Tỷ lệ sai lệch chung trong thực hành thuốc

Một phần của tài liệu Khảo sát sai sót trong thực hành thuốc tại một số khoa lâm sàng, bệnh viện nhi trung ương (Trang 39)

Tỷ lệ sai lệch chung

Cùng định nghĩa về sai sót thuốc, nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ sai lệch chung (36,4%) xấp xỉ tỷ lệ sai sót của một nghiên cứu mới đây ở Việt Nam (37,7%) [27]. Tỷ lệ sai lệch này là tương đối cao so với các nghiên cứu trước đây về sai sót trong thực hành thuốc. Tuy nhiên, con số này chỉ mới phản ánh về tỷ lệ sai lệch theo định nghĩa sai sót của chúng tôi, mức độ gây hại tiềm tàng cho bệnh nhân chưa được nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 4 có thể cũng làm tỷ lệ sai lệch tăng cao hơn so với bình thường do bệnh viện Nhi nói chung và ba khoa lâm sàng trên nói riêng đang quá tải bệnh nhân do dịch Sởi bùng phát.

Tỷ lệ sai lệch theo từng khoa

Tỷ lệ sai lệch theo từng khoa khác nhau còn phụ thuộc vào một số điều kiện khách quan. Khoa điều trị tự nguyện, với tỷ lệ sai lệch là 20,6%. Tỷ lệ này tương đối thấp hơn hai khoa còn lại là do số bệnh nhân/1 điều dưỡng cố định khoảng 4 bệnh nhân; số thuốc dùng trong ngày/1 bệnh nhân khoảng 6 thuốc và số thuốc tiêm

được dùng/1 bệnh nhân/1 ca dùng thuốc là 2 thuốc. Trong khi đó, thuốc tiêm truyền dùng đường tĩnh mạch gặp tỷ lệ sai lệch cao hơn so với các thuốc dùng đường khác.

Khoa ngoại, số bệnh nhân/1 điều dưỡng cao nhất trong 3 khoa là khoảng 8 bệnh nhân; số thuốc dùng trong ngày/1 bệnh nhân khoảng 6 thuốc và số thuốc tiêm được dùng/1 bệnh nhân/1 ca dùng thuốc là 2 thuốc. Một điều dưỡng phải chăm sóc nhiều bệnh nhân có thể là nguyên nhân làm cho tỷ lệ sai lệch ở khoa cao.

Khoa ICU, có tỷ lệ sai lệch xuất hiện cao hơn hai khoa còn lại (57,4%). Khoa ICU với số bệnh nhân/1 điều dưỡng là 7 bệnh nhân, số thuốc dùng ca buổi sáng/1 bệnh nhân khoảng 10 thuốc, số thuốc tiêm được dùng/1 bệnh nhân/1 ca dùng thuốc là 4 thuốc. Khác với hai khoa trước, số thuốc được quan sát tại khoa ICU phần lớn là thuốc tiêm, chỉ có một số nhỏ các loại thuốc khác và tổng số quan sát của khoa ICU cũng ít hơn. Hơn nữa, với số lượng thuốc phải chuẩn bị và dùng/ca buổi sáng là quá nhiều, cũng có thể là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ sai lệch của khoa.

Tỷ lệ sai lệch theo đường dùng

Theo bảng 3.5, tỷ lệ sai lệch theo đường dùng gặp ở đường tĩnh mạch (gồm đường tiêm và truyền) có tỷ lệ cao hơn các đường dùng khác, với số TOE** lớn. Tỷ lệ sai lệch cao một phần vì đường tĩnh mạch đánh giá các sai lệch về kỹ thuật. Tỷ lệ loại sai kỹ thuật gặp nhiều nhất trong các loại sai lệch (sai kỹ thuật chuẩn bị là 20,5% và tương kỵ là 8,2%). Các đường còn lại gồm đường tiêm bắp, uống, khí dung, đặt trực tràng có tỷ lệ sai lệch thấp hơn. Tuy nhiên với TOE** lớn hớn 50 (tính cả các OE do người nhà bệnh nhân tự dùng) thì tỷ lệ sai lệch theo đường uống và đường khí dung là có ý nghĩa (7,7%). Còn đường tiêm bắp tỷ lệ sai lệch là 0,0% với TOE** là 23 và đường đặt trực tràng tỷ lệ sai lệch là 7,1% với TOE** là 14 không được cho là ý nghĩa. Vì theo kinh nghiệm của các nghiên cứu, TOE trên 50 mới có ý nghĩa khi xác định tỷ lệ sai sót [10].

Một phần của tài liệu Khảo sát sai sót trong thực hành thuốc tại một số khoa lâm sàng, bệnh viện nhi trung ương (Trang 39)