Tình hình sản xuất sắn tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự sinh tr ưởng phát triển của một số giống sắn mới tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên n ăm 2014 (Trang 30)

Các giống sắn chủ yếu được trồng ở đây là các giống địa phương, những năm gần đây diện tích sắn cao sản đã được nâng lên đáng kể (chủ yếu là giống KM94).

Trong thời gian tới việc lựa chọn giống tốt, cho năng suất cao thay thế cho giống cũ, năng suất thấp là hết sức cần thiết đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng sắn nơi đây.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian thí nghiệm: Từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 7 năm 2014 Ngày trồng: 27/2/2014

- Địa điểm thực hiện: Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Trong phạm vi và thời gian của đề tài, chúng tôi xin tập trung giới hạn nghiên cứu nội dung chính sau đây:

- Đánh giá đặc điểm sinh trưởng, phát triển của 4 dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm;

2.3. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Thí nghim so sánh mt s dòng, ging sn * Vt liu nghiên cu:

Vật liệu thí nghiệm gồm 4 dòng, giống sắn có nguồn gốc từ Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

* Sơđồ thí nghim so sánh các dòng, ging sn - Thí nghiệm gồm 4 giống sắn khác nhau. Các giống thí nghiệm như sau: Giống 1: Giống DT1 Giống 2: Giống DT2 Giống 3: Giống DT3 Giống 4: Giống DT4

Sơđồ bố trí thí nghiệm: Nhà Dân Đường đi DT1-1 DT1-2 DT1-3 Giống khác DT2-2 DT2-3 DT2-1 DT3-3 DT3-2 DT3-1 DT4-1 DT4-3 DT4-2 Giống khác

* Ch tiêu và phương pháp theo dõi

+ Chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển

- Mọc mầm: Theo dõi từ khi bắt đầu trồng cho đến khi kết thúc mọc mầm. (có 90% số hom mọc lên khỏi mặt đất)

Phương pháp đánh giá: Quan sát các cây trên ô thí nghiệm. - Tỷ lệ mọc mầm: Đếm số hom mọc mầm trên tổng số hom trồng. - Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây: Cố định bằng cọc 5 cây ngẫu nhiên theo đường chéo trên ô thí nghiệm, 10 ngày đo chiều cao cây 1 lần, lấy số liệu trung bình theo tháng (đo từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 5 sau trồng).

Phương pháp đo: Đo từ sát mặt đất đến đỉnh sinh trưởng.

- Tốc độ ra lá: Tiến hành trên 5 cây đã đo chiều cao, 10 ngày đếm số lá mới ra 1 lần, dùng phương pháp đánh dấu lá để biết số lá mới ra trong 10 ngày, lấy số liệu trung bình theo tháng.

- Tuổi thọ trung bình của lá: Theo dõi 5 cây trên ô thí nghiệm theo phương pháp đánh dấu lá. Tính từ ngày lá non phát triển đầy đủ đến ngày lá già chuyển sang màu vàng, lấy số liệu trung bình theo tháng.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả thí nghiệm so sánh đặc điểm sinh trưởng của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm

3.1.1. T l mc mm và thi gian mc mm ca các dòng, ging sn

Như chúng ta đã biết, thời kỳ mọc mầm là quá trình hô hấp diễn ra mạnh mẽ, có sự chuyển hoá chất dinh dưỡng trong hom từ phức tạp thành đơn giản, để hình thành mầm sắn và rễ mầm sắn. Quá trình hình thành phụ thuộc vào 2 yếu tố là khí hậu và chất lượng hom giống.

Thông thường sau khi đặt hom từ 5 - 17 ngày sắn bắt đầu mọc mầm. Còn số ngày dài hay ngắn khác nhau thì phụ thuộc vào nhiệt độ. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ nảy mầm càng nhanh và tỷ lệ nảy mầm càng cao. Nhưng nếu nhiệt độ quá cao thì sắn sẽ không nảy mầm được và tỷ lệ nảy mầm thấp. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sắn nảy mầm là 28,5 - 300C.

Nếu thời vụ trồng không hợp lý (điều kiện khí hậu không thuận lợi như nhiệt độ quá thấp, thiếu ẩm), ảnh hưởng rõ rệt đến thời gian mọc mầm ra rễ, tỷ lệ mọc mầm không đảm bảo chất lượng mầm kém từ đó ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây sắn sau này. Tùy thuộc vào yếu tố khí hậu và yếu tố nội tại mà thời gian mọc mầm sớm hay muộn.

Chất lượng hom giống và biện pháp xử lý hom giống cũng là những yếu tố quyết định đến quá trình nảy mầm của sắn. Để có một cây sắn to và khỏe thì ta phải có hom giống tốt, hom giống tốt là hom thường có đường kính hom lớn, hom ở giữa thân, có nhiều mắt và thường có thời gian bảo quản ngắn. Khi chặt hom thì phải lưu ý không để dập hai đầu hom và tránh chảy nhựa, vì từ hai đầu hom sẽ hình thành callus, từ callus sẽ hình thành rễ.

Vì vậy để có năng suất cao, chất lượng tốt ta phải chọn giống tốt, có hom tốt và bố trí thời vụ trồng thích hợp để cây sắn nảy mầm nhanh, đều, khoẻ về sau có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt.

Bảng 3.1: Tỷ lệ mọc mầm của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm

STT Dòng/Giống Tỷ lệ nảy mầm (%)

1 DT1 97

2 DT2 98

3 DT3 95

4 DT4 98

Qua số liệu bảng 3.1 ta thấy: Các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm đều có tỷ lệ nảy mầm cao (trên 90%) và tương đối đồng đều.

Có 2 giống DT2 và DT4 đều có tỷ lệ nảy mầm là 98% còn 2 giống DT1 và DT3 có tỷ lệ nảy mầm là 95 và 97%.

3.1.2. Tc độ tăng trưởng chiu cao cây ca các dòng, ging sn

Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng của cây trồng. Do vậy theo dõi tốc độ tăng trưởng của các dòng, giống sắn chủ yếu thông qua hai chỉ tiêu là chiều cao cây và tốc độ ra lá.

Sự khác nhau giữa sắn và cây trồng khác ở các đặc điểm sau:

- Bộ phận thu hoạch chính nằm ở dưới đất là củđược hình thành từ phần gỗ, đặc biệt là các rễ mọc tự nhiên được phát triển thành củ.

- Cây sắn phát triển thân lá và tích luỹ tinh bột vào củ cùng thời kỳ.

Như vậy, sản phẩm quang hợp được phân phối cho sự phát triển thân lá và củ. Sự phát triển thân lá là biểu hiện của quá trình đồng hoá, các yếu tố của điều kiện sống là biểu thị khả năng thích ứng cụ thể của các dòng, giống. Dựa vào đặc điểm này cần có tác động thích hợp các biện

pháp kỹ thuật vào cây sắn nhằm đạt được năng suất cao theo ý muốn. Việc theo dõi đánh giá tốc độ sinh trưởng của thân, lá của các dòng, giống là chỉ tiêu quan trọng giúp chúng ta đánh giá tiềm năng năng suất của các dòng, giống sắn. Đây là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống.

Sắn thuộc loại cây 2 lá mầm, dạng thân gỗ, sự sinh trưởng của cây sắn phụ thuộc vào hoạt động của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh tượng tầng. Chiều cao cây sắn quyết định bởi mô phân sinh đỉnh và nó chịu ảnh hưởng khá nhiều của các yếu tố: Giống, điều kiện môi trường (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng) và kỹ thuật canh tác. Chiều cao cây ảnh hưởng gián tiếp đến năng suất và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chống đổ của sắn.

Nếu chăm sóc tốt cây sinh trưởng nhanh và trồng với mật độ quá dày cây thiếu ánh sáng để quang hợp cây sắn sẽ rất cao và nhỏ. Trong cùng một điều kiện sống, chăm sóc, phân bón, mật độ như nhau thì chiều cao cây sắn được quyết định bởi giống.

Bảng 3.2: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm

Đơn vị tính: cm STT Dòng/Giống Số tháng sau trồng 3 4 5 1 DT1 0,66 1,00 1,48 2 DT2 0,63 1,04 1,40 3 DT3 0,71 1,08 1,41 4 DT4 0,58 0,83 1,20

Qua bảng 3.2 ta thấy: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây giữa các dòng, giống sắn có sự khác nhau nhưng mức độ chênh lệch không đáng kể.

Ở tháng thứ 5 sau trồng tốc độ tăng trưởng chiều cao của các dòng, giống dao động từ 1,20 - 1,48 cm/ngày.

Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống phát triển tương đối ổn định, giữa các tháng tốc độ tăng trưởng chiều cao cây có mức chênh lệch không nhiều. Tuy nhiên, giống DT1 tỏ ra có ưu thế hơn về tốc độ tăng trưởng chiều cao ở tháng thứ 5 sau trồng.

3.1.3. Tc độ ra lá ca các dòng, ging sn

Cùng với sự tăng trưởng chiều cao cây, cây sắn liên tục ra lá trong suốt quá trình sinh trưởng. Tốc độ ra lá có liên quan đến tổng diện tích lá, khả năng quang hợp và quá trình tích luỹ vật chất khô của cây, do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, phẩm chất củ. Tốc độ ra lá nhanh thì cây sẽ nhanh chóng đạt được chỉ số diện tích lá cao, quang hợp diễn ra mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành năng suất củ. Nếu tốc độ ra lá chậm thì chỉ số diện tích lá trên cây thấp. Khả năng quang hợp của cây sắn kém, cây sinh trưởng còi cọc dẫn đến năng suất thấp và chất lượng kém. Tốc độ ra lá phản ánh tình hình sinh trưởng, đặc tính của giống, sự thích ứng của giống với điều kiện sinh thái và kỹ thuật canh tác.

Tuy nhiên, do quá trình ra lá của cây sắn diễn ra đồng thời với quá trình tích luỹ vật chất khô vào củ, vì vậy nếu tốc độ ra lá quá cao dinh dưỡng tập trung cho quá trình hình thành thân lá nhiều sẽ giảm lượng dinh dưỡng tập trung về củ làm cho củ bé và nhiều xơ. Kết quả theo dõi tốc độ ra lá của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.3: Tốc độ ra lá của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm Đơn vị tính: lá/ngày STT Dòng/Giống Số tháng sau trồng 3 4 5 1 DT1 0,26 0,44 0,66 2 DT2 0,28 0,48 0,67 3 DT3 0,32 0,52 0,68 4 DT4 0,27 0,41 0,59 Qua số liệu bảng 3.3 ta thấy: Tốc độ ra lá của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm tăng dần theo thời gian sinh trưởng.

+ Ở tháng thứ 3 sau trồng các dòng, giống sắn ra lá dao động từ 0,26 - 0,32 lá/ngày. Giống DT3 có tốc độ ra lá cao nhất là 0,32 lá/ngày.

+ Ở Tháng thứ 4 sau trồng các dòng, giống săn ra lá dao động từ 0,41 - 0,52 lá/ngày. Giống DT3 vẫn có tốc độ ra lá cao nhất là 0,52 lá/ngày.

+ Ở tháng thứ 5 sau trồng các dòng, giống sắn ra lá dao động từ 0,59 - 0,68 lá/ngày. Giống DT3 vẫn là giống có tốc độ ra lá cao nhất trong 3 giống còn lại.

So sánh về tốc độ ra lá của cây sắn qua các tháng để ta biết được, trong 4 dòng, giống tham gia thí nghiệm giống nào có tốc độ ra lá nhanh thì cũng có diện tích lá tăng nhanh, quang hợp cao tạo điều kiện tốt cho sự hình thành và tăng năng suất củ sau này.

3.1.4. Tui th lá ca các dòng, ging sn thí nghim

Ngoài hai chỉ tiêu chiều cao cây và tốc độ ra lá ảnh hưởng đến năng suất của cây sắn thì tuổi thọ lá cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất sắn.

Tuổi thọ lá phản ánh khả năng cung cấp vật chất khô cho bộ phận thu hoạch của cây, là cơ sở quyết định đến năng suất, chất lượng sắn. Tuổi thọ lá dài hay ngắn phụ thuộc vào giống và chịu tác động của các yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, lượng mưa và kỹ thuật canh tác.

Lá sắn trong nguyên liệu khô 100% chứa đựng đường + tinh bột 24,2%, protein 24%, chất béo 6%, xơ 11%, chất khoáng 6,7%, xanhthophylles 350 ppm (Yves Froehlich, Thái Văn Hùng, 2001). Chất đạm của lá sắn có khá đầy đủ các acid amin cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu methionin.

Việc theo dõi tuổi thọ lá song song với việc theo dõi tốc độ ra lá nhằm đánh giá sự hoạt động cung cấp vật chất của lá sắn. Các giống sắn khác nhau thì tuổi thọ của lá cũng khác nhau. Tuổi thọ của lá càng cao cây sẽ có điều kiện vận chuyển được nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cây và tích lũy vào củ, làm cơ sở cho tăng năng suất sau này.

Bảng 3.4: Tuổi thọ lá của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm

Đơn vị tính: ngày STT Dòng/Giống Số tháng sau trồng 3 4 5 1 DT1 40,88 57,50 70,88 2 DT2 54,00 65,63 83,13 3 DT3 49,50 63,50 74,75 4 DT4 47,50 68,75 78,12 Qua số liệu bảng 3.4 ta thấy: Tuổi thọ lá của các dòng, giống sắn có sự khác nhau giữa các tháng, đạt cực đại vào tháng thứ 5 sau trồng.

Ở tháng thứ 5 các giống có tuổi thọ lá cao nhất từ 70,88 - 83,13 ngày. Trong đó giống DT1 có tuổi thọ thấp nhất là 70,88 ngày. Giống DT2 có tuổi thọ cao nhất là 83,13 ngày.

3.1.5. Mt sđặc đim nông hc ca các dòng, ging sn thí nghim

Mỗi loại cây trồng đều có đặc điểm nông học khác nhau. Nghiên cứu các đặc điểm nông học để từđó có thểđưa ra rất nhiều các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất như xác định mật độ trồng sắn, lượng phân bón phù hợp đặc biệt là trên cơ sở các đặc điểm nông học của từng giống ta có thể chọn làm giống bố mẹ để lai tạo giống… Đặc điểm nông học của các dòng, giống sắn thí nghiệm được thể hiện ở bảng sau.

Bảng 3.5: Một số đặc điểm nông học của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm

STT Dòng/Giống

Chiều cao cây cuối cùng (cm) Tổng số lá trên cây (lá) Đường kính gốc (cm) 1 DT1 196,8 88,6 2,78 2 DT2 180,5 87,3 2,65 3 DT3 179,8 87,0 2,58 4 DT4 155,4 75,7 2,25

3.1.5.1. Chiều cao cây cuối cùng

Chiều cao cây cuối cùng được tính bằng chiều cao thân chính và cộng với chiều dài các cấp cành. Đặc tính này phản ánh khả năng chống đổ, khả năng trồng xen của các dòng, giống sắn. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn phản ánh đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây.

Qua số liệu bảng 3.5 ta thấy: Chiều cao cuối cùng của 4 dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm dao động từ 155,4 cm đến 196,8 cm.

Giống có chiều cao cây cao nhất là DT1 đạt 196,8 cm. Giống DT4

có chiều cao cây thấp nhất đạt 155,4 cm.

Theo dõi chiều cao cây, sự phân cành, chiều dài các cấp cành để biết lượng dinh dưỡng do cây đồng hóa được sử dụng vào việc duy trì sự sống và hàm lượng dinh dưỡng được cây vận chuyển về tích lũy ở củ dưới dạng tinh

bột, đây là cơ sở để biết được tiềm năng năng suất của từng giống. Đặc điểm phân cành, chiều cao của từng dòng, giống sẽ giúp cho việc xác định mật độ trồng, khả năng cơ giới, trồng xen của từng giống.

3.1.5.2. Tổng số lá trên cây

Tổng số lá trên cây chính có vai trò quan trọng tới năng suất cây trồng, lá ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây tạo ra chất hữu cơ từ chất vô cơ và vận chuyển sản phẩm về tích luỹ ở thân cành, tổng số lá phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh.

Qua số liệu bảng 3.5 ta thấy: Tổng số lá trên thân của các dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm dao động từ 75,7 đến 88,6 lá/cây.

Dòng DT1 có số lá trên thân cao nhất đạt 88,6 lá/cây. Tiếp đến là giống DT2 có tổng số lá trên cây là 87,3 lá. Dòng DT4 có số lá trên cây thấp nhất đạt 75,7 lá/cây.

Từ kết quả trên ta thấy, trong cùng một điều kiện môi trường như nhau nhưng tổng số lá trên cây của các dòng, giống là khác nhau. Do đó tổng số lá trên cây là do giống quyết định.

3.1.5.3. Đường kính gốc

Chiều cao cây và đường kính gốc có mối quan hệ mật thiết với nhau, đường kính gốc phản ánh độ mập của cây, đường kính gốc càng to thì khả năng vận chuyển dinh dưỡng, chống đổ càng tốt và tạo tiền đề cho năng suất cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự sinh tr ưởng phát triển của một số giống sắn mới tại huyện phú lương tỉnh thái nguyên n ăm 2014 (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)