Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chương trình nông thôn mới tại xã lang quán huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 25)

3.3.1.1. Thông tin thứ cấp

Sử dụng phương pháp phân tích tài liệu: Phân tích tài liệu thực chất là cải biến những thông tin có sẵn trong tài liệu để rút ra những thông tin cần thiết cho một vấn đề nhất định.

- Thu thập thông tin từ các công trình khoa học, các báo cáo tổng kết, các bài viết có liên quan đến kinh tế hộ.

- Thu thập số liệu tại chính quyền địa phương, thống kê của UBND xã, thu thập từ các báo cáo, tạp chí, tổng hợp từ nguồn internet…

3.3.1.2. Thông tin sơ cấp

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu tình hình thực tế các hộ trong xã như: Phong tục tập quán, mức thu nhập, tập quán sản xuất, tiêu chí đánh giá và phân loại hộ, những khó khăn mà người dân gặp phải...

- Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA): Đề tài sử dụng một số công cụ của phương pháp này để có thể tìm hiểu được một cách chuẩn xác nhất những khó khăn của người dân do chính người dân đưa ra, những khó khăn được định hướng giải quyết dựa trên nhu cầu thực tế khách quan yêu cầu của người dân, chứ không phải áp đặt ý kiến chủ quan của người thực hiện. Do đó mà cơ hội thành công rất lớn. Một số công cụ thuộc bộ công cụ PRA được sử dụng chủ yếu trong đề tài bao gồm:

+ Sử dụng công cụ SWOT (ma trận phân tích), phương pháp này giúp ta xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong nội bộ cộng đồng, nó cũng bao gồm cả các yếu tố từ bên ngoài.

+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Đây là phương pháp thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội học thông qua việc tác động tâm lý - xã hội trực tiếp của người đi hỏi và người được hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục đích nghiên cứu. Việc sử dụng phương pháp này trong nghiên cứu nhằm tìm hiểu sâu về các đặc tính, tính chất của đối tượng nghiên cứu dựa trên những nhận định đánh giá của người được phỏng vấn. Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu, em đã tiến hành phỏng vấn sâu các đối tượng là: Nông dân và cán bộ địa phương.

+ Mẫu điều tra gồm 45 mẫu được lựa chọn ngẫu nhiên trên 3 xóm để khảo sát mức độ hiểu biết của người dân về chương trình Nông thôn mới đang được triển khai tại xã Lang Quán. Và 15 mẫu được lựa chọn từ các cán bộ trưởng ban ngành

của UBND xã, để đánh giá khả năng nắm bắt tình hình triển khai thực hiện chương trình NTM của toàn xã. Tổng số mẫu em chọn để điều tra đánh giá là 60 mẫu.

+ Phương pháp quan sát: Là phương pháp qua quan sát trực tiếp hay gián tiếp bằng các dụng cụ để nắm được tổng quan về địa hình, địa vật trên địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chương trình nông thôn mới tại xã lang quán huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 25)