3.1. Phân tích SWOT của công ty tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh
3.1.1. Điểm mạnh
- Công ty có trụ sở ngay trung tâm hoạt động kinh tế lớn nhất nhì nước nên dễ dàng tiếp cận với nhiều khách hàng. Thị trường hoạt động cũng được mở rộng.
- Là thành viên của tổ hợp công ty chuyên về hoạt động cung cấp dịch vụ Marketing nênlượn nhận được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các thành viên này. Do đó công ty luôn đảm bảo về độ liên tục trong hoạt động, chất lượng cũng như gía cả.
Đội ngũ nhân viên trẻ năng động, sáng tạo, luôn hoạt động năng nổ với những ý tưởng mới mẻ. Cở sở kỹ thuật hạ tầng hiện đại, luôn bắt kịp những xu hướng mới, thay đổi tích cực phù hợp với sự vận động của nền kinh tế quốc gia.
- Đạt được sự tín nhiệm nhất định trong lòng khách hàng khi nằm trong Top 5 Công ty dịch vụ truyền thông hàng đầu tại Việt Nam.
- Mối quan hệ làm việc với các đối tác cũng như khách hàng lớn trong nước và ngoài nước như: Unilever, Yamaha, Mobiphone, Pigeon,…
3.1.2. Điểm yếu
- Mặc dù là đối tác làm việc với các công ty lớn nhưng vẫn chưa là đối tác độc quyền của công ty nên vẫn phải chịu sức ép cạnh tranh lớn từ những công ty quảng cáo đa quốc gia khác.
- Tiềm lực kinh tế còn bị hạn chế khi sử dụng vốn vay từ các cổ đông và ngân hàng trong khi đó các công ty đa quốc gia lại luôn vững mạnh trong vấn đề tài chính.
- Đối với những khách hàng là công ty quốc tế khác công ty Đại Dương Xanh vẫn chủ yếu là Việt hóa các mẫu TVC chứ không được toàn quyền xây dựng một mẫu quảng cáo mang ý tưởng của công ty mình.
- Vẫn còn là một công trẻ trong thị trường canh tranh gay gắt này nên khó chiếm được niềm tin lớn trong khách hàng
3.1.3. Cơ hội
- Quảng cáo là lĩnh vực không thể thiếu của hầu hết rất nhiều doanh nghiệp. Ngày nay quảng cáo đã trở nên cấp thiết hơn vì có sự tiến bộ của công nghệ. Quảng cáo phát huy cao hiệu quả quảng bá hình ảnh sản phẩm, thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng và quan tâm của các doanh nghiệp.
- Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập thị trường kinh tế thế giới nên luôn nhận được những khỏan đầu tư lớn vào việc kinh doanh ở Việt Nam. Từ đó kéo theo các chiến dịch quảng cáo nở rộ hơn và được đầu tư nhiều hơn.
3.1.4. Thách thức
- Vì vẫn trong giai đoạn mở cửa nên các công ty trong nước vẫn còn chưa bắt kịp nhịp độ phát triển của các công đy đa quốc gia khác. Từ đó tạo ra sự chênh lệch trong chuyên môn nghiệp vụ. - Thị phần của các công ty nội địa bị chèn ép bởi các công đy đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam. - Luật quảng cáo, thương mại của Việt Nam vẫn còn nhiều khiếm khuyết, bất cập trong các giai
đoạn kiệm duyệt. Các quảng cáo khó được thông qua hoặc phải qua nhiều khâu phức tạp.
3.2. Đánh giá việc vận dụng chiến lược Marketing dịch vụ của công ty cổ phần