Trong phạm vi và thời gian của đề tài, chúng tôi xin tập trung giới hạn nghiên cứu nội dung chính sau đây:
- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển của 4 dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm;
2.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thí nghiệm so sánh một số dòng, giống sắn * Vật liệu nghiên cứu:
Vật liệu thí nghiệm gồm 4 dòng, giống sắn có nguồn gốc từ Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
* Sơđồ thí nghiệm so sánh các dòng, giống sắn - Thí nghiệm gồm 4 giống sắn khác nhau. Các giống thí nghiệm như sau: Giống 1: Giống DT1 Giống 2: Giống DT2 Giống 3: Giống DT3 Giống 4: Giống DT4
Sơđồ bố trí thí nghiệm: Nhà Dân Đường đi DT1-1 DT1-2 DT1-3 Giống khác DT2-2 DT2-3 DT2-1 DT3-3 DT3-2 DT3-1 DT4-1 DT4-3 DT4-2 Giống khác
* Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi
+ Chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển
- Mọc mầm: Theo dõi từ khi bắt đầu trồng cho đến khi kết thúc mọc mầm. (có 90% số hom mọc lên khỏi mặt đất)
Phương pháp đánh giá: Quan sát các cây trên ô thí nghiệm. - Tỷ lệ mọc mầm: Đếm số hom mọc mầm trên tổng số hom trồng. - Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây: Cố định bằng cọc 5 cây ngẫu nhiên theo đường chéo trên ô thí nghiệm, 10 ngày đo chiều cao cây 1 lần, lấy số liệu trung bình theo tháng (đo từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 5 sau trồng).
Phương pháp đo: Đo từ sát mặt đất đến đỉnh sinh trưởng.
- Tốc độ ra lá: Tiến hành trên 5 cây đã đo chiều cao, 10 ngày đếm số lá mới ra 1 lần, dùng phương pháp đánh dấu lá để biết số lá mới ra trong 10 ngày, lấy số liệu trung bình theo tháng.
- Tuổi thọ trung bình của lá: Theo dõi 5 cây trên ô thí nghiệm theo phương pháp đánh dấu lá. Tính từ ngày lá non phát triển đầy đủ đến ngày lá già chuyển sang màu vàng, lấy số liệu trung bình theo tháng.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả thí nghiệm so sánh đặc điểm sinh trưởng của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm