Phƣơng pháp sử dụng

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp định lượng felodipin trong huyết tương bằng GC MS (Trang 58)

 Vấn đề lựa chọn phƣơng pháp phân tích FEL trong huyết tƣơng bằng GC- MS:

GC-MS là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để định tính, định lƣợng các chất một cách chính xác và nhanh chóng. Bên cạnh việc thỏa mãn các tiêu chí về độ đúng, độ lặp lại,…, GC – MS có ƣu điểm nổi trội là độ nhạy rất cao so với các phƣơng pháp khác. Sự kết hợp GC và MS càng làm tăng tính ƣu việt của phƣơng pháp phân tích. Nó đƣợc coi là một trong các phƣơng pháp phân tích dẫn đầu trong xu hƣớng phát triển kỹ thuật phân tích ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ của các cơ sở phân tích hiện nay.

Sử dụng GC-MS phân tích thuốc trong dịch sinh học ở trên thế giới đã làm nhiều, tuy nhiên ở Việt Nam chƣa có công bố nào. Do còn gặp nhiều khó khăn khi sử dụng GC nhƣ chất phân tích phải bay hơi đƣợc, phải bền với nhiệt, chính vì vậy không phải tất cả mọi chất đều có thể phân tích bằng sắc kí khí

So với HPLC: phân tích dƣợc phẩm nói chung và thuốc trong dịch sinh học nói riêng thì GC có độ nhạy cao hơn, khả năng phát hiện mẫu cao hơn, thời gian rửa giải ngắn và tiết kiệm dung môi rửa giải, do đó tiết kiệm dung môi hơn so với HPLC. Tuy nhiên,

GC củng có nhƣợc điểm là không phải mọi chất phân tích đều có thể phân tích đƣợc bằng GC. Do đó HPLC và GC đều là hai phƣơng pháp quan trọng trong phân tích thuốc hiện nay.

 Quy trình xử lý mẫu:

Do phƣơng pháp định lƣợng sử dụng GC-MS do dó, chỉ cần một lƣợng nhỏ tạp chất củng có thể ảnh hƣởng tới kết quả phân tích. Hơn nữa, mẫu huyết tƣơng có thành phần phức tạp, tỷ lệ tạp chất lớn trong khi lƣợng chất cân phân tích FEL lại chiếm một lƣợng nhỏ, chính vì vậy tìm một phƣơng pháp xử lý mẫu phù hợp là rất cần thiết.

Phƣơng pháp xử lý mẫu mà chúng tôi lựa chọn để sử dụng trong nghiên cứu này là chiết lỏng – lỏng bằng dung môi toluen.

 So với phƣơng pháp chiết pha rắn (SPE), phƣơng pháp mà chúng tôi sử dụng đơn giản hơn nhiều, không cần các trang thiết bị phức tạp, không phải sử dụng đến cột chiết pha rắn đắt tiền, do đó tiết kiệm đƣợc khá nhiều kinh phí nhất là đối với các nghiên cứu đánh giá tƣơng đƣơng sinh học (số lƣợng mẫu có thể lên tới hàng nghìn mẫu).

 So với phƣơng pháp tủa bằng protein, mẫu sau khi chiết bằng phƣơng pháp của chúng tôi có độ tinh sạch cao hơn, đƣờng nền đẹp và hiệu suất chiết lớn hơn. Phƣơng pháp cho hiệu suất chiết khá cao, với FEL là 90,6-92 % và IS là 82.1%. Hơn nữa, việc sử dụng phƣơng pháp trên còn giúp giảm thời gian bay hơi dung môi và rút ngắn thời gian xử lý mẫu. Ngoài ra, không những không làm mẫu bị pha loãng mà còn có thể làm giàu mẫu bằng cách cô mẫu tới cắn và điều chỉnh lƣợng dung môi pha mẫu phù hợp.

Một phần của tài liệu Xây dựng phương pháp định lượng felodipin trong huyết tương bằng GC MS (Trang 58)