, Kỹ sư chuyên nghiệp trên nhiều lĩnh vực đã từng đoạt giải thưởng trong và ngoài nước cùng bề dày hoạt động trên 34 năm đã tạo nên một thương hiệu Nagecco uy tín trong các dịch vụ tư vấn xây dựng.
2.1.4 Ngành nghề kinh doanh
Lập dự án đầu tư xây dựng.
Thiết kế quy hoạch và hệ thống hạ tầng kỹ thuật các khu dân cư, khu công nghiệp, các tổ hợp giải trí, thương mại.
Thiết kế kiến trúc, kết cấu, hệ thống điện, cấp thoát nước, lập dự toán công trình.
Đo đạc địa hình và lập bản đồ. Khảo sát địa chất công trình.
Thi công xây dựng nền móng công trình. + Tư vấn đấu thầu.
+ Giám sát thi công công trình.
Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
2.1.5 Cơ cấu tổ chức, quản lý 2.1.5.1 Sơđồ tổ chức công ty
Qua khảo sát thực tế, hiện nay NAGECCO áp dụng cơ cấu tổ chức quản lý theo kiểu Cơ cấu tổ chức quản lý hỗn hợp tức là kết hợp 2 kiểu cơ cấu: Cơ cấu tổ
chức quản lý chức năng và Cơ cấu trực tuyến theo mô hình nguyên lý (xem hình 2.1).
Cơ cấu tổ chức bao gồm đứng đầu là Hội đồng quản trị, tiếp đến là Ban giám
đốc, dưới Ban giám đốc là 3 phòng ban và 16 xí nghiệp / trung tâm / chi nhánh / bộ
phận trực thuộc công ty.
Ban QLDA (tổ tư vấn QLDA) đứng đầu là giám đốc dự án, giúp việc cho giám đốc dự án là các phó Ban và ban thư ký. Ban QLDA hoạt động với sự phối hợp của văn phòng công ty gồm: Bộ phận quản lý đầu tư tổng hợp (dự án, thiết kế, giấy phép…); Bộ phận quản lý đấu thầu; Bộ phận quản lý chi phí, dự toán; Bộ phận quản lý hợp đồng, và văn phòng hiện trường bao gồm: Bộ phận quản lý tiến độ; Bộ
phận quản lý chất lượng; Bộ phận quản lý khối lượng.
(Nguồn: NAGECCO)
2.1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban, đơn vị trực thuộc
Hội đồng quản trị: Cơ quan quyết định phương án sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức và cơ chế quản lý.
Ban kiểm soát: Cơ quan do Đại hội đồng cổ đông bầu, thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát hoạt động công ty.
Công ty được điều hành bởi Tổng giám đốc (các Phó giám đốc, Kế toán trưởng và các trưởng phòng chức năng giúp việc), tùy theo tình hình phát triển Công ty có thể thành lập thêm các phòng ban, văn phòng đại diện, chi nhánh, đơn vị. Hiện nay Công ty thành lập các phòng chức năng sau:
+ Phòng Kinh tế - Tài chính + Phòng Hành chính – Nhân sự
+ Phòng nghiên cứu phát triển & quản lý kỹ thuật
Các phòng có Trưởng phòng phụ trách và định biên theo phương án tổ chức được
Đại hội đồng cổđông thông qua và Hội đồng quản trị phê duyệt. Phòng Kinh tế – Tài chính
Là cơ quan tham mưu giúp việc cho hội đồng quản trị, tổng giám đốc về việc thực hiện công tác tài chính kế toán trong hoạt động XSKD. Chịu trách nhiệm lập kế hoạch tài chính phục vụ cho kế hoạch SXKD, xây dựng kế hoạch tổ chức quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, nguồn kinh phí đảm bảo SXKD; thực hiện công tác hạch toán SXKD và báo cáo quyết toán theo quy định; thực hiện nhiệm vụ
quản lý, giám sát hạch toán ở các đơn vị thành viên đểđảm bảo đúng chếđộ kế toán thống kê; thực hiện công tác công khai tài chính đúng quy định, chếđộ; báo cáo sơ
kết, tổng kết công tác tài chính theo yêu cầu của lãnh đạo, chỉ huy; thực hiện nhiệm