Người đỡ đầu dự án là đại diện của giới quản trị cấp cao có quan tâm đến cá nhân của dự án. Trong nhiều trường hợp, đây là một cá nhân có quyền lợi rất cao
đối với dự án. Những người đỡđầu có thể giúp đỡ kết nối các mối quan hệ hoặc ảnh hưởng của họ có thể giải quyết các vấn đề khó khăn, hoặc là có thể tạo thuận lợi cho những ý kiến tán thành hoặc các quyết định sống còn của dự án, hoặc là giúp khắc phục các trở ngại về tổ chức và chính trị.
1.1.3.2 Chủđầu tư
Chủđầu tư xây dựng công trình là người sở hữu vốn hoặc là người được giao quản lý và sử dụng vốn đểđầu tư xây dựng công trình, là người sẽ ký hợp đồng trực tiếp với các đơn vị tham gia dự án.
1.1.3.3 Người thụ hưởng dự án
Người thụ hưởng dự án là đơn vị quản lý, sử dụng công trình. Thông thường các Chủ đầu tư, trong một số trường hợp đặc biệt, người thụ hưởng dự án có thể là đơn vị khác Chủđầu tư.
1.1.3.4 Nhà tài trợ vốn
Nhà tài trợ vốn chính là nhà cấp phát vốn cho dự án. Họ có thể là kho bạc Nhà Nước (trong trường hợp là nguồn vốn Ngân sách quốc gia), hoặc là các Ngân hàng thương mại hoặc là các tổ chức tài chính trong trường hợp là vốn vay.
1.1.3.5 Nhà quản lý dự án
a. Giám đốc của công ty tư vấn quản lý dự án
Giám đốc công ty tư vấn có thể giúp đỡ kết nối các mối quan hệ hoặc ảnh hưởng của họ có thể giải quyết các vấn đề khó khăn, hoặc các tình huống vượt quá tầm ảnh hưởng của giám đốc dự án.
b. Thủ trưởng của giám đốc quản lý dự án (Project Director)
Cho dù thủ trưởng không tham gia trực tiếp vào dự án, nhưng họ vẫn được xem là có quyền lợi và là một bên liên quan đến dự án. Do đó tổ dự án hay giám
đốc dự án phải có trách nhiệm báo cáo đầy đủ cho thủ trưởng mọi lúc.
c. Giám đốc dự án (Project Manager)
Giám đốc dự án là người có trình độ học vấn và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý; có bản lĩnh cá nhân vững vàng, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng làm việc theo nhóm, và phải biết ngoại ngữ nếu dự án có sự hợp tác với các đối tác nước ngoài. Một trong những nhiệm vụ chính của Giám đốc dự án là thay mặt Chủ đầu tư làm việc với các đối tác và các cơ quan hữu quan trong suốt quá trình thực hiện dự án. Chẳng hạn, trong trường hợp Dự án đầu tư xây dựng một khách sạn quốc tế mà Chủ đầu tư ký hợp tác với một Nhà quản lý khách sạn chuyên nghiệp khi công trình đưa vào sử dụng, thì khi đó ban QLDA sẽ thay mặt Chủđầu tư làm việc với Nhà quản lý khách sạn và các đơn vị tư vấn thiết kế theo sơđồ làm việc ba cực (Hình 1.6).
Nguồn: Ngô Lê Minh, tạp chí Xây Dựng, Bộ Xây Dựng, 2008
Hình 1.6 Ban QLDA làm việc với các đối tác trong quá trình thiết kế
d. Thành viên của nhóm quản lý dự án
Đội ngũ quản lý dự án là một tập thể có cùng mục tiêu là sự thành công của dự án. Các thành viên trong đội ngũ dự án phải có ảnh hưởng lẫn nhau, dựa vào nhau để tồn tại và phát triển, đồng thời có thể phối hợp công việc nhịp nhàng với nhau nhằm theo đuổi mục tiêu chung và đạt được thành công của toàn tập thể.
e. Các nhóm hỗ trợ trong nội bộ công ty
Các nhóm khác trong nội bộ công ty chẳng hạn như bộ phận pháp chế, hành chinh, kế toán, kế hoạch,…thường đóng một vai trò khuyến khích hơn là trực tiếp, tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của dự án. Sự đóng góp của họ vào dự án bất kể lớn hay nhỏ sẽ phong phú và hiệu quả nếu họ tham gia với một vai trò mà họđang có và họ
thấy thoải mái với vai trò này.
1.1.3.6 Các nhà thầu
a. Nhà thầu chính: Một nhà thầu chính, còn được biết đến như một tổng thầu, là công ty ký hợp đồng chính với Chủ đầu tư để thi công một dự án, toàn dự án hoặc một vài phần được chỉ định của dự án đó. Về vấn đề này, Chủ đầu tư có thể lựa chọn sử dụng một nhà thầu chính duy nhất hoặc nhiều nhà thầu chính riêng lẻ (Construction Project Management, by S.Keoki Sears, Glenm A, p.17).
b. Các nhà thầu tư vấn: Các nhà thầu tư vấn là các nhà thầu ký hợp đồng trực tiếp với Chủđầu tư để thực hiện công tác tư vấn một phần hay toàn bộ các công việc của dự án theo hợp đồng đã ký. Các nhà thầu tư vấn có thể là Nhà thầu tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, tư vấn khảo sát,… c. Nhà thầu phụ: Nhà thầu phụ là nhà thầu ký kết hợp đồng với Nhà thầu chính để thực hiện một phần công việc của Nhà thầu đã ký kết hợp đồng với Chủđầu tư. Phạm vi mà tổng thầu tiến hành hợp đồng thầu phụ sẽ phụ thuộc phần lớn vào bản chất của dự án và tổ chức chính của nhà thầu đó. Có những trường hợp nơi công việc hoàn toàn được giao cho các nhà thầu phụ, vì vậy tổng thầu chỉ
cung cấp dịch vụ giám sát, điều phối công việc, lập dự toán dự án và có thể là các dịch vụ công trường chung.