0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VÀ TRỒNG XEN ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG GIỐNG KHOA LANG NHẬT TÍM TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 38 -38 )

3. Ý nghĩa của đề tài

2.4.4. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi

Áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống khoai lang QCVN 01 - 06: 2011/BNNPTNT.

* Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển

- Thời gian sinh trưởng: Quan sát tất cả các cây/ô để xác định các giai đoạn sau:

+ Số ngày từ trồng đến hồi xanh: Khi có 70% số khóm đã phục hồi và phát triển.

+ Số ngày từ trồng đến bắt đầu hình thành củ: Khi có 70% thân phân cành cấp 1.

+ Số ngày từ trồng đến dây phủ kín luống: Khi thân lá phủ kín toàn bộ luống. + Thời gian sinh trưởng (số ngày từ trồng đến thu hoạch): Thu hoạch khi củ chín sinh lý, khoảng 1/3 số lá (chủ yếu là lá gốc) chuyển vàng tự nhiên. - Tỉ lệ dây sống: Tỉ lệ sống (%) = (số dây sống/ số dây trồng ban đầu) x 100.

- Chiều dài thân chính: đo cố định 5 thân chính/ô; Đo sau trồng 20 ngày; 10 ngày đo 1 lần. Được đo từ gốc sát mặt đất đến đỉnh sinh trưởng.

- Dạng hình sinh trưởng: Đo chiều dài cuối cùng của 5 dây theo dõi ở thời kỳ thu hoạch theo thang điểm từ 1 – 9

1. Ngắn - đứng < 40 cm

3. Rất gọn - nửa đứng: 40 - 75cm

5. Bò trung bình – bò vừa: 75 – 150 cm 7. Bò lan: 151 – 250 cm

9. Bò lan rộng: >250 cm

- Độ lớn thân (đoạn thân chính ở lá thứ 8 – 10 kể từ lá non chưa xòe ra giáp lá xòe đầu tiên ở ngọn):

1. Rất mảnh: có đường kính < 4 mm 3. Mảnh: có đường kính: 4 – 6 mm 5. Trung bình: có đường kính:7 – 9 mm 7. Lớn: có đường kính:10 -12 mm 9. Rất lớn: có đường kính > 12 mm

* Đánh giá khả năng nhiễm sâu bệnh hại chủ yếu.

- Theo dõi, đánh giá khả năng chống chịu sâu bệnh hại chủ yếu bằng phương pháp cho điểm từ 1-4 (điểm 1: không bị nhiễm; Điểm 2: nhiễm ít; Điểm 3: nhiễm trung bình; Điểm 4: nhiễm nặng).

- Sâu đục dây (% cây bị hại): Điều tra tất cả các khóm có triệu trứng bị hại/ô khi thu hoạch.

- Bọ hà (% cây bị hại): Điều tra tất cả các khóm có triệu trứng bị hại/ô khi thu hoạch.

- Bệnh xoăn lá (%): Điều tra tất cả các khóm có triệu trứng bị bệnh/ô ở thời kỳ 45 và 60 ngày sau trồng.

- Bệnh thối đen: Khi bị hại điều tra tất cả các khóm có triệu trứng bị hại/ô.

Các chỉ tiêu năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất được đánh giá sau khi thu hoạch.

- Năng suất sinh khối (tấn/ha) = Năng suất thân lá + Năng suất củ. - Thân lá: cân toàn bộ thân lá/ô thí nghiệm (kg/ô).

- Củ: đếm số hốc thu, đếm toàn bộ số hốc thu/ô thí nghiệm.

- Số củ trung bình một cây: Lấy liên tục 5 hốc ở giữa luống, đếm tổng số củ thu được.

- Số củ/cây = tổng số củ/5.

- Khối lượng trung bình củ (g) = tổng khối lượng củ của 5 cây/tổng số củ. - Củ thương phẩm (đường kính chỗ lớn nhất ≥ 3cm và khối lượng ≥ 250gam).

- Củ không thương phẩm (đường kính chỗ lớn nhất < 3cm và có khối lượng < 250gam).

- Năng suất thực thu (tấn/ha): Cân toàn bộ số củ thu được trên ô thí nghiệm, sau chuyển đổi thành năng suất thu được/ha.

* Chất lượng củ

- Chất lượng ăn nếm củ được đánh giá theo quy phạm khảo nghiệm 10TCN223-95. Mẫu củ sau khi thu hoạch chọn củ trung bình, luộc và nếm thử. Chất lượng ăn nếm đánh giá theo thang điểm từ 1-5 về chỉ tiêu độ ngọt và độ bở: điểm 1- rất ngọt, rất bở; điểm 3- trung bình; điểm 5-rất nhạt, nhão.

Điểm Độ ngọt Điểm bở

1 Rất ngọt Rất bở

3 Trung bình Trung bình

5 Rất nhạt Nhão

- Phương pháp lẫy mẫu củ

Mẫu củ (nhắc lại 3 lần, mỗi lần nhắc đánh số như một mẫu): Hàm lượng chất khô được xác định theo phương pháp nhiệt sấy 65-80oC/72 giờ đến khi khối lượng không đổi (Annual Repert CIP,1990). Mỗi công thức thí nghiệm lấy ngẫu nhiên 3 củ có khối lượng trung bình, bổ dọc làm 4 phần, lấy 1 phần, thái mỏng, trộn đều và cân 100 gam mẫu tươi/1 lần nhắc. Tất cả các mẫu tươi được đem phơi khô sau đó đem vào sấy trong tủ sấy ở 800C.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VÀ TRỒNG XEN ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG GIỐNG KHOA LANG NHẬT TÍM TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN (Trang 38 -38 )

×