Hình 3.4. Một Số Hình Ảnh Gà Văn Phú
22
Gà văn Phú là giống gà địa phương kiêm dụng cho trứng và cho thịt, được thần dưỡng từ lâu ở xã Văn Phú, xã Sai Ngã, huyện Cẩm Khê, Phú Thọ
Đặc điểm: cân đối, chân chì, cao, lông đen pha lẫn trắng ở cuống lông.
Khả năng sản xuất: Khối lượng cơ thể ở các giai đoạn thấp hơn gà Đông Tảo, gà Mía, 2 năm tuổi chỉ đạt 3 kg. Sản lượng trứng hiện nay đạt trên dưới 100 quả/năm đẻ. Khối lượng trứng 50-55g/quả. Tỉ lệ ấp nở thấp, chỉ đạt 70%.
Phân bố: Giống gà Văn Phú phân bố hẹp, chỉ phát triển chủ yuế ở vài địa phương trong tỉnh. (PGS Bùi Đức Lũng và GS TSKH Lê Hồng Mận, 2003)
Gà Ác
Hình 3.5. Một Số Hình Ảnh Gà Ác
Gà Ác được thuần dưỡng phát triển đầu tiên ở các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang.
Đặc điểm: thân hình nhỏ nhẹ. Thịt xương màu đen. Lông trắng, tuyền, xù như bông. Mào cờ phát triển, màu đỏ tím. Khác với các giống gà khác, chân có 5 ngón nên còn được gọi là gà ngũ trảo và có lông chiếm đa số.
Khả năng sản xuất: Gà trên 4 tháng tuổi có khối lượng trung bình là 640 - 670g. Tuổi đẻ trứng đầu tiên trên 120 ngày, sản lượng trứng 70 - 80 quả/năm/mái. Tỉ lệ trứng có phôi đạt 90%, tỉ lệ ấp nở/trứng vào xấp xỉ 64%. Khối lượng trúng trên 30g. Gà mái có thể sử dụng tới 2,5 năm.
Gà đẻ trứng chủ yéu để hầm với thuốc bắc, hoặc ngân rượu để bồi bổ sức khỏe và trị bệnh. (PGS Bùi Đức Lũng và GS TSKH Lê Hồng Mận, 2003)
Gà Chọi (Gà Nòi):
23
Hình 3.6. Một Số Hình Ảnh Gà Nòi
Đặc điểm: chân cao, mình dài, cổ cao, mào sít (mào
kép) màu đỏ tía; lông con trống màu mận chín pha lông đen ở chùm đuôi, đầu; lông con mái màu xám (màu lá chuối khô) hoặc vàng nhở điểm đen; mỏ và chân màu chì.
Phân bố: Gà Chọi tồn tại chủ yếu ở những địa phương có phong tục truyền thống văn hóa “chơi chọi gà” như tỉnh Hà Tây, Hà Nội, Bắc Ninh, Huế, thành phố ồ Chí Minh…Tuy nhiên gần đây thì Gà Chọi phân bố rất là rộng rãi ở các tỉnh.
Khả năng sản xuất: Gà trống 1 năm tuổi mới đạt 2.3 – 3 kg; gà mái 1,8 – 1,9 kg. Sản lượng trứng dạt 50 – 60 quả, vỏ trứng màu hồng. Gà có sức khỏe rất tốt, được dân làng chơi chọn lọc, bồi dưỡng, luyện tập, cho chọi nhau trong các cuộc lễ hội. (PGS Bùi Đức Lũng và GS TSKH Lê Hồng Mận, 2003).
Gà Ô Kê (gà đen):
Đặc điểm: Gà có tầm vóc nhỏ con, có nhiều màu lông khác nhau, nhưng màu đen tuyền chiếm đa số, mào cờ (mào đơn) màu đen nhạt, chân, da, thịt, xương, mề, mỡ màu đen.
Phân bố:Gà Ô kê được nuôi ở vùng biên giời Việt – Trung như bản Mễ thuộc huyện Bắc Hà, một số xã thuộc huyện Mường Khương.
Khả năng sản xuất: Khối lượng gà lúc lên đẻ từ 1 – 1,3 kg. Sản lượng trứng 90 – 100 quả/mái/năm. Ngoài ra cón loại gà Ô kê to hơn (hướng thịt), màu lông chủ yếu là màu vàng đất, xám, có lông bàn chân, đa số mào trụ (mào kép) màu hồng xám. Khối lượng cơ thể lúc trưởng thành, con mái 2,8 – 3 kg; con trống 2,8 – 3,2 kg. Gà có sức sống và chống bệnh cao.
Gà Ô kê được sử dụng hầm với thuốc bắc, ngân rượu để bồi bổ cho người rất tốt. (PGS Bùi Đức Lũng và GS TSKH Lê Hồng Mận, 2003).
24
Gà Tre:
Hình 3.7. Một Số Hình Ảnh Gà Tre
Đặc điểm: đây là loại gà nhẹ cân, con trống có lông màu vàng ở quanh cổ và ở một phần đuôi. Phần cuối đuôi dài và cong có màu đen. Gà Tre có đầu nhỏ, cổ ngắn. Trên đầu có mào màu đỏ hình hạt đậu, mỏ vàng, da vàng. Con mái có màu lông xám chen lẫn màu trắng.
Phân bố: Gà Tre thường thấy ở các vùng nông thôn miền Nam. Giống gà này hiện nay có số lượng ít, tuy vậy gà Tre đã được nuôi rộng rãi hơn. Những năm vừa qua gà Tre đã được nuôi ở một số nơi miền Bắc, chủ yếu quanh một số thành phố lớn, ít gặp ở vùng trung du và miền núi phía Bắc. Gà Tre được nuôi trong gia đình, mục đích là để làm cảnh hoặc dùng con đực để chọi. Với hai mục đích này, người ta chú ý cho phối giống thuần chủng, con trống được chú ý chọn lọc kỹ.
Khả năng sản xuất: Khối lượng cơ thể lúc trưởng thành, con trống 750 – 900g; con mái 550 – 600g. Sản lượng trứng 45 – 50 quả/mái/năm. Khối lượng trứng 20 – 22g. Tỉ lệ trứng có phôi 90%, tỉ lệ ấp nở trên tổng số trứng ấp 70 – 80%, tỉ lệ nuôi sống gà con 90%.
Hiện nay sô lượng gà Tre không nhiều và cần được giữ gìn. Gà Tre có sức sống mạnh mẽ, ít bệnh tật. Gà tuy nhỏ nhưng có thịt thơm, mặc dù vậy không nên khai thác theo hướng này. Gà đã bị lai tạp với các loại khác sẽ khó bán và không được người chơi ưa chuộng. (Đào Đức Long, 2004).
b. Một số giống gà nhập nội
Gà nhập nội hiện nay trên nước ta rất nhiều: gà Arbor Acress, gà ISA Vedetle, gà ISA MPK 30, gà ISA Brown, gà Ross 208 và Ross 308, gà Avian, gà Lehmann meat, gà Coob Habbard, gà BE88, gà Leghorn, gà Brown nick, gà Babcock 380, gà Hisex Brown, gà Kabir, gà JA57, gà Tam Hoàng, gà Hoa Lương Phượng, gà Sasso…Sau đây là một số giống gà nhập nội được nuôi phổ biến ở nước ta hiện nay.
25
(http://www.khuyennongvn.gov.vn/HdKN/Diaphuong/Vinhphuc/Gavuon- VN.htm)
Gà Hoa Lương Phượng:
Hình 3.8. Hình Ảnh Gà Hoa Lương Phượng
Được nhập từ Trung Quốc vào nước ta từ năm 1996, là giống gà thả vườn phù hợp với điều kiện chăn thả, được thị trường chấp nhận.
Đặc điểm: Lông màu vàng nhạt, lốm đốm hoa, có nhiều vảy xám bạc, nói chung màu sắc lông gần giống với gà địa phương (gà Ri, gà Tầu vàng), chân vàng, nhỏ thanh. Khả năng sinh sản: Trưởng thành, gà mái đạt 1,7 - 1,8 kg, gà trống đạt 2,0 - 2,2 kg. Thịt gà thơm ngon. Sản lượng trứng 158 - 160 quả/năm. Thức ăn tiêu tốn cho 1 kg thịt là 2,5kg/1 kg tăng trọng.
Gà Tam Hoàng:
Hình 3.9. Hình Ảnh Gà Tam Hoàng
Nguồn gốc từ Quảng Đông - Trung Quốc.
Đặc điểm lông vàng, da vàng, chân vàng. Có 2 dòng: 882 và Jiang Cun (Giang Thôn): Dòng 882 lông vàng hoặc lốm đốm đen; đa số có cườm cổ.
26
Khả năng sinh sản: Dòng Giang Thôn lông màu vàng tuyền, gà có sức đề kháng mạnh và có tốc độ lớn nhanh: 12 tuần tuổi đạt 1,5 - 2,0 kg. Sản lượng trứng đạt 145 - 160 quả/năm, tính di truyền ổn định. Gà Tam Hoàng đã được nuôi ở các vùng sinh thái nước ta và nuôi thả vườn cũng dễ như gà ta. Tuy nhiên đây là gà nuôi bán công nghiệp nên không tự ấp và nuôi con như gà ta.
Gà Kabir:
Hình 3.10. Hình Ảnh Gà Kabir
Nhập vào nước ta tháng 7/1999 và đã được người nuôi ưu chuộng.
Đặc điểm: Gà gồm nhiều dòng với các màu lông vàng tuyền, màu vàng, đỏ vàng, hoa mơ... da, chân, mỡ vàng.
Khả năng sinh sản: Gà Kabir bố mẹ có khả năng sinh sản tốt, sức đẻ trứng đạt 180 - 200 quả/mái/năm. Gà thương phẩm nuôi thịt trên 2 tháng đạt khối lượng trên 2 kg; thịt rắn chắc, nhiều nạc, ít mỡ.
Gà Sasso:
Hình 3.11. Hình Ảnh Gà Sasso
Là
giống gà thịt được tạo ra từ Pháp (hãng Sasso) có nhiều dòng (khoảng 20 dòng) nhưng 27
nước ta mới nhập 2 dòng SA31 và SA51, giữa các dòng được phân biệt bằng các màu lông khác nhau.
Đặc điểm: Gà Sasso nhập vào Việt Nam có màu lông nâu vàng hoặc nâu đỏ. Khả năng sinh sản: Gà Sasso nuôi theo phương thức công nghiệp có thể đạt 2,0 - 2,2 kg ở 70 ngày tuổi, nuôi theo phương thức bán chăn thả, ở 90 ngày tuổi có thể đạt 2,0 - 2,5 kg và tiêu tốn thức ăn vào khoảng 2,9 - 3,0 kg cho 1 kg tăng trọng.
Bảng 3.3. Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế Kỹ Thuật của Gà Nhập Nội
Các chỉ tiêu Gà Tam
Hoàng
Gà Lương
Phượng Gà Kabir Gà Sasso
Gà sinh sản
Tuổi đẻ trứng đầu (ngày) 145 152 155 150
Sản lượng trứng/68 tuần/mái 153 177 191 198
Khối lượng trứng 52 53 55 55
Tiêu tốn thức ăn/10 trứng (kg) 2,9 2,8 2,67 2,6
Tỉ lệ nở (%) 84,8 84-85,5 83-85,5 84-85
Tỉ lệ nuôi sống (%) 94,5 94,5 94 94
Năng suất nuôi thịt (10 tuần tuổi)
Khối lượng cơ thể (kg) 1,9 2,3 2,4 2,4
Thức ăn/kg tăng trọng (kg) 2,8-2,9 2,6-2,7 2,35-2,4 2,5-2,6
Tỉ lệ nuôi sống (%) 97,2 97 97 94
Nguồn: Viện Chăn nuôi
c. Một số giống gà lai cải tiến trong nước:
(http://www.khuyennongvn.gov.vn/HdKN/Diaphuong/Vinhphuc/Gavuon-VN.htm)
Gà BT - 2:
Được lai tạo tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi Bình Thắng, Viện Khoa học nông nghiệp miền Nam. Gà BT - 2 là tổ hợp lai giữa gà Rốt Ri và gà Tam Hoàng.
Đặc điểm: Gà có màu lông nâu nhạt. Khối lượng cơ thể 20 tuần tuổi trống nặng 2,0 - 2,0 kg, mái nặng 1,5 - 1,7 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng 2,6 - 3,0 kg. Gà nuôi thịt 3 tháng tuổi đạt 1,5 - 2,0 kg.
Gà Hoa lương phượng lai gà Ri:
Gà được lai tạo giữa trống Hoa lương phượng và mái Ri.
Đặc điểm: Gà có lông màu vàng, vàng đen. Gà dễ nuôi và thích nghi với mọi điều kiện thời tiết, khí hậu ở các vùng sinh thái. Khối lượng giết thịt lúc 3 tháng tuổi có thể đạt 1,5 - 1,8 kg.
28
Gà Rốt – Ri
Gà Rốt – Ri là một nhóm giống được lai tạo giữa gà Rode Island kiêm dụng trứng thịt với gà Ri của ta tại Viện chăn nuôi vào những năm 70.
Đặc điểm: gà có tầm vóc to hơn gà Ri, lông màu nâu nhạt, có điểm lông đen ở chóp đuôi, chóp cánh. Mào cờ màu đỏ. Da, chân, mỏ màu vàng nhạt. Gà Trưởng thành (lúc lên đẻ) con trống nặng 3 – 3,5 kg, con mái nặng 2,5 kg. Sản lượng trứng đạt 100 quả/mái/năm. Trứng nặng 48 – 52g, vỏ trứng màu nâu nhạt gần giống màu trứng gà Ri. Giống gà này được nuôi giữ tại trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương, Từ Liêm, Hà Nội dùng để lai với một số giống gà nội và gà nhập nội (gà thả vườn) tạo ra con lai năng suất hơn. (PGS Bùi Đức Lũng và GS TSKH Lê Hồng Mận, 2003)
Bảng 3.4.Năng Suất Một Số Tổ Hợp Lai
Công thức lai Tuổi giết thịt (tuần) Khối lượng (kg) Tiêu tốn thức ăn/kg tăn trọng Gà BT 2 10 1,9-2,0 2,6-2,7
Gà Lương Phượng lai gà Ri 10 2,0-2,1 2,5-2,6
Gà Rốt - Ri 10 2,0-2,1 2,45-2,55
Nguồn: Viện Chăn nuôi
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu a. Thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu thứ cấp từ các buổi hội thảo, website, các sách báo, các bài báo cáo có liên quan và các đề tài của các anh chị khóa trước.
b. Thu thập số liệu sơ cấp:
Việc thu thập số liệu thứ cấp bao gồm các nguồn như sau:
b.1. Thu thập số liệu từ các hệ thống siêu thị như Coop Mart (Coop mart xa lộ Hà Nội, Coop mart Nguyễn Kiệm), Maximart, Sài Gòn Factory, các đại lý và cửa hàng bán lẻ của Công ty TNHH CB thực phẩm Phú An Sinh (cửa hàng đường Kha Vạn Cân – Thủ Đức, cửa hàng đường Lê Văn Việt – Quận 9, cửa hàng ở chở Phạm Văn Hai – Quận Tân Bình và cửa hàng ở chợ An Nhơn – Quận Gò Vấp) và các sạp bán ở các chợ Thủ Đức (1 sạp), chợ Linh Trung (1 sạp). Thông tin thu thập bao gồm:
Tên các nhà cung ứng thịt gà thả vườn hiện nay trên địa bàn T. HCM
29
Tên sản phẩm Giá sản phẩm (VNĐ/kg) Trọng lượng (con/bịch)
Do giá của thịt gà thả vườn mỗi tuần là khác nhau nên việc thu thập số liệu này đòi hỏi phải tiến hành trong thời gian 1 tuần lễ.
b.2. Thảo luận nhóm: đối tượng là những người thường hay đi chợ và mua thực phẩm cho gia đình, mỗi nhóm sẽ có từ 3 – 5 người để ý kiến sẽ được phong phú, và được phân chia như sau:
• Đối tượng sinh viên ở trọ: 2 nhóm;
• Công nhân ở trọ: 2 nhóm;
• Những người nội trợ: 2 nhóm;
• Nhân viên làm trong công ty: 2 nhóm.
Mục đích của việc thu thập số liệu này là tìm hiểu nhận thức của người tiêu dùng về gà thả vườn bằng cách đưa ra những câu hỏi và những hình ảnh về các loại gà thả vườn phổ biến ở Việt Nam hiện nay.
b.3. Điều tra bằng bảng câu hỏi về thị hiếu của người tiêu dùng về gà thả vườn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Xác định kích cỡ mẫu
Xác định cỡ mẫu theo ước lượng phần trăm
Z2*P*Q n =
e2
Trong đó:
n: Là kích cỡ mẫu
Z: Khoảng tin cậy, với mức ý nghĩa 95% thì Z = 1,96 P: Phần trăm số người chấp nhận trong tổng thể. Q = 100%-P
Nếu không biết rõ P thì ước lượng trong tình trạng xấu nhất (p=50, q=50)
e: Phần trăm sai số chấp nhận, mức sai số chấp nhận thường hay sử dụng nhất là 0.2%
(Nguồn: bài giảng của Thầy Võ Phước Hậu)
Xác định cỡ mẫu theo ước lượng trung bình
30
Z2*S2
n =
e2
Trong đó:
n: Là kích cỡ mẫu
Z: Khoảng tin cậy, với mức ý nghĩa 95% thì Z = 1,96
S: Độ lệch chuẩn. Cách xác định S như sau: tiến hành nghiên cứu mẫu thử qua một số phần tử của dân số mục tiêu. Ước lượng khoảng mà giá trị ta đang ước đoán (giá trị trung bình) nằm trong đó (min tới max) và chia khoảng đó cho 6. Vì 6 là khoảng từ -3 đến +3 nằm dưới đường cong của phân phối chuẩn tương ứng với mức độ tin cậy là 99%
e: Phần trăm sai số chấp nhận, mức sai số chấp nhận thường hay sử dụng nhất là 0.2%
(Nguồn: bài giảng của Thầy Võ Phước Hậu)
3.2.2. Phương pháp phân tích
Phân tích định tính: sử dụng các thông tin có sẵn và tự nghiên cứu để phân tích, từ đó nêu lên được thói quen, thị hiếu của người tiêu dùng về thịt gà thả vườn từ đó đưa ra những yêu cầu của người tiêu dùng đối với người bán, người chăn nuôi và các chính sách của Chính phủ.
Phân tích định lượng: tổng hợp số liệu, tính toán để đánh giá thị hiếu của người tiêu dùng đối với thịt gà thả vườn trên địa bàn Tp. HCM dựa vào các chỉ tiêu sau đây:
• Những người nào thường ăn gà thả vườn nhất?
• Thu nhập của những người thường hay ăn gà thả vườn
• Những người tiêu dùng thường ăn loại gà nào nhất?
• Vì sao họ lại chọn loại gà thả vườn?
• Họ thường mua gà thả vườn ở đâu?
• Đánh giá của người tiêu dùng về giá và chất lượng ở những nơi mua này.
• Kỳ vọng của người tiêu dùng khi họ mua gà thả vườn
• Nếu như ngươi tiêu dùng không ăn gà thả vườn thì lí do ở đây là gì?
31
32
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Các nhà cung ứng thịt gà trên địa bàn Tp. HCM 4.1.1. Các nhà cung ứng và giá của sản phẩm
a. Các nhà cung ứng và giá của sản phẩm thu thập từ các hệ thống siêu thị và các cửa hàng, đại lý bán lẻ.
Bảng 4.1.Các Nhà Cung Ứng Thịt Gà Thả Vườn Trên Địa Bàn Tp. HCM STT
Tên nhà cung ứng Tên sản phẩm Giá (VNĐ/kg)
1 Công ty TNHH CBTP CP Gà đông lạnh 70,200
Gà công nghiệp 47,500
2 Nhà máy CBTP Đồng Nai Gà thả vườn 54,000
Gà thả vườn nguyên con 51,500
3 Công ty chăn nuôi Tiền Giang Gà thả vườn nguyên con 54,000
4 Công ty TNHH Long Bình Gà thả vườn nguyên con 55,000
Lòng gà 45,700
5 Công ty TNHH Thanh Bình Gà thả vườn 55,000
Gà thả vườn Thanh Bình 58,000
6 Công ty TNHH TM & CB
thực phẩm Phú An Sinh Gà thả vườn nguyên con 59,300 Gà ta đi bộ trống 96,000 Gà ta đi bộ mái 11,7000 Cánh gà 59,000 Đùi tỏi gà 57,000 Đùi góc tư 50,000 Đùi tháo khớp 44,000
Nguồn: Số liệu điều tra, cập nhật trong tuần từ ngày 5/5 đến 11/5/2008
Nhận xét:
Đa số các nhà cung ứng đều cung cấp ra thị trường sản phẩm là nguyên con,