Nghiên cứu khả năng phân cành của cây khoai lang Nhật tí mở các

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và trồng xen đến năng suất, chất lượng giống khoa lang nhật tím tại tỉnh thái nguyên (Trang 46)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.4. Nghiên cứu khả năng phân cành của cây khoai lang Nhật tí mở các

công thức thí nghiệm

Phân cành là một đặc tính sinh học của cây khoai lang. Khả năng phân cành và sự phân bố cành trên thân chính sẽ tạo điều kiện cho bộ lá sắp xếp hợp lý để cây quang hợp tốt làm tiền đề cho năng suất cao, các chỉ tiêu này phụ thuộc chủ yếu vào lượng phân bón, giống, quá trình chăm sóc và thời vụ trồng. Sự phân cành sớm sẽ hạn chế sự phát triển chiều dài thân chính và sớm có bộ

khung tán hợp lý tạo cho việc hấp thu năng lượng ánh sáng mặt trời thuận lợi hơn. Ngược lại sự phân cành muộn làm chiều dài thân chính phát triển mạnh, số lá trên cây ít, quá trình tổng hợp và tích lũy chất hữu cơ vào củ giảm, khi thu hoạch củ sẽ không to. Vì vậy trong sản xuất ngoài chú ý đến mật độ, khoảng cách hợp lý khi trồng để cây khoai lang có bộ tán hợp lý không che khuất nhau giúp quá trình quang hợp thuận lợi; còn chú ý tới các biện pháp kỹ thuật bón phân, nhằm làm cho sự phát triển thân lá một cách hợp lý.

Cây khoai lang có thể tận dụng tất cả các bộ phận của cây khoai. Do vậy, khả năng phân cành ngoài phản ánh khả năng sinh trưởng của cây còn làm tăng năng suất thân lá, đồng thời khả năng phân cành là cơ sở để xác định lượng phân bón thích hợp để cây phát triển thuận lợi nhằm đạt được năng suất cao.

Kết quả theo dõi khả năng phân cành của cây khoai lang ở các công thức thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Khả năng phân cành của cây khoai lang Nhật tím ở các công thức thí nghiệm sau trồng 80 ngày

Đơn vị: cành Vụ Đông 2013 Vụ Xuân 2014 Số cành Số cành ss Công thức thí nghiệm Cấp I Cấp II Tổng Cấp I Cấp II Tổng Phân chuồng (Đ/C) 4,33 4,93 9,27 4,67 5,20 9,87

Phân Sông Gianh 3,73 4,60 8,33 4,33 4,80 9,13 Phân Quế Lâm

4,27 5,13 9,40 4,73 5,00 9,73

Phân NTT 5,13 5,80 10,93 5,47 6,00 11,47

CV% 10,2 7,3 6 9,4 8,3 7,5

Qua số liệu bảng 3.4 ta thấy số cành của khoai lang ở các công thức phân bón trong thí nghiệm vụ Đông đã có sự chênh lệch với vụ Xuân. Cụ thể khả năng phân cành cấp I, II ở vụ Đông thấp hơn vụ Xuân. Ở vụ Đông khả năng phân cành cấp II ( từ 4,6 – 5,8 cành) nhiều hơn cành cấp I ( từ 3,73 – 5,13 cành). Tổng số cành của các công thức phân bón khoai lang biến động từ 8,33– 10,93 cành. Trong thí nghiệm công thức NTT có tổng số cành nhiều nhất (10,93 cành) cao hơn công thức đối chứng phân chuồng (9,27 cành) ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại có số cành tương đương với công thức đối chứng. Ở vụ Xuân khả năng phân cành cấp I ( từ 4,33 – 5,47 cành) thấp hơn cành cấp II ( từ 4,8– 6,0 cành). Tổng số cành của các công thức phân bón khoai lang biến động từ 9,13 – 11,47 cành. Trong thí nghiệm công thức NTT có tổng số cành nhiều nhất (11,47 cành) cao hơn công thức đối chứng phân chuồng (9,87 cành) ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại có số cành tương đương với công thức đối chứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và trồng xen đến năng suất, chất lượng giống khoa lang nhật tím tại tỉnh thái nguyên (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)