Căn cứ chiến lược phát triển kinh doanh của NHNo&PTNT huyện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi (full) (Trang 75)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.1.2.Căn cứ chiến lược phát triển kinh doanh của NHNo&PTNT huyện

huyện Bình Sơn

Với mục tiêu tổng quát NHNo&PTNT Việt Nam đã đề ra: “Thực sự trở

thành lực lượng chủđạo và chủ lực trong vai trò cung cấp tín dụng cho đầu tư

phát triển nông nghiệp và nông thôn, CNH – HĐH phù hợp với chính sách, mục tiêu của Đảng và Nhà nước trong từng giai đoạn. Mở rộng hoạt động một cách vững chắc, an toàn, có quy mô vốn tự có đủ lớn, áp dụng công nghệ tin học, cung cấp các dịch vụ và tiện ích thuận lợi, thông thoáng đến mọi loại hình doanh nghiệp và dân cư ở thành phố, thị xã, tụ điểm kinh tế nông thôn, nâng cao và duy trì khả năng sinh lời, phát triển và bồi dưỡng nguồn nhân lực

để có sức cạnh tranh và thích ứng nhanh chóng trong quá trình hội nhập”.

Định hướng tín dụng đối với kinh tế hộ kinh doanh NHNo&PTNT huyện Bình Sơn như sau:

- Tiếp tục xác định hộ kinh doanh là khách hàng truyền thống, là bạn

đồng hành lâu dài trong quá trình phát triển của NHNo&PTNT huyện Bình Sơn. Đầu tư cho hộ kinh doanh là bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của NHNo&PTNT huyện Bình Sơn. Việc đầu tư được đẩy mạnh trong tất cả các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ; trong tất cả các ngành bao gồm cả công, nông, nghiệp, lâm nghiệp, ngư diêm nghiệp; kể cả

sản xuất, chế biến và lưu thông, xuất khẩu phù hợp với định hướng phát triển của nhà nước, quy hoạch phát triển của địa phương; ưu tiên những dự án đầu tư; những sản phẩm hàng hóa có chất lượng, có thị trường tiêu thụ bảo đảm, thông qua hợp đồng tiêu thụ, đầu tư ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ

thuật. Tăng cường đáp ứng các yêu cầu về tiêu dùng kể cả khu vực nông thôn, mở rộng cho vay xuất khẩu lao động và các hình thức cho vay phù hợp khác

đối với hộ kinh doanh. Tốc độ tăng trưởng tín dụng hộ kinh doanh bình quân trên 20%.

- Tập trung thị trường nông nghiệp, nông thôn với khách hàng là hộ

kinh doanh nông lâm, ngư nghiệp, các thành phần kinh tế tham gia các chương trình phát triển kinh tế như nuôi trồng thủy hải sản, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, chăn nuôi; các thành phần kinh tế phát triển ngành nghề

nông thôn.

- Tiếp tục thực hiện các chính sách tín dụng ngân hàng, đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quyết định của chính phủ. Mở rộng đầu tư đối với các loại hình kinh tế trang trại. Cùng với Hội nông dân và Hội phụ nữ

tiếp tục củng cố, mở rộng tổ vay vốn, nhóm phụ nữ vay vốn tiết kiệm, với mục tiêu giải quyết về cơ bản yêu cầu vay vốn tín dụng không phải thế chấp

tài sản của hộ kinh doanh được vay thông qua tổ vay vốn, khuyến khích những hộ kinh doanh làm kinh tế hàng hóa, hộ kinh doanh làm kinh tế trang trại vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, phấn đấu giải quyết đầy đủ các khách hàng có đủ điều kiện và có nhu cầu vay; nhất là khách hàng ở các khu vực giao thông thuận tiện, phát triển kinh tế.

- Mở rộng thị trường đối với kinh tế hộ vùng đô thị nơi cạnh tranh gay gắt: chú trọng nhóm khách hàng là hộ gia đình, cá nhân là CBCNV và các khách hàng là hộ gia đình, cá nhân có thu nhập ổn định, khá giả, đáp ứng đầy

đủ các nhu cầu vay vốn đa dạng của hộ đô thị, cung ứng tín dụng để mở ra các dịch vụ khác, kể cả các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

Kinh tế hộ kinh doanh đã rất phù hợp với trình độ của nền sản xuất kinh doanh trong thời gian qua và đã thực hiện tốt vai trò của mình. Định hướng của Đảng và Nhà nước là tiếp tục phát triển mạnh mẽ kinh tế hộ kinh doanh để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, nhất là khu vực nông thôn. Xu hướng phát triển về lâu dài, khi kinh tế đã phát triển mạnh, kinh tế hộ vẫn sẽ

là khách hàng của ngân hàng với vai trò là đơn vị tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phát triển cho vay hộ kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi (full) (Trang 75)