Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chương trình nông thôn mới tại xã lang quán huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 28)

4.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình

* Vị trí địa lý

Xã Lang Quán là một xã nằm ở phía Tây Nam của huyện Yên Sơn mới, cách trung tâm huyện 2 km, cách trung tâm thành phố Tuyên Quang 11km về phía Tây. Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 2.782,28 ha. Tổng dân số toàn xãlà 1570 hộ bằng 6720 nhân khẩu. Trên địa bàn xã có 06 dân tộc cùng sinh sống (dân tộc kinh, tày, dao, cao lan, hoa). Các dân tộc sinh sống đoàn kết trong cộng đồng và cần cù lao động, cơ cấu chủ yếu của xã là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, ngoài ra một số hộ kinh doanh hàng tạp hóa.Địa giới hành chính của xã được xác định như sau:

Phía Bắc giáp với xã Tứ Quận

Phía Nam giáp với xã Chân Sơn và tỉnh Yên Bái Phía Đông giáp với xã Thắng Quân và xã Chân Sơn Phía Tây giáp với huyện Hàm Yên và tỉnh Yên Bái *Địa hình địa chất

Lang Quán là xã có địa hình đồi núi thấp và trung bình, chiếm khoảng 70% diện tích đất tự nhiên phân bố chủ yếu ở phía Tây Bắc, Tây Nam và phía Nam của xã. Phần diện tích đất tương đối bằng phẳng phân bố ở khu vực trung tâm và phía Đông của xã (giáp với xã Thắng Quân), chiếm khoảng 30% diện tích đất tự nhiên phù hợp với trồng lúa và các loại cây trồng hàng năm khác.

4.1.1.2. Khí hậu, thủy văn.

*Khí hậu.

Lang Quán là xã miền núi do đó mang tính chất nhiệt đới gió mùa đặc trưng của khu vực miền núi phía Bắc với 1 năm có bốn mùa rõ rệt là: Mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông.

Nhiệt độ trung bình năm từ 22 – 240C. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa Đông là 160

C, nhiệt độ trung bình các tháng mùa Hè là 280C. Tổng tích ôn hàng năm khoảng 8200 – 84000

C.

Nhiệt độ tối cao hàng năm khoảng 260C

Nhiệt độ tối thấp trung bình hàng năm khoảng 19,50C Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối là 60C

Tháng nóng nhất là tháng 7 Tháng lạnh nhất là tháng 12

4.1.1.3. Thủy lợi - Thủy văn.

Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.600 mm - 1.800 mm. Số ngày mưa trung bình 150 ngày/năm, lượng mưa phân bố không đều trong năm và được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, lượng mưa chiếm khoảng 86% lượng mưa của cả năm, mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 14% lượng mưa của cả năm, lượng nước bốc hơi hàng năm bình quân là 650,2 mm. Năm cao nhất là 880,5 mm và năm thấp nhất là 462,1 mm.

Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80% - 82%. Biến động về độ ẩm không khí không lớn giữa các tháng trong năm từ 76 % - 82%. Sương mù, sương muối thường xuất hiện vào khoảng tháng 11 hoặc tháng 12.

Lượng nhiệt chiếu sáng: Lượng bức xạ mặt trời trung bình khoảng 7.5000C - 8.6000C tổng nhiệt trung bình một năm. Gió bão thường xuất hiện vào tháng 5 hàng năm, tốc độ gió bão thường không mạnh lắm nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất và đời sống của người dân.

Lang Quán có suối chính và các nhánh suối nhỏ phân bố không đều trên địa bàn xã. Hệ thống ao, hồ, đập chứa nước, kênh mương thủy lợi là nguồn nước chính tưới cho đồng ruộng và cũng là hệ thống tiêu nước trên địa bàn.

Khu vực xã Lang Quán chịu ảnh hưởng thủy văn của các khe suối nhỏ khác, những cách đồng ven suối này được bồi đắp một lớp phù xa mầu mỡ, thuận lợi cho cây mầu phát triển. Hàng năm lượng mưa phân bố không đều giữa các tháng, và

chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, lượng mưa chiếm khoảng 86% lượng mưa của cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau lượng mưa chỉ chiếm 14% lượng mưa của cả năm.

Từ yếu tố khí hậu cho thấy Lang Quán có điều kiện khá thuận lợi cho việc phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp đa dạng, bền vững, thích hợp cho việc canh tác lúa 2 vụ/năm, một vụ màu và cây ăn quả các loại và đẩy mạnh phát triển kinh tế kinh tế vườn đồi đã giúp người dân xã Lang Quán tích cực trong việc xóa đói giảm nghèo.

4.1.1.4. Địa chất công trình.

Qua quan sát thực tế và khảo sát, xem xét một số công trình đã xây dựng kiên cố tại địa phương cho thấy: kết cấu đất khu vực tương đối ổn định, các công trình xây dựng 2 – 3 tầng đều xử lý nền móng ở mức đơn giản.

Nguồn nước bề mặt của xã Lang Quán được cung cấp chủ yếu từ các khe, suối chảy qua xã.

4.1.1.5. Đặc điểm đất đai.

Tổng diện tích đất toàn xã theo địa giới hành chính là 2,782.28ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 2,555.28ha, chiếm khoảng 91.84%, đất phi nông nghiệp là 179.19ha, chiếm 6.44%, đất chưa sử dụng 47.81ha chiếm 1.72%,

Đất đai xã Lang Quán khá phong phú, đa dạng về chủng loại đặc biệt diện tích đất nông nghiệp lớn thích hợp cho việc phát triển nhiều loại cây trồng có năng suất và giá trị kinh tế cao, diện tích rừng khá lớn, đây là điều kiện tốt để giữ gìn và bảo vệ nguồn tài nguyên đất quý giá. Có thể phân theo hai nhóm đất sau:

+ Nhóm đất Bằng có diện tích 313.23ha, gồm có các loại đất như đất phù sa bồi đắp, đất cát pha, đất thung lũng. Đặc trưng của nhóm đất này là địa hình bằng phẳng, đây là yếu tố thuận lợi cho việc phát triển các loại cây trồng như: Lúa, ngô, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

Nhóm đất đồi núi trung bình và thấp có diện tích 1475,18ha, gồm có các loại đất như: Đất đỏ trên đá bazơ và trung tính, đất đỏ vàng trên phiến sét, đất nâu vàng nhạt trên đá vôi, đất đỏ vàng. Với diện tích đất đồi núi trung bình và thấp nhiều rất

thuận lợi cho việc phát triển cây lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm, cũng như việc phát triển các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Diện tích đất của xã Lang Quán được thể hiện ở bảng và hình dưới đây

Bảng 4.1 Tổng hợp hiện trạng sử dụng đất của toàn xã năm 2014

TT CHỈ TIÊU D. TÍCH (HA) CƠ CẤU (%)

I ĐẤT NÔNG NGHIỆP 2.555,28 91.84

1 Đất sản xuất nông nghiệp 690.42 24.81

A Đất trồng cây hàng năm 313.23 11.26

Đất trồng lúa 283.51 10.19

Đất trồng cây hàng năm khác 29.72 1.07

B Đất trồng cây lâu năm 377.19 13.56

2 Đất lâm nghiệp 1.835,14 65.96

A Đất rừng sản xuất 1,475.18 53.02

B Đất rừng phòng hộ 360.06 12.94

3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 29.72 1.07

II ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 179,19 6.44

1 Đất ở 53.15 1.91

2 Đất chuyên dụng 56.89 2.04

A Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 0.27 0.01 C Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 1.45 0.05

D Đất có mục đích công cộng 54.66 1.96

3 Đất tôn giáo tín ngƣỡng 0.51 0.02

4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 6.70 0.24

5 Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dung 62.45 2.24

III ĐẤT CHƢA SỬ DỤNG 47.81 1.72

1 Đất bằng chưa sử dụng 1.82 0.07

2 Đất đồi núi chưa sử dụng 25.17 0.90

3 Núi đá không có rừng cây 20.82 0.75

(Nguồn: UBND xã Lang Quán, năm 2015)

Qua bảng 4.1 ta thấy, diện tích đất của xã Lang Quán tương đối lớn, và diện tích đất trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất là 91,84% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Trong diện tích đất nông nghiệp thì diện tích đất lâm nghiệp

chiếm tỉ lệ cao nhất, mà điển hình đất rừng sản xuất chiếm 53,02%, sau đó đến diện tích trồng cây lâu năm chiếm 13,56%. Trên địa bàn xã thì diện tích nuôi trồng thủy sản không đáng kể, nó chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ là 1,07% tổng diện tích tự nhiên của xã. Diện tích đất nông nghiệp của xã chiếm phần lớn cũng dễ hiểu vì người dân của xã Lang Quán sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp. Diện tích đất sử dụng cho chuyên dùng chỉ chiếm khoảng 2,04%, trong khi diện tích đất chưa sử dụng của xã vẫn chiếm 1,72%.

Cơ cấu diện tích của 3 nhóm đất: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng trên địa bàn xã Lang Quán được thể hiện trên biểu đồ dưới đây:

Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu về diện tích đất đai tại xã Lang Quán năm 2014

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển chương trình nông thôn mới tại xã lang quán huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 28)