Phân tích SWOT về những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trên địa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chương trình nông thôn mới tại xã lang quán huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 58)

trên địa bàn xã Lang Quán.

Điểm mạnh (S)

-Vị trí địa lý, địa hình: là xã cách trung tâm huyện 2 km, cách trung tâm thành phố 11km nên thuận lợi cho việc trao đổi, buôn bán hàng hóa, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế hàng hóa. Địa hình phức tạp, chia cắt, tạo ra hệ canh tác đa dạng và tiềm năng du lịch sinh thái lớn.

-Khí hậu thuỷ văn: Hệ thống suối, hồ phân bố đều, thuận lợi cho cung cấp và điều tiết nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, nó còn tạo nên các cảnh quan đa dạng và hấp dẫn

- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế nông lâm nghiệp hàng hoá, đa dạng cả về trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản.

-Văn hoá xã hội đã có nhiều tiến bộ, công tác xoá đói giảm nghèo đã đạt được kết quả đáng khích lệ, công tác y tế chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày càng được cải thiện.

Điểm yếu (W)

Giao thông kém phát triển.

Chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với KH - KT hiện đại.

Môi trường sống bị ô nhiễm

- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản suất còn yếu kém

-Đất nằm ở khu vực đất đai dễ bị rửa trôi, xói mòn, làm cho tầng đất mỏng, chua và nghèo dinh dưỡng.

-Chưa có phát hiện về các nguồn tài nguyên khoáng sản có giá trị.

- Khí hậu nhiệt đới có mùa mưa tập trung vào các tháng mùa hè và thiếu nước vào mùa đông trong điều kiện địa hình chia cắt mạnh dễ dàng gây nên lũ lụt và hạn hán mất mùa.

Cơ hội (O)

-Được sự quan tâm, đầu tư của lãnh đạo các cấp chính quyền, các cơ quan ban ngành.

-Diện tích đất tự nhiên lớn đây là cơ hội thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước xây dựng các trung tâm công nghiệp.

-Nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú sẽ thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào khai khoáng.

- Thị trường được mở rộng cho các sản phẩm nông nghiệp.

Thách thức (T)

-Huy động vốn đầu tư còn gặp nhiều khó khăn.

-Đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn kéo theo sự chuyển dịch lao động địa phương ra các vùng khác rất lớn.- Cơ cấu kinh tế công nghiệp và dịch vụ ít phát triển, chưa có các cơ sở công nghiệp quy mô vừa, dịch vụ chủ yếu để phục vụ nhu cầu tại chỗ. Thu nhập của người dân vẫn chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông - lâm nghiệp

- Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt ảnh hưởng nhiều đến năng suất cây trồng, vật nuôi.

(Nguồn Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng phân tích trên ta thấy, trên địa bàn xã Lang Quán cũng có rất nhiều những cơ hội, nhưng bên cạnh đó cũng vẫn tồn tại những thách thức cũng không nhỏ. Nếu chính quyền và nhân dân biết tận dụng nắm lấy những cơ hội và khắc phục những thách thức, thì còn có thể biến thách thức thành cơ hội, và sẽ mang lại những lợi ích không nhỏ, còn nếu không biết nắm bắt lấy thời cơ, thì nhiều khi những cơ hội đó sẽ trở thành những thách thức mà ta không thể biết trước được. Và người nông dân trên địa bàn xã cũng có không ít những điểm yếu, nhưng bên canh đó nó cũng có những điểm mạnh mà nếu biết kết hợp một cách hài hòa thì có thể khắc phục được những điểm yếu đó.

4.4 Đánh giá của ngƣời dân về chƣơng trình NTM.

4.4.1 Đánh giá của người dân

Bảng 4.23 Sự tham gia của ngƣời dân vào chƣơng trình xây dựng NTM STT Sự tham gia của ngƣời dân vào xây dựng

chƣơng trình nông thôn mới

Số lƣợng

Tỉ lệ (%)

1 Hiểu biết về nông thôn mới

Có 45/45 100 Không 0/45 0 Có nghe nhưng chưa hiểu rõ 0/45 0 2 Tiếp xúc với cán bộ PTNT.

Chưa 0/45 0

Thinh thoảng 20/45 44,44 Thường xuyên 25/45 55,56 3 Hiểu biết về chủ trưởng

XDNTM

Đã biết 45/45 100 Chưa biết 0/45 0 Có nghe nhưng chưa rõ 0/45 0 4 Các kênh thông tin

Công tác tuyên truyền 37/45 41,57 Tập huấn 19/45 21,35 Các phương tiện thông tin đại chúng 33/45 37,08 5 Sự cần thiết của NTM

Rất cần thiết 27/45 60 Cần thiết 18/45 40 Không cần thiết 0/45 0 6 Sự tham gia vào XDNTM

Tự nguyện hoàn toàn 45/45 100 Tham gia cũng được, không tham gia cũng được 0/45 0 Bắt buộc phải tham gia 0/45 0

7 Những công việc tham gia

Bầu ban xây dựng nông thôn mới 7/45 7,53 Giám sát thi công công trình 6/45 6,45 Tập huấn khuyến nông khuyến lâm 28/45 30,11 Đóng góp ý kiến vào việc lựa chọn nội dung

thực hiện 14/45 15,03 Xây dựng kế hoạch 2 2,15 Trực tiếp thi công thực hiện các công trình 36/45 38,71 8 Xóm thường xuyên tổ chức

họp về chương trình XDNTM

Có 45/45 100 Không 0/45 0

(Nguồn: tổng hợp điều tra thực tế của tác giả)

Qua tổng hợp số liệu ta thấy:

Người dân được phỏng vấn đã hiểu biết về NTM, họ đã nắm bắt được chủ trương chích sách của nhà nước, tự nguyện tham gia, đóng góp vào XDNTM. Tuy nhiên, số lượng người dân tham gia xây dựng kế hoạch thực hiện còn thấp chỉ chiếm 2,15% người dân được phỏng vấn . Người dân trong toàn xã tìm hiểu các thông tin về chương trình

XDNTM qua nhiều các kênh thông tin khác nhau, họ đã hiểu và đoàn kết chung tay góp sức XDNTM trên địa bàn xã, nên đây là điều kiện thuận lợi để xã Lang Quán nhanh chóng hoàn thành các tiêu chí và về đích trong thời gian tới.

Bảng 4.24 Sự đóng góp của ngƣời dân vào xây dựng chƣơng trình nông thôn mới

STT Sự đóng góp của ngƣời dân vào xâydựng chƣơng trình

nông thôn mới Cơ cấu Tỉ lệ (%)

1 Số tiền đóng góp vào các

hoạt động

Xây dựng nhà làm việc, nhà hội trường 45/45 100

Cải tạo kênh tưới trạm bơm, mương dẫn

nước 45/45 100

Xây dựng đường giao thông 45/45 100

2 Nguồn đóng góp của gia đình

Thu nhập của gia đình 45/45 100

Khai thác nguồn tài nguyên sẵn có 0/45 0

Công lao động của gia đình 0/45 0

Nguyên liệu sẵn có của gia đình 0/45 0

Đi vay 0/45 0

Khác 0/45 0

3 Lý do khiến gia đình lựa

chọn mô hình sản xuất mới

Tăng thu nhập cho hộ 28/45 46,67

Tăng năng suất cây trồng 2/45 3,33

Do nhiều người dung 0/45 0

Tang mức độ tham gia của người dân 0/45 0

Tăng độ phì nhiêu của đất 0/45 0

Do phù hợp với điều kiện tự nhiên 0/45 0

Do được hỗ trợ vốn, vật tư 30/45 50

4 Lý do gia đình tham gia làm

đường bê tông

Có việc làm tăng thu nhập cho hộ 4/45 5,71

Làm đẹp cho thôn bản 36/45 51,43

Tăng mức độ tham gia của người dân 1/45 1,43

Bị động làm theo mọi người 0/45 0

Giúp người dân đi lại thuận tiện trong

mùa mưa 29/45 41,43 5 Để thực hiện các hoạt động XDNT một cách tốt nhất thì cần. Dân tự làm 0/45 0

Thuê bên ngoài 0/45 0

Nhờ các ban ngành giúp đỡ 1/45 2,22

Kết hợp giũa dân và hỗ trợ bên ngoài 44/45 97,78

6

Mức huy động nội lực để thực hiện các hoạt động trên như thế nào đối với gia đình.

Ngoài khả năng 0/45 0

Trong khả năng 45/45 100

7 Sự phù hợp Phù hợp 45/45 100

Chưa phù hợp 0/45 0

Qua tổng hợp số liệu ta thấy:

Người dân được phỏng vấn tự nguyện hoàn toàn tham gia đóng góp tiền của và sức lực của gia đính mình vào XDNTM, mức độ huy động nguồn lục đối với các hộ được phỏng vấn là trong khả năng của gia đình.

Đa số người dân đều hiểu cần thục hiện tốt chương trình XDNTM thì cần kết hợp giữa người dân và sự hỗ trợ bên ngoài (chiếm 97,78%). Người dân chủ động tham gia xây dựng đường bê tông nông thôn với nhiều lý do khác nhau nhưng đa phần lý do là giúp chính họ đi lại thuận tiện hơn trong mùa mưa. Họ tham gia lựa chọn mô hình sản xuất mới vì họ nhận được sự hỗ trợ về vốn và vật tư.

Họ nhận thấy sự phù hợp của chương trình NTM đối với gia đình họ nói riêng và toàn xã nói chung.

4.4.2 Đánh giá của cán bộ xã Lang Quán về chương trình NTM

*Chia sẻ của ông “Mai Bảo Đăng” phó chủ tịch xã Lang Quán:

“Vấn đề quy hoạch của xã đến nay đã thực hiện được là vì công tác tuyên truyền cho người dân hiểu và hưởng ứng chương trình mục tiêu quốc gia “xây dựng nông thôn mới” . Tuy nhiên, trong quá trinh quy hoạch còn gặp nhiều khó khăn như:Do trình độ cán bộ xã chưa thực sự đủ sức để làm quy hoạch, phải có sự giúp đỡ, tư vấn từ cấp trên nên khi làm quy hoạch lại không am hiểu tình hình địa phương, cho nên gặp không ít kh

Khó khăn trong thẩm định, phê duyệt đồ án quy hoạch. Và nhiều khi do nhận thức của người dân còn hạn chế, nên đây là vấn đề không hề dễ dàng thực hiện vì nó liên quan đến tất cả các vấn đề quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch mạng lưới điểm dân cư, quy hoạch chi tiết trung tâm xã và quy hoạch chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phát triển ngành nghề nông thôn sự không đồng ý của người dân cũng một phần gây ra nhũng khó khăn nhất định trong việc tiến hành quy hoạch của chúng tôi. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ chúng tôi đã hoàn thành tiêu chí quy hoạch và hiện trạng quy hoạch”.

Qua chia sẻ của phó Chủ tịch xã phụ trách ban phát triển nông thôn, nông - lâm nghiệp, ta thấy rất nhiều khó khăn trong vấn đề quy hoạch, mà nếu hoạt động

quy hoạch không đúng hướng nó sẽ kéo theo một loạt hệ lụy các vấn đề khác đi theo, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân.

Sự ủng hộ của người dân là một nhân tố cũng rất quan trọng quyết định sự thành công của công tác quy hoạch của xã.

* Chia sẻ của ông “Nguyễn Duy Chung” chủ tịch xã về vấn đề cán bộ dự nguồn của xã:

Hiện tại thì xã đã có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định, và cán bộ xã đã đạt chuẩn nhưng tôi vẫn thấy lo lắng vì những người già như chúng tôi thì còn làm được bao nhiêu nữa, mà cán bộ dự nguồn trong các năm tới của xã thì lại không có. Nếu bây giờ không có đội ngũ cán bộ trẻ nhiệt tình, năng động để tiếp tục công việc và tiếp sức cho chúng tôi để xây dựng xã ngày một phát triển, thì không biết một vài năm tới xã ta sẽ như thế nào nữa?

Theo như tâm sự của ông Nguyễn Duy Chung, chủ tịch xã, thì bộ máy chính quyền xã vẫn cần thêm các cán bộ trẻ có kiến thức, năng nổ, nhiệt tình để giúp đỡ các bác trong việc xây dựng mô hình NTM nói riêng, và phát triển xã Lang Quán nói chung.

4.5. Tổng hợp kết quả so sánh hiện trạng xã Lang Quán với bộ tiêu chí Quốc gia về NTM về NTM

4.5.1 Các tiêu chí đã đạt

Xã đã đạt chuẩn 8/19 tiêu chí gồm:

Tiêu chí 1: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch (Đạt năm 2011) Tiêu chí 4: Điện (Đạt năm 2013)

Tiêu chí 8: Bưu điện (Đạt năm 2014)

Tiêu chí 12: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên (Đạt năm 2013) Tiêu chí 13: Hình thức tổ chức sản xuất (Đạt năm 2013)

Tiêu chí 15: Y tế (Đạt năm 2013)

Tiêu chí 18: Hệ thống tổ chức chính trị xã hội(Đạt) Tiêu chí 19: An ninh trật tự xã hội(Đạt)

a) Các tiêu chí đạt được một phần: 02/19 tiêu chí:

+ Chỉ tiêu 3.1: Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh - Tiêu chí 14. Giáo dục: Đạt 2/3 chỉ tiêu gồm:

+ Chỉ tiêu 14.1: Về phổ cấp giáo dục THCS (Đạt phổ cập giáo dục trung học) + Chỉ tiêu 14.2: Về tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục đi học THPT, học nghề.

4.5.2. Các tiêu chí chưa đạt chuẩn so với bộ tiêu chí Quốc gia

Gồm 09/19 tiêu chí

Tiêu chí 2: Hệ thống giao thông liên xã, liên thôn, nội thôn, nội đồng; Tiêu chí 5: Trường học;

Tiêu chí 6: Cơ sở vật chất văn hoá và tỷ lệ thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hoá; Tiêu chí 7: Chợ nông thôn;

Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư;

Tiêu chí 10: Thu nhập bình quân đầu người thấp; Tiêu chí 11: Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn cao; Tiêu chí 16: Văn hoá;

Tiêu chí 17: Môi trường

* Số tiêu chí đăng ký đạt trong năm 2015: 02 tiêu chí Tiêu chí số 3: Thủy lợi

Tiêu chí số 11: Hộ nghèo

* Phương hướng của UBND xã Lang Quán đặt gia trong gia đoạn 2015 – 2020 sẽ hoàn thiện 7 tiêu chí còn lại. Với phương hướng đặt ra như vậy, cán bộ, nhân dân xã phấn đấu trong giai đoạn 2 của chương trình nông thôn mới sẽ hoàn thành và về đích trong thời gian tới.

4.6 Các nguyên tắc và giải pháp thực hiện chƣơng trình nông thôn mới trên địa bàn xã Lang Quán đến năm 2015.

4.6.1 Nguyên tắc thực hiện

Mô hình nông thôn mới của xã lang Quán được thực hiện theo nguyên tắc nhà nước hỗ trợ, doanh nghiệp và nhân dân đóng góp công sức, vật liệu, hiến đất,

tiền của…để xây dựng nông thôn mới. Trong đó nguyên tắc cơ chế hỗ trợ được thực hiện như sau:

Hỗ trợ 100% từ ngân sách trung ương cho: Công tác quy hoạch, xây dựng đường giao thông đến trung xã, trụ sở xã; trường học đạt chuẩn; nhà văn hoá xã; công tác đào tạo kiến thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ xã, cán bộ thôn, bản, cán bộ hợp tác xã.

Hỗ trợ một phần từ ngân sách trung ương cho xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt; thoát nước thải khu dân cư; đường giao thông thôn, xóm, giao thông nội đồng và kênh mương nội đồng; phát triển sản xuất và dịch vụ; nhà văn hoá và công trình thể thao thôn, bản; hạ tầng các khu sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, thuỷ sản. Mức hỗ trợ từ ngân sách trung ương căn cứ điều kiện kinh tế xã hội để bố trí phù hợp với nguồn ngân sách nhà nước và các chương trình, dự án lồng ghép hàng năm.

Sử dụng tối đa lao động địa phương như: Vật liệu xây dựng, đất đai, lao động...Vận động các doanh nghiệp đầu tư các cơ sở sản xuất, chế biến nông lâm sản trên địa bàn xã, để thực hiện các nội dung của chương trình NTM, làm sao vừa giải quyết được việc làm, vừa tăng thu nhập, và cải thiện được đời sống cho người dân trong xã.

Ngoài ra, còn có thể huy động nguồn vốn từ các khoản viện trợ không hoàn lại của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư, và huy động các nguồn tài chính hợp pháp khác

4.6.2 Một số giải pháp cụ thể để thực hiện các tiêu chí xây dựng chương trình NTM tại xã Lang Quán.

*Giải pháp về giao thông:

Khuyến khích, vận động nhân dân đóng góp công sức tham gia xây dựng đường giao thông nông thôn, phục vụ cho việc lưu thông, đi lại, trao đổi hàng hóa diễn ra thuận lợi.

Đường giao thông đến trung tâm xã, trụ sở xã lấy kinh phí hỗ trợ 100% từ trung ương.

Đường trục thôn, đường ngõ vào nhà dân, đường nội đồng thực hiện theo phương châm Nhà nước hỗ trợ xi măng, cát sỏi, nhân dân thực hiện thi công.

Giải pháp về xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế, xã hội như: Trường học, hệ thống điện, chợ, bưu điện và cơ sở vật chất văn hóa xã:

* Hộ nghèo

Khuyến khích nông dân tham gia sản xuất, tăng thu nhập cho kinh tế gia đình. Cho hộ nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi nhằm cải thiện cuộc sống và giúp họ thoát nghèo. Khuyến khích hộ nghèo tham gia vào các chương trình tập huấn, học nghề và dự án để

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chương trình nông thôn mới tại xã lang quán huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 58)