3. Ý nghĩa của đề tài
1.5.3. Tình hình sản xuất khoai lang tại Thái Nguyên
Ở Thái Nguyên khoai lang chủ yếu được trồng vào vụ đông xuân, trên hầu hết các loại đất khác nhau. Tuy nhiên, diện tích khoai lang chủ yếu trồng trên diện tích đất 2 lúa 1 màu của các huyện phía nam tỉnh như Phổ Yên, Phú Bình,… và đa số cây khoai lang tại Thái Nguyên mới chỉ được trồng trong quy mô hộ gia đình với diện tích nhỏ chủ yếu để phục vụ chăn nuôi và làm rau ăn hàng ngày.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất khoai lang tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2013 Năm Diện tích (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (1000 tấn) 2009 6,9 57,53 39,7 2010 7,1 61,83 43,9 2011 7,3 63,42 46,3 2012 6,3 62,8 39,6 2013 6,1 63,6 38,8 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014[53]
Theo số liệu thống kê tại bảng 1.3 cho thấy diện tích khoai của Thái Nguyên năm 2013 (6,1 nghìn ha) giảm so với năm 2009 (6,9 nghìn ha) trong khi đó năng suất bình quân của tỉnh tăng từ 57,53 tạ/ha (năm 2009) lên 63,6 tạ/ha (2013) song vẫn thấp hơn năng suất trung bình của cả nước. Điều này cho thấy việc trồng và phát triển cây khoai lang ở tỉnh Thái Nguyên chưa được đầu tư và quy hoạch phát triển một cách hợp lý. Diện tích giảm và năng suất tăng cao là do người dân tự phát trồng và tự áp dụng các biện pháp canh tác nên gia đình nào làm có hiệu quả thì tiếp tục trồng cây khoai lang còn gia đình nào làm thấy không hiệu quả thì không trồng nữa. Với nhu cầu tiêu dùng khoai lang hiện nay Thái Nguyên nên đưa khoai lang vào cơ cấu cây trồng, có bộ giống tốt phù hợp với điều kiện sinh thái vùng và quy hoạch phát triển một cách đúng đắn sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
1.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về bón phân hữu cơ và trồng xen ở khoai lang.