Thực trạng về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật.

Một phần của tài liệu tiểu luận về chấm dứt hợp đồng lao động (Trang 38)

đúng pháp luật.

Chấm dứt hợp đồng lao động được xem như sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động, trong từng trường hợp quan hệ lao động do đơn phương một bên chấm dứt hay có sự thỏa thuận giữa hai bên. Trên thực tế tình trạng đơn phương chấm dứt hợp đồng diễn ra khá nhiều bởi những nguyên nhân xuất phát từ ý chí của các bên hay là sự vi phạm hợp đồng, vi phạm chuẩn mực đã đặt ra. Như vậy thực trạng về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hiện nay rất nhiều nên nhóm chỉ khái quát những nguyên nhân chủ yếu thường được đề cập.

• Đối với người lao động.

Thứ nhất, việc lao động nữ mang thai sau 6 tháng được hưởng chế độ thai sản thì đơn phương chấm dứt hợp đồng với doanh nghiệp. Thực trạng trên xuất phát từ những lý do như : con còn quá nhỏ, sản phụ sau khi sinh sức khỏe còn yếu, thời gian đi làm chiếm nhiều thời gian dẫn đến con nhỏ không được chăm sóc đầy đủ. Điển hình là Thành phố Hồ Chí Minh nơi có mức độ dân nhập cư khá lớn trong đó tỉ lệ công nhân làm việc trong các khu công nghiệp chiếm đa số, chủ yếu những người lao động này lập gia đình và sống định cư tại đây và một vấn đề lớn nảy sinh là việc sinh con, một số ít gia đình thì gửi con cho ông bà chăm sóc, số còn lại thì gửi nhà trẻ. Tuy nhiên với tình hình một số cơ sở mầm non hiện nay không còn mang đúng hình ảnh như trước đã dẫn đến việc người lao động không tin tưởng gửi con nên đã nghỉ việc và tìm một công việc tại gia để hoạt động sản xuất bù lại phần thu nhập bị mất khi chấm dứt hợp đồng lao động tại nơi làm việc trước đó đồng thời có thời gian để chăm sóc con mình.

Thứ hai, trong mô hình hoạt động của nhiều doanh nghiệp được chia làm 3 ca làm việc, tùy theo từng việc làm và sự chấp thuận của người lao động sẽ có lao động làm 7 tiếng/ 1 ngày hay 12h/ngày, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vì không muốn tuyển thêm lao động đã gây sức ép bắt người lao động phải làm 12h/ngày ( thường gọi là ca đêm) thay vì chỉ làm 7h hay 8h thì không đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó

khi người lao động yêu cầu người lao động tăng lương, phụ cấp thì doanh nghiệp không đáp ứng nhưng lại đưa ra yêu cầu ngược lại buộc người lao động phải làm việc tại cơ sở khác của doanh nghiệp xa nơi cư trú của họ, muốn chấm dứt hợp đồng lao động nhưng vi phạm thời hạn nên đã không giao công việc cho người lao động dẫn đến tình trạng chán nản, bất mãn trong công việc. Những lý do trên dẫn đến sự phát sinh ý chí đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì : thứ nhất, người lao động làm việc trong doanh nghiệp một thời gian dài nhưng không được tăng lương trong khi các doanh nghiệp khác tăng lương cho người lao động theo định kỳ, thứ hai người lao động sẵn sàng làm một công việc khác thay vì phải chuyển nơi làm việc xa với nơi ở của người thân... Vì vậy người lao động sẵn sàng chấm dứt hợp đồng lao động và tìm một công việc tại doanh nghiệp khác để đáp ứng được nhu cầu một cách tối thiểu của mình.

Thứ ba, là vấn đề luân chuyển công tác, lợi dụng quan hệ cá nhân trong công việc. Tình trạng này xảy ra khá phổ biến khi người lao động đang công tác trong một bộ phận thì bị luân chuyển sang vị trí thấp hơn, một số người lao động khác thì lợi dụng quan hệ cá nhân với người có vị trí lãnh đạo trong doanh nghiệp để được lên chức, lên bậc, trong khi đó người có năng lực thực sự bị chèn ép không có cơ hội được sử dụng năng lực của mình để lao động hiệu quả hơn còn những người không có năng lực, khả năng quản lý kém thì giữ chức vụ cao đồng thời lợi dụng chức vụ để đưa người thân của mình vào làm việc trong doanh nghiệp điển hình là vụ bê bối ở Đại học Quy Nhơn : Hiệu trưởng đưa người thân của mình vào trường để làm việc khi chuyên môn không có nhưng không có một cơ chế nào để giám sát kiểm tra chất lượng đầu vào của những người đó. Hành động của người sử dụng lao động với “ngầm ý” là buộc những người lao động phải chủ động xin nghỉ việc để không phải bồi thường thiệt hại, người lao động không còn hứng thú trong công việc thay vì tiếp tục chịu đựng họ sẵn sàng thôi việc để tìm một công việc khác để phát triển năng lực vốn có của mình. Chấp nhận thôi việc chính là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động ( điểm a khoản 1 điều 37 BLLĐ 2012). Phần lớn hiện trạng này xảy ra khá nhiều trong doanh nghiệp ví dụ Anh K làm trưởng phòng trong công ty xây dựng H vì một lý do nào đó công ty đã chuyển anh K làm phó phòng và tuyển một người khác vào làm trưởng phòng, vì bất mãn trước cách quản lý như vậy anh K chỉ làm việc trong vòng 1 tháng rồi xin nghỉ việc. Sự tồn tại của “ngầm ý” vô tình đã hạn chế tinh thần cống hiến năng lực của người

lao động đơn giản vì khả năng làm việc có tốt cũng sẽ không được công nhận hay trọng dụng.

Như vậy chủ động đưa ra đề nghị chấm dứt hợp đồng lao động là quyết định nhằm bảo vệ lợi ích của người lao động về lâu dài. Xét về mặt vĩ mô thì làm cho nền kinh tế phát triển hơn nếu người giỏi người tài được trọng dụng, có điều kiện phát huy hết năng lực của mình từ đó góp phần ổn định phát triển kinh tế. Qua đó cũng cho thấy pháp luật đặt ra là bảo vệ người lao động, sử dụng để luật để ngăn chặn sự bóc lột, chèn ép trong công việc, luật pháp như là hàng rào ngăn chặn những bàn tay vô hình ra sức bám lấy sức lao động của người lao động một cách triệt để làm giàu cho mình.

• Đối với người sử dụng lao động

Thứ nhất, tình trạng người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc được giao, không tuân thủ nội quy của doanh nghiệp đề ra… Trong trường hợp này người sử dụng lao động là chủ doanh nghiệp có thể áp dụng hình thức kỷ luật người lao động, nếu người lao động tiếp tục vi phạm thì doanh nghiệp có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động thay vào đó là tuyển dụng những lao động có nhu cầu làm việc đồng thời tránh tình trạng những người lao động khác ảnh hưởng tư tưởng “ không làm vẫn có lương” điều này có thể làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng nguy hiểm khi doanh thu phải trả lương cho người lao động nhưng năng suất làm việc thì không hiệu quả.Vì vậy việc chấm dứt hợp đồng ngay lập tức sẽ ngăn chặn được những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra sau này, đồng thời cũng giúp doanh nghiệp rà soát khả năng làm việc của từng bộ phận lao động nhằm củng cố lại quá trình hoạt động sản xuất mang lại lợi nhuận lớn.

Thứ hai, sự tác động của nền kinh tế thế giới. Nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến nền kinh tế bị kiềm hãm, doanh nghiệp hoạt động không có lãi nên sản xuất ít làm cho giá cả hàng hóa tăng cao đồng tiền mất giá … rất nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ, không còn khả năng chi trả dẫn đến phá sản hàng loạt, người lao động thất nghiệp tràn lan, không những vậy số lượng lao động từ nông thôn lên thành thị ngày càng gia tăng làm cho vấn đề giải quyết việc làm ngày càng khó khăn. Thực tế khi doanh nghiệp không còn khả năng chi trả buộc họ phải bán máy móc, thu nhỏ quy mô hoạt động, chuyển sang mô hình sản xuất khác… vì vậy doanh nghiệp phải cắt giảm lao động để hạn chế một phần doanh thu để chi trả lương. Bản chất khi xây dựng doanh nghiệp thì không ai muốn

doanh nghiệp làm ăn thua lỗ cho nên trong tình hình đó nếu muốn giữ lại doanh nghiệp thì buộc người chủ phải có những thay đổi nhằm hạn chế sự chi trả, đây là một lý do bất khả kháng nên người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vẫn tiếp tục được.

Một phần của tài liệu tiểu luận về chấm dứt hợp đồng lao động (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w