Vai trò và đặc điểm quản lý của cấp quản lý trung gian

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc sử dụng thông tin kế toán của các cấp quản lý trung gian - tình huống tại Công ty TNHH DENSO Việt Nam (Trang 26)

Cấp quản lý trung gian cũng là một trong các cấp bậc quản lý, do vậy mang vai trò và đặc điểm quản lý nói chung của một nhà quản trị. Theo kết quả nghiên cứu của Henry Mintzberg vào những năm 1960, nhà quản trị phải đảm đương 10 vai trò khác nhau. Các vai trò này được chia thành 3 nhóm:

 Vai trò quan hệ với con người

- Vai trò đại diện: Đại diện cho công ty và những người dưới quyền trong tổ chức.

- Vai trò lãnh đạo: Phối hợp và kiểm tra công việc của nhân viên cấp dưới, tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn, khích lệ nhân viên.

- Vai trò liên lạc: Quan hệ với người khác để hoàn thành công việc được giao cho đơn vị của họ.

- Vai trò là người hòa giải: Nhà quản trị luôn là một người trọng tài, có trách nhiệm hòa giải, đoàn kết tất cả các thành viên thành một khối thống nhất để phát huy sức mạnh tổng thể.

 Vai trò thông tin: Thông tin là tài sản của doanh nghiệp, do vậy quản lý thông tin cũng là một vai trò quan trọng của nhà quản trị.

- Vai trò thu thập và tiếp nhận các thông tin: Nhà quản trị có nhiệm vụ thường xuyên xem xét, phân tích bối cảnh xung quanh tổ chức để thu thập những tin tức, sự kiện có ảnh hướng tới hoạt động của tổ chức.

- Vai trò phổ biến thông tin: Phổ biến cho mọi người có liên quan tiếp xúc các thông tin cần thiết đối với công việc của họ.

- Vai trò cung cấp thông tin: Thay mặt tổ chức để đưa tin tức ra ngoài với mục đích có thể có lợi cho doanh nghiệp.

 Vai trò quyết định:

- Vai trò doanh nhận: Vai trò này được thể hiện khi nhà quản trị tìm cách cải tiến hoạt động của tổ chức như việc áp dụng công nghệ mới hay điều chỉnh một kỹ thuật đang áp dụng.

- Vai trò giải quyết xáo trộn: Ứng phó với những bất ngờ làm xáo trộn hoạt động bình thường của tổ chức nhằm đưa tổ chức sớm trở lại ổn định. - Vai trò phân phối tài nguyên: Phân phối tài nguyên hợp lý đạt hiệu quả cao. Các tài nguyên bao gồm con người, tiền bạc, thời gian, quyền hạn, trang bị hay vật liệu.

- Vai trò đàm phán: Thay mặt tổ chức để thương thuyết với những đơn vị khác cũng như với bên ngoài.

hoạt động của phòng ban chức năng của công ty theo chiến lược của công ty ở từng thời điểm và theo chỉ đạo trực tiếp từ Giám Đốc Bộ Phận (Division Director), Giám Đốc Điều Hành hoặc Tổng Giám Đốc (C.E.O) của công ty. Những hoạt động chính của phòng ban là quản lý các mục tiêu, thực hiện các mục tiêu từ cấp trên, quản lý chuyên môn của chức năng phòng ban đó, quản lý đội ngũ nhân sự của phòng ban đó. Ví dụ Kế toán trưởng có chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động của phòng kế toán bao gồm các chức năng thu, chi, chứng từ, thuế và đội ngũ kế toán, thủ qũy của phòng ban này.

Nhiệm vụ của quản lý cấp trung gian là tiếp nhận các ý kiến, thông tin, mục tiêu, chỉ tiêu và kế hoạch từ cấp trên là Giám Đốc của mình và biến những mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch chiến lược đó thành mục tiêu và kế hoạch hành động cho phòng ban của mình nhằm triển khai và giám sát kế hoạch thức hiện để hoàn thành mục tiêu và chỉ tiêu của cấp trên. Hơn thế nữa, người quản lý cấp trung là chiếc cầu nối để thông tin từ trên đi xuống đến nhân viên phải được bảo đảm tính trung thực, chính xác và toàn bộ nhân viên cấp dưới hiểu được chiến lược và mục tiêu của công ty để thực hiện đúng, đủ và hiệu quả. Ngược lại quản lý cấp trung có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin, báo cáo, đề xuất từ cấp dưới sau đó phải biết cách chọn lọc, tổng hợp và phản hồi lên cấp trên nhằm liên kết hệ thống thông tin hai chiều trong công ty hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc sử dụng thông tin kế toán của các cấp quản lý trung gian - tình huống tại Công ty TNHH DENSO Việt Nam (Trang 26)