phẩm tăng trọng lượng nhanh gấp 1,5 lần so với gà Ri thuần. (PGS Bùi Đức Lũng và GS TSKH Lê Hồng Mận, 2003).
Gà Đông Tảo (hay còn gọi là gà đông Cảo):
Hình 3.2. Một Số Hình Ảnh Gà Đông Tảo
So với gà Ri, gà Đông Tảo khả năng tự kiếm thức ăn thấp hơn, chúng đi lại chậm chạp quanh nhà. Gà con khỏe mạnh nhưng khó nuôi do gà lúc nhỏ ít lông nên về mùa đông gặp thời tiết lạnh thường dễ chết.
Phân bố: Gà Đông Tảo xuất phát ở thôn Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Hiện nay gà Đông Tảo phân bố rộng khắp trên cả nước.
Đặc điểm: sắc lông màu nâu bạc. Gà trống lông tía. Ưu điểm: tầm vóc lớn, khối lượng trứng to. Nhược điểm xương to, đẻ ít, mọc lông muộn.đầu to, mào nụ, mắt sâu, chân to xù xì có nhiều hàng vảy, xương to, nhiều thịt nhưng thịt không mịn, da đỏ. Tiếng gáy đục và ngắn.
Khả năng sản xuất: Con mái nặng 1,5 - 1,8 kg, con trống nặng 2,2 - 2,5 kg. Sản lượng trứng năm 55 - 60 quả. Khối lượng trứng 55 - 57 gam.
(http://www.khuyennongvn.gov.vn/HdKN/Diaphuong/Vinhphuc/Gavuon-VN.htm)
21
Gà Mía:
Hình 3.3. Một Số Hình Ảnh Gà Mía
Gà Mía là giống gà hướng thịt của Việt Nam, nó là giống gà địa phương của Xã Phưng- Tùng Thiện - Hà Tây, bị pha tạp nhiều.
Đặc điểm: Sắc lông gà trống màu tía, gà mái màu nâu sáng hoặc vàng, đầu to, mắt sâu, mào đơn, chân thô có 3 hàng vảy, da bụng đỏ.
Khả năng sinh sản: Khối lượng gà mái trưởng thành 1,4 - 1,5 kg, trống trưởng thành 1,8 - 2,0kg. Tuổi đẻ muộn 7 - 8 tháng. Sản lượng trứng 55 - 60 quả, nặng 40 - 50 gr.
(http://www.khuyennongvn.gov.vn/HdKN/Diaphuong/Vinhphuc/Gavuon-VN.htm, PGS Bùi Đức Lũng và GS TSKH Lê Hồng Mận, 2003)
Gà Mía có tính đòi ấp cao. Tuy vậy con mái ấp trứng vụng và nuôi con không khéo, gà con mọc lông muộn, thường đến 15 tuần tuổi gà mới mọc kín lông.
Gà mía hiện nay được phát triển chủ yếu ở một số huyện Hà Tây, Hòa Bình. Ngoài ra giống gà này đã được nuôi ở thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Định, chủ yếu để lai với một số giống gà nội và nhập nội khác để tạo gà nuôi thịt.