Trước năm 1975 tại Viện khảo sát nông nghiệp Sài Gòn đã nhập nội, thu thập và khảo sát nguồn gen giống sắn. Ở miền Bắc, tác giảĐinh Văn Lữ cùng thực hiện một số thí nghiệm so sánh giống sắn và rút ra một số kết luận về tập đoàn giống sắn.
Trong giai đoạn 1976 - 1990, tại Viện khoa học nông nghiệp miền Nam và các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Hưng Lộc đã thu thập và đánh giá các giống sắn địa phương. Kết quảđã chọn tạo và giới thiệu cho sản xuất các giống sắn HL23, HL24, HL20 có năng suất củ cao hơn giống H34 và Mì Gòn địa phương [13].
Tại miền Bắc từ năm 1980-1985 trương Đại học nông lâm Bắc Thái cũng đánh giá được tập đoàn 20 giống sắn địa phương. Giống Xanh Vĩnh Phú được kết luận là giống sắn địa phương tốt nhất của Miền Bắc, có năng suất củ tươi cao, ổn định, tỉ lệ chất khô và hệ số thu hoạch cao, dạng cây gọn và phân cành muộn [11].
Từ năm 1988, công tác nghiên cứu chọn giống sắn ở Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với CIAT. Trong suốt 17 năm (1988 - 2005), chương trình sắn của Việt Nam đã phối hợp với CIAT chọn lọc và phát triển hai giống sắn mới là KM60 và KM94 ra sản xuất. Đây là hai giống sắn có năng suất củ tươi cao (25 - 40 tấn/ha), có tỷ lệ tinh bột cao (27 - 30%), thích hợp với chế biến tinh bột. Cũng từ năm 1993 trở lại đây nhiều nhà máy chế biến tinh bột sắn được xây dựng, cây sắn đã chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa. Do đó các giống sắn mới đã và đang được phát triển mạnh ở hai miền Nam - Bắc. Việc giới thiệu và phát triển hai giống sắn mới này vào sản xuất đã là một bước đột phá mới trong nghề trồng sắn ở Việt Nam [20].
Với sự hợp tác của CIAT, chương trình sắn Việt Nam cũng đã tiến hành đánh giá vào khoảng 30.000 hạt lai do CIAT/Colombia, CIAT/Thái giới thiệu và khoảng 7.000 hạt lai từ nguồn lai tạo trong nước. Hàng chục dòng triển vọng tiếp tục được chọn ra từ nguồn vật liệu này như: KM98-1, KM98- 5, KM95-3, KM98-7, KM140… Trong số các dòng này, có những dòng rất có triển vọng vừa thích hợp chế biến, vừa có thể sử dụng ăn tươi[11]
Có thể thấy, trong giai đoạn 1991 - 2005, chương trình sắn Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với CIAT, VEDAN và mạng lưới Nghiên cứu sắn Châu Á đểđẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển sắn với mục tiêu là chọn tạo ra những giống sắn có năng suất củ tươi và tỷ lệ tinh bột cao, phục vụ cho chế biến công nghiệp; Đồng thời cũng tuyển chọn được những giống sắn ngắn ngày, đa dụng, thích hợp cho cả chế biến công nghiệp cũng như nhu cầu về lương thực ở vùng sâu, vùng xa. Do đó đã tạo được bước đột phá quan trọng trong nghề trồng sắn của Việt Nam[7].
Ở nước ta, công tác chọn lọc giống sắn được thực hiện chủ yếu tại Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Hưng Lộc (thuộc Viện khoa học Nông nghiệp Miền Nam), Trường Đại học Nông Lâm Bắc Thái (nay là Trường Đại học Nông Lâm thuộc Đại học Thái Nguyên) và Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh trong sự phối hợp mạnh mẽ của các Viện, Trường, các Sở Nông Nghiệp, trung tâm Khuyến Nông của các tỉnh,… và mạng lưới nông dân trồng sắn giỏi rộng lớn của 29 tỉnh, thành trồng nhiều sắn trong cả nước.
Nguồn gen giống sắn tại Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Hưng Lộc luôn có 91 mẫu giống địa phương và nhập nội cùng với trên 30.000 dòng lai (đến 12/1995).
Việc chọn tạo ra các giống sắn mới (KM60, KM94, KM98-5, KM140, KM98-7) có năng suất và năng suất tinh bột cao gần gấp đôi so với các giống sắn địa phương đã mang lại những lợi ích lớn cho người trồng sắn. Những
giống sắn có năng suất cao là giải pháp để người nông dân không mở rộng thêm diện tích nữa [6].
Tóm lại, ở Việt Nam sắn là cây trồng được triển khai nghiên cứu rất mạnh trong suốt thời gian gần 25 năm qua dưới sự hỗ trợ có hiệu quả về kinh phí cũng như nguồn lực cho công tác nghiên cứu đến từ Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (CIAT), sau đó bắt đầu từ năm 2010, 2011, chính phủ Việt Nam, cụ thể là Bộ Khoa học - Công nghệ đã có những đề tài nghiên cứu sắn cấp nhà nước được triển khai trên phạm vi cả nước. Những kết quả nghiên cứu này đã có những đóng góp quan trọng để thúc đẩy phát triển sản xuất cùng như thị trường tiêu thụ, để đem lại thu nhập về ngoại tệ cho đất nước.