6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng
a. Nguồn vốn của ngân hàng
Ngân hàng thương mai kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu từ ba nguồn đó là nguồn vốn chủ sở
hữu (nguồn vốn tự có), nguồn vốn vay nợ (huy động tiền gửi từ tổ chức, cá nhân và đi vay) và nguồn vốn khác (nguồn ủy thác, nguồn trong thanh toán và các nguồn khác). Trong đó nguồn vốn huy động tiền gửi từ tổ chức, cá nhân là chủ yếu, quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nên quyết định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Nguồn vốn tự có chức năng là điệm chống đỡ rủi ro nên quy mô vốn tự
có phản ánh một cách tương đối độ an toàn trong kinh doanh ngân hàng. Quy mô vốn tự có cho thấy mức độ uy tín của ngân hàng. Nguồn vốn tự có càng lớn thì làm tăng khả năng mở rộng phạm vi hoạt động, quy mô đầu tư của ngân hàng.
b. Chính sách tín dụng
Hoạt động tín dụng là hoạt động bao trùm của ngân hàng. Với tầm quan trọng và qui mô lớn, hoạt động này được thực hiện theo một chính sách rõ ràng được xây dựng và hoàn thiện qua nhiều năm, đó là chính sách tín dụng. Chính sách tín dụng phản ảnh cương lĩnh tài trợ của một ngân hàng, trở thành
hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăng cường chuyên môn hóa trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhát chung trong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời.
Chính sách tín dụng nói chung thường bao gồm các nội dung sau : chính sách khách hàng; chính sách qui mô và giới hạn tín dụng; lãi suất và phí suất tín dụng; thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ; các khoản đảm bảo; chính sách
đối với tài sản có vấn đề.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng luôn phải tìm cách để đưa ra các chính sách tín dụng hợp lí, đúng đắn, linh hoạt nhằm
đem lại hiệu quả kinh doanh, đáp ứng nhu cầu của khách hàng và yêu cầu phát triển chung của xã hội đồng thời đảm bảo an toàn nguồn vốn, chất lượng tín dụng.
c. Chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn lực con người là nhân tố quyết định đối với hoạt động kinh tế, xã hội nói chung và đối với hoạt động ngân hàng nói riêng. Chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng, quyết định đến quá trình thành công hay thất bại của ngân hàng.
Chất lượng cán bộ ngân hàng được thể hiện qua trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp, phong cách làm việc, khả năng giao tiếp…
Chính sách tín dụng là phương châm hoạt động của ngân hàng, nhưng thực hiện quy trình tín dụng, ra quyết định cấp tín dụng lại phụ thuộc vào cán bộ tín dụng. Cán bộ tín dụng là người đầu tiên tiếp xúc khách hàng, hướng dẫn các thủ tục vay vốn, tiếp cận nhu cầu vay vốn của khách hàng, tham gia tư vấn và thẩm định các vấn đề liên quan đến tài chính của dự án đầu tư, thẩm
định khách hàng, thẩm định tài sản đảm bảo …Để làm tốt việc này, cán bộ tín dụng phải là người có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, có tránh nhiệm và
Chất lượng đội ngũ nhân viên cũng là yếu tố quyết định đến chiến lược phát triển của ngân hàng như phát triển qui mô, mạng lưới chi nhánh, phát triển các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
d. Thông tin tín dụng
Trong nền kinh tế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thông tin là một yếu tố quan trọng, quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Đối với hoạt
động ngân hàng thì thông tin tín dụng trở thành vấn đề thiết yếu, quan trọng hàng đầu. Trong hoạt động tín dụng, ngân hàng cho vay chủ yếu dựa vào thông tin mà khách hàng cung cấp, cho nên sẽ xảy ra tình trạng bất đối xứng về thông tin, vì vậy rủi ro là rất lớn.
Ngân hàng có những qui trình và phương pháp để thu nhập thông tin của khách hàng, nhằm đánh giá khách hàng cung cấp thông tin có chính xác và trung thực hay không. Thông tin khách hàng mà ngân hàng có thể thu thập như thông tin cơ bản về khách hàng, năng lực hành vi, năng lực dân sự, năng lực về tài chính thông qua các báo cáo tài chính. Trên cơ sở thu thập thông tin về khách hàng, cán bộ tín dụng có thể ra các quyết định cho vay hay không cho vay, quyết định về hạn mức, thời hạn cho vay, các biện pháp đảm bảo tiền vay nhằm đảm bảo an toàn món vay, quản trịđược rủi ro.
1.3.2. Nhóm nhân tố bên ngoài ngân hàng
a. Môi trường kinh tế
Nền kinh tế tác động đến tất cả đến mọi thành phần kinh tế, đời sống xã hội nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Môi trường kinh tế
hiện nay có nhiều biến động, tác động rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng thương mại. Kinh tế thế giới vừa trải qua giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, hàng loạt vụ sáp nhập các ngân hàng lớn, nhiều tổng công ty, tập đoàn bị phá sản, mua lại, nợ công của các nước Châu Âu làm cho nền kinh tế suy
thoái, đời sống người dân gặp khó khăn. Việt Nam tuy là một nước nhỏ, có nền kinh tế còn khiêm tốn nhưng với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, nền kinh tế Việt Nam không tránh khỏi những ảnh hưởng. Trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến nay, Việt Nam luôn có tỷ lệ lạm phát cao, giá cả trong nước leo thang, giá nguyên vật liệu đầu vào cao làm cho sản xuất gặp khó khăn, lượng hàng tồn kho lớn hàng nghìn doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị phá sản, thất nghiệp tăng cao, thu nhập của người dân bị giảm. Chung bối cảnh với nền kinh tế, tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng gặp khó khăn với tỷ lệ nợ xấu tăng cao, tính thanh khoản kém, hoạt động tín dụng mang nhiều rủi ro. Qua đó, ta thấy khi nền kinh tế gặp khủng hoảng, suy thoái thì doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn thì hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng gặp khó khăn, khủng hoảng. Ngược lại, khi nền khi tế tăng trưởng, các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, mở rộng sản xuất, hoạt động kinh doanh thì ngân hàng làm ăn có lãi, phát triển mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, ngân hàng thương mại còn bị ảnh hưởng bởi các chính sách điều hành kinh tế của nhà nước, chính phủ. Các chính sách về tiền tệ, tài khóa, chính sách về lãi suất, tỷ giá… sẽ chi phối các chiến lược kinh doanh của ngân hàng thương mại, tác động đến tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh.
b. Hệ thống pháp luật
Trong những năm qua, nhà nước đã từng bước xây dựng và sửa đổi các văn bản luật pháp nhằm phù hợp với tình hình phát triển và điều kiện của đất nước. Hệ thống pháp luật nước ta ngày càng qui định chặt chẻ, có tính khả thi cao, phù hợp với xu thế phát triển và thông lệ quốc tế nhằm đảm bảo các hoạt
động của các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội hoạt động kinh doanh theo
đúng pháp luật, tạo cơ sở pháp lí để giải quyết các vấn đề phát sinh. Đối với hoạt động tín dụng, năm 2010 Luật Các tổ chức tín dụng ra đời đã tạo cơ sở
pháp lý cho các tổ chức tín dụng hoạt động và cụ thể là các ngân hàng thương mại. Với những qui định trong luật đã tạo điều kiện cho ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh, quản trị rủi ro tín dụng tốt, đảm bảo an toàn trong hoạt
động tín dụng, tạo môi trường kinh doanh bình đẵng, lành mạnh.
Bên cạnh những tác động tích cực của hệ thống pháp luật với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại thì những thay đổi của chính sách, qui định sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
c. Nhân tố khách hàng
Khách hàng là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Khách hàng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ đi vay và cho vay của ngân hàng, khách hàng cũng chính là người cho các ngân hàng thương mại vay (huy động vốn) và cũng là khách hàng vay vốn của ngân hàng (cho vay). Khách hàng quyết định đến quy mô, chất lượng hoạt động của ngân hàng.
- Nhu cầu vay vốn của khách hàng: nhu cầu vốn của khách hàng chính là căn cứ để ngân hàng xây dựng và mở rộng chiến lược phát triển sản phẩm. Ngân hàng cần nắm bắt được thông tin về nhu cầu vốn của khách hàng đểđáp
ứng kịp thời và hiệu quả.
- Khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng: khách hàng vay vốn phải thỏa mãn các điều kiện có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật; mục
đích sử dụng vốn vay hợp pháp; có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết; có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụđời sống khả
thi; thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ
Ngoài ra còn có một số nhân tố khác như:
- Sự hiểu biết của khách hàng về dịch vụ ngân hàng: khi khách hàng hiểu rõ về các sản phẩm dịch vụ cũng như các thủ tục liên quan đến việc sử
dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng thì khách hàng sẽ dễ dàng tiếp cận với các hoạt động của ngân hàng, qua đó ngân hàng cũng thuận lợi hơn cho việc giới thiệu sản phẩm dịch vụ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan nhanh chóng.
- Uy tín của khách hàng: uy tín của khách hàng là một tiêu chí để đánh giá sự sẵn sàng trả nợ và thực hiện nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng. Qua quá trình quan hệ với khách hàng, ngân hàng sẽ đánh giá và xếp hạng khách hàng, từ đó đưa ra những đánh giá và quyết định đến việc cấp tín dụng cho khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã trình bày một số lí luận về cho vay và phát triển cho vay của NHTM và khái niệm về hộ kinh doanh và một số đặc
điểm kinh tế của hộ kinh doanh ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay của NHTM.
Luận văn cũng đã luận giải về nội dung phát triển cho vay và một số
tiêu chí đánh giá về phát triển cho vay đối với hộ kinh doanh của NHTM, các nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển cho vay đối với hộ kinh doanh của NHTM.
Những nội dung chính trình bày ở chương 1 sẽ là cơ sở để triển khai các nội dung phân tích và đánh giá thực trạng phát triển cho vay hộ kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Bình Sơn trong chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN BÌNH SƠN