Các biến số nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị phình động mạch não cổ rộng bằng phương pháp can thiệp nội mạch (FULL TEXT) (Trang 54)

a. Các biến số về lâm sàng và cận lâm sàng

- Tuổi, giới, hoàn cảnh khởi phát (đột ngột, từ từ...).

- Các triệu chứng lâm sàng: đau đầu, cách khởi phát, ý thức (theo thang điêm Glasgow), mạch, huyết áp, nhiệt độ, dấu hiệu thần kinh, mức độ nặng lâm sàng theo thanh điểm Hunt-Hess... (do Bác sỹ lâm sàng đánh giá).

- Thời gian từ lúc khởi phát đến khi nhập viện, thời gian chụp chẩn đoán, thời điểm nút mạch.

- Tiền sử gia đình (có PĐMN), bản thân (THA, tai biến mạch máu não). - Triệu chứng lâm sàng cơ năng: đau đầu (kiểu, khởi phát, mức độ), nôn, buồn nôn,...

- Thăm khám: dấu hiệu màng não, tình trạng ý thức (thang điểm Glasgow), dấu hiệu thần kinh khu trú, mạch, nhiệt độ, HA...

- Phân loại lâm sàng (theo thang điểm Hunt-Hess).

- Các xét nghiệm cận lâm sàng: dịch não tủy, sinh hóa máu (Na máu)... - Đặc điểm hình ảnh trên CLVT, CHT và DSA (với biến số về mạch máu thì lấy hình ảnh DSA làm tiêu chuẩn cuối cùng).

- Mức độ, hình thái, kiểu chảy máu não (CMDN đánh giá theo thang điểm Fisher), tình trạng não thất (giãn, tràn máu não thất).

- Vị trí, số lượng TP, hướng TP, hình thái, bờ túi, kích thước ngang, cao và cổ túi, tỷ lệ túi/cổ, co thắt mạch, thiểu sản nhánh mạch liên quan, nhánh bên cổ túi, đáy túi, biến thể đa giác Willis...

b. Các biến số về điều trị

- Thời điểm can thiệp.

- Phương pháp can thiệp (nút VXKL trực tiếp, VXKL với bóng chẹn cổ, GĐNM chẹn cổ, ĐHDC, nút tắc mạch mang TP).

- Mức độ tắc TP: Theo phân loại Raymond-Roy (A: THT, B: tắc gần hoàn toàn, còn ít dòng chảy cổ túi, C: tắc bán phần, còn dòng chảy trong túi).

- Tai biến trong, sau can thiệp và cách xử trí: vỡ túi, huyết khối, co thắt mạch, lồi hay thò VXKL vào mạch mang, rơi VXKL, tụ máu vùng bẹn, chảy máu tái phát...

- Những diễn biến trong quá trình điều trị sau can thiệp.

- Đánh giá mức độ hồi phục của BN ở thời điểm ra viện theo thang điểm mRS. Đánh giá lâm sàng bởi các bác sỹ lâm sàng, được chuyển đổi ra thang điểm mRS bởi người nghiên cứu. BN được coi là hồi phục tốt nếu mRS độ 0, 1, 2. Hồi phục kém nếu mRS độ 3, 4, 5 và tử vong mRS độ 6.

c. Các biến số theo dõi sau điều trị

- Thời điểm khám lại lần một từ 3 - 6 tháng sau điều trị. Những BN khám muộn hơn thời điểm trên hoặc tái khám nhiều lần thì lấy thông tin ở thời điểm muộn nhất.

- Đánh giá hồi phục lâm sàng theo thang điểm mRS.

- Đánh giá nhu mô não (nhồi máu, di tích chảy máu) và tình trạng NT trên CHT.

Đánh giá TP trên xung TOF 3D, MRA-DSA hoặc DSA, chia như sau:

+ Nhóm ổn định: mức độ tắc PĐMN không thay đổi so với kết quả sau nút mạch.

+ Nhóm tái thông: từ mức độ tắc cao hơn sang mức độ tắc thấp hơn (từ A sang B hoặc C, từ B sang C. Nhóm này bao gồm tái thông nhẹ (từ A sang B), tái thông lớn cần can thiệp (từ A, B ban đầu sang C).

+ Nhóm tắc tiến triển (từ mức độ tắc B,C ban đầu lên mức độ tắc cao hơn A,B).

+ Kết quả nút mạch bổ xung thì hai với nhóm tái thông lớn: phương pháp, kết quả...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị phình động mạch não cổ rộng bằng phương pháp can thiệp nội mạch (FULL TEXT) (Trang 54)