Đặc điểm bệnh nhân quan sát

Một phần của tài liệu Khảo sát sai sót trong thực hành thuốc tại một số khoa lâm sàng, bệnh viện nhi trung ương (Trang 29)

Có tổng cộng 63 bệnh nhân được lựa chọn quan sát trong nghiên cứu. Trong đó tỷ lệ bệnh nhân nam (66,7%) nhiều gấp đôi tỷ lệ bệnh nhân nữ (33,3%). Đối tượng bệnh nhân trong nghiên cứu là đối tượng nhi. Bệnh nhân trong nhóm tuổi từ 1 tháng đến 1 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (55,5%), tiếp đến là nhóm tuổi từ 1 tuổi đến 6 tuổi (28,5%), sau đó là nhóm tuổi trên 6 tuổi (11,1%) và nhóm tuổi có tỷ lệ thấp nhất là nhóm trẻ sơ sinh dưới 1 tháng (4,9%). Đặc điểm về bệnh của các đối tượng nhi được quan sát được phân vào bốn nhóm chính. Nhóm bệnh nhi mắc viêm đường hô hấp chiếm tỷ lệ cao nhất (52,4%), sau đó là nhóm mắc các bệnh về tiêu hóa (30,1%), tiếp theo là nhóm mắc các bệnh về sọ não là 14,3%, có một bệnh nhi mắc nhiễm trùng huyết (1,6%) và một bệnh nhi bị khuyết thông tin về bệnh (1,6%).

Bảng 3.1. Đặc điểm bệnh nhân quan sát

Thông số Số bệnh nhân (%)

Giới (n = 63) Nam 42 (66,7)

Nữ 21 (33,3)

Tuổi (n = 63)

Trên 6 tuổi 7 (11,1)

1 tuổi – dưới 6 tuổi 18 (28,5) 1 tháng – dưới 1 tuổi 35 (55,5)

Dưới 1 tháng 3 (4,9)

Chẩn đoán vào khoa (n = 63)

Viêm đường hô hấp 33 (52,4) Bệnh về tiêu hóa 19 (30,1) Bệnh về sọ não 9 (14,3) Nhiễm trùng huyết 1 (1,6) Không ghi nhận được 1 (1,6)

Số lượng bệnh nhân quan sát theo ngày tại mỗi khoa lâm sàng được thống kê trong Bảng 3.2. Khoa ICU, số lượng bệnh nhân quan sát dao động từ 10 đến 14 bệnh nhân, phần lớn là có 11 bệnh nhân, ngày quan sát thứ hai và thứ năm số bệnh nhân tăng lên đến 13-14 bệnh nhân. Khoa Ngoại, số lượng bệnh nhân quan sát dao động từ 14 đến 17 bệnh nhân, các ngày quan sát thứ nhất đến thứ ba có 14-15 bệnh nhân, bốn ngày quan sát tiếp theo, tăng lên 16-17 bệnh nhân. Khoa ĐTTN ổn định với số lượng bệnh nhân là 8 bệnh nhân, trừ ngày quan sát thứ hai có 7 bệnh nhân.

Bảng 3.2 Số bệnh nhân quan sát theo ngày tại mỗi khoa

ICU Khoa ngoại Khoa ĐTTN

Ngày 1 11 14 8 Ngày 2 14 15 7 Ngày 3 11 14 8 Ngày 4 11 16 8 Ngày 5 13 17 8 Ngày 6 11 17 8 Ngày 7 10 16 7 3.1.2. Đặc điểm các quan sát

Tỷ lệ tổng số liều được kê đơn trong thời gian quan sát/tổng số liều đã được được kê đơn là 69,4%. Như vậy, khi thiết kế nghiên cứu với thời gian quan sát từ 8h-16h30 mỗi ngày thì tối đa có thể quan sát được gần 70% số liều thuốc đã được kê đơn cho bệnh nhân.

Tỷ lệ TOE/tổng số liều được kê đơn trong thời gian quan sát là 77,3%. Tỷ lệ trên cho thấy khả năng quan sát của nhóm nghiên cứu là gần 80%. Các trường hợp không quan sát được thường là do có hơn hai điều dưỡng thực hành thuốc.

Tỷ lệ TOE/tổng số liều được kê đơn là 53,6%.

Như vậy, người quan sát đã quan sát được trên 50% số liều kê đơn được dùng cho bệnh nhân.

Hình 3.1 Đặc điểm các quan sát 3.1.3. Đặc điểm thuốc quan sát

Có 960 thuốc được quan sát (tương ứng với 960 OE được đưa vào), trong đó nhóm thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ cao nhất (54,1%). Các nhóm được dùng nhiều tiếp theo là: nhóm thuốc kháng viêm chiếm tỷ lệ 14,5%, nhóm thuốc bổ sung dinh dưỡng và điện giải chiếm 10,1%, nhóm thuốc giãn phế quản chiếm 7,8%. Các nhóm thuốc khác chiếm tỷ lệ 13,5%.

Có 846 OE được quan sát đường dùng, trong đó chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm thuốc dùng đường tiêm tĩnh mạch (40,6%), sau đó là đường truyền tĩnh mạch ngắt quãng chiếm tỷ lệ 36,6%, đường truyền tĩnh mạch liên tục chiếm tỷ lệ 10,4%. Nhóm thuốc dùng đường tiêm bắp chiếm tỷ lệ 2,7%, nhóm thuốc dùng đường khí

Số liều thuốc đã được kê đơn: 1855

Số liều thuốc được kê đơn trong thời gian quan sát: 1288

Số liều thuốc được kê đơn sử dụng ngoài thời gian quan sát: 567

Tổng cơ hội xảy ra sai lệch (TOE): 995 Số liều bỏ lỡ quan sát: 293 OE đưa vào: 960 OE bỏ lỡ thuốc: 35 OE gồm khâu chuẩn bị và khâu dùng thuốc: 846 OE chỉ có khâu chuẩn bị (người nhà bệnh nhân tự dùng): 114

dung có tỷ lệ 4,7%, nhóm thuốc dùng đường uống chiếm tỷ lệ 3,2% và nhóm thuốc dùng đường đặt trực tràng chiếm tỷ lệ 1,8%.

Bảng 3.3 Đặc điểm thuốc quan sát

Thông số Số OE (%)

Nhóm dược lý (n = 960)

Kháng sinh 519 (54,1) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kháng viêm 139 (14,5)

Bổ sung dinh dưỡng và điện giải 97 (10,1)

Giãn phế quản 75 (7,8) Nhóm khác 130 (13,5) Nhóm đường dùng (n = 846) Truyền tĩnh mạch ngắt quãng 310 (36,6) Truyền tĩnh mạch liên tục 88 (10,4) Tiêm tĩnh mạch 344 (40,6) Tiêm bắp 23 (2,7) Khí dung 40 (4,7) Uống 27 (3,2) Đặt trực tràng 14 (1,8)

3.2. Xác định tỷ lệ sai lệch chung trong thực hành thuốc

Tỷ lệ sai lệch chung trong thực hành thuốc

Tổng số cơ hội xảy ra sai lệch TOE trong nghiên cứu là 995. Trong đó số OE là sai lệch là 362. Tỷ lệ sai lệch chung trong nghiên cứu là 36,4%. Khoa ICU có 171 OE xảy ra sai lệch trên số TOE* là 292, tỷ lệ sai lệch là 57,4%. Khoa Ngoại có 142 OE là sai lệch trên 431 TOE*, tỷ lệ sai lệch là 32,9%. Khoa ĐTTN có tỷ lệ sai lệch là 20,6%, xảy ra 58 sai lệch trên 282 TOE*.

Bảng 3.4. Tỷ lệ sai lệch chung trong thực hành thuốc

Số OE là sai lệch TOE Tỷ lệ sai lệch (%)

Cả 3 khoa 362 995 36,4

Khoa ICU 171 282* 57,4

Khoa Ngoại 142 431* 32,9

Khoa ĐTTN 58 282* 20,6

TOE* là tổng cơ hội xảy ra sai lệch của mỗi khoa

Tỷ lệ sai lệch theo đường dùng

Thống kê tỷ lệ sai lệch theo đường dùng được trình bày trong bảng 3.5. Thuốc dùng đường truyền tĩnh mạch ngắt quãng có tỷ lệ sai lệch là 49,0%, thuốc dùng đường truyền tĩnh mạch liên tục có tỷ lệ sai lệch là 14,8%, thuốc dùng đường tiêm tĩnh mạch có tỷ lệ sai lệch là 42,7%. Thuốc dùng đường khí dung có tỷ lệ sai lệch là 12,5%, thuốc dùng đường uống là 25,9%, thuốc dùng đường đặt là 7,1%. Thuốc dùng đường tiêm bắp không xảy ra sai lệch. Có 114 OE chỉ quan sát hết khâu chuẩn bị thuốc (thuốc uống và thuốc khí dung), và đánh giá sai lệch chỉ tính đến hết khâu chuẩn bị, có tỷ lệ sai lệch là 1,8%. TOE** của cả đường khí dung và đường uống là 181, số OE là sai lệch của cả hai đường này là 14, tỷ lệ sai lệch là 7,7%.

Bảng 3.5 Tỷ lệ sai lệch theo đƣờng dùng

Số OE là sai TOE** Tỷ lệ sai (%)

Truyền tĩnh mạch ngắt quãng 152 310 49,0 Truyền tĩnh mạch liên tục 13 88 14,8 Tiêm tĩnh mạch 147 344 42,7 Tiêm bắp 0 23 0,0 Khí dung 5 40 12,5 Uống 7 27 25,9 Đặt 1 14 7,1 Người nhà bệnh nhân tự dùng 2 114 1,8 TOE** là tổng số cơ hội xảy ra sai lệch của mỗi loại đường dùng.

Số sai lệch trong một quan sát

Một OE là sai lệch có thể bao gồm một hoặc nhiều loại sai lệch. Số sai lệch trong một OE thể hiện trong hình 3.2. Trong số các OE là sai lệch, phần lớn là số OE có một loại sai lệch (29,6%). Có 6,0% OE có 2 loại sai lệch và chiếm tỷ lệ nhỏ là các OE có 3 loại sai lệch (0,7%).

Hình 3.2 Số sai lệch trong một quan sát

3.3. Phân loại các sai lệch cụ thể trong thực hành thuốc và xác định tỷ lệ của mỗi loại sai lệch mỗi loại sai lệch

Bảng 3.6. Phân loại sai lệch cụ thể và tỷ lệ mỗi loại sai lệch

TOE Số OE là sai lệch Số OE “không đánh giá” Tỷ lệ sai lệch (%) Sai thuốc 995 17 35 1,8 Sai liều 995 96 64 10,3 Sai dạng BC 995 0 52 0,0 Sai Kt chuẩn bị 995 162 204 20,5 Sai do bỏ lỡ thuốc 995 35 131 4,1

Sai thời gian 995 70 166 8,4

Sai đường dùng 995 8 166 1,0 Tương kỵ 995 48 410 8,2 63.7% 29.6% 6.0% 0.7% 0 sai lệch 1 sai lệch 2 sai lệch 3 sai lệch

Phân loại các sai lệch cụ thể và tỷ lệ của mỗi loại sai lệch được thể hiện như trong bảng 3.6.

3.3.1. Sai thuốc

Có 17 OE là sai thuốc chiếm tỷ lệ là 1,8%. Trong đó có 11 trường hợp do sao sai, sao thêm liều thuốc khi thuốc đã dừng y lệnh từ ngày hôm trước; có 4 trường hợp do sao sai tên thuốc: 3 trường hợp Tartriakson (ceftriaxon) thành Tarcefoksym (cefotaxim) và 1 trường hợp methylprednisolon thành metronidazol; có 2 trường hợp sai không do sao mà do điều dưỡng thực hành sai tên thuốc methylprednisolon thành metronidazol.

Có 35 OE không đánh giá sai thuốc là 35 OE bỏ lỡ thuốc. Các OE bỏ lỡ thuốc thì không đánh giá sai thuốc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2. Sai liều

Có 96 OE là sai liều chiếm tỷ lệ 10,3%.

Có 64 OE không đánh giá sai liều là 35 OE bỏ lỡ thuốc, 17 OE sai thuốc, 6 OE lỗi khác và 6 OE do bỏ lỡ quan sát liều.

3.3.3. Sai dạng bào chế

Không xảy ra sai lệch là sai dạng bào chế nào. 52 OE không đánh giá sai dạng bào chế gồm 35 OE bỏ lỡ thuốc và 17 OE sai thuốc.

3.3.4. Sai kỹ thuật chuẩn bị

Xảy ra 162 OE sai kỹ thuật chuẩn bị với tỷ lệ 20,5%.

Các OE không đánh giá sai kỹ thuật chuẩn bị gồm các OE bỏ lỡ thuốc; OE sai thuốc; các OE dùng đường tiêm bắp, đường uống, đường đặt trực tràng và các thuốc không cần pha loãng khi tiêm truyền.

Sai dung môi hoàn nguyên

Bảng 3.7 Các sai lệch dung môi hoàn nguyên

Các thuốc sai dung môi hoàn nguyên Dung môi được khuyến cáo

Tần suất xảy ra sai lệch

Vamybivid (vancomycin) Nước cất pha tiêm 8

Biofazolin (cefazolin) Nước cất pha tiêm 42

Fosmicin (fosfomicin) Nước cất pha tiêm,

glucose 5% 12

Hydrocortison Nước cất pha tiêm 8

Oraptic (omeprazol) Nước cất pha tiêm,

dung môi đi kèm 20

Cymevene (ganciclovir) Nước cất pha tiêm 19

Sai thể tích dung môi hoàn nguyên

Có 32 OE sai thể tích dung môi hoàn nguyên được thể hiện trong bảng 3.8

Bảng 3.8 Các sai lệch thể tích dung môi hoàn nguyên

Các thuốc sai thể tích dung môi hoàn nguyên

Thể tích dung môi hoàn

nguyên được khuyến cáo Tần suất xảy ra sai lệch

Fosmicin (fosfomicin) 20 ml 13

Oraptic (omeprazol) 10 ml 19

Sai loại dung môi pha loãng: không xảy ra sai lệch nào.

Sai thể tích dung dịch pha loãng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có 56 OE sai thể tích dung dịch pha loãng, trong đó có 42 trường hợp sai do làm sai y lệnh của bác sỹ, và 14 trường hợp sai thể tích pha loãng khi bác sỹ không cho y lệnh gồm:

Bảng 3.9 Các sai lệch thể tích dung dịch pha loãng

Các thuốc sai thể tích dung dịch pha loãng

Nồng độ dung dịch đem tiêm truyền theo khuyến cáo

Tần suất xảy ra sai lệch

Amikacin  5mg/ml 9

Tienam (imipenem+cilastatin)  5mg/ml 1

Vancomycin  5mg/ml 4

Tương kỵ với dung môi hay tương kỵ với thuốc trộn lẫn: không xảy ra sai lệch nào.

3.3.5. Sai do bỏ lỡ thuốc

Sai do bỏ lỡ thuốc xảy ra là 35 trường hợp chiếm 4,1%.

Các OE không đánh giá sai bỏ lỡ thuốc là 17 OE sai thuốc, 114 OE người nhà bệnh nhân dùng.

3.3.6. Sai thời gian

Tỷ lệ của sai thời gian là 8,4% với 70 sai lệch.

Các OE không đánh giá sai thời gian gồm 35 OE bỏ lỡ thuốc, 17 OE sai thuốc, 114 OE người nhà bệnh nhân dùng thuốc.

3.3.7. Sai đƣờng dùng

Sai đường dùng xảy ra 8 sai lệch chiếm tỷ lệ 1,0%. Cả 8 sai lệch trên đều xảy ra tại khoa ngoại. Đó là việc dùng metronidazol liều dưới 100mg, đường dùng trong y lệnh là truyền tĩnh mạch ngắt quãng metronidazol với tốc độ 5-15 giọt/phút nhưng điều dưỡng lại dùng đường tiêm tĩnh mạch trong khoảng 2-3 phút.

Các OE không đánh giá sai đường dùng gồm 35 OE bỏ lỡ thuốc, 17 OE sai thuốc và 114 OE người nhà bệnh nhân dùng thuốc.

3.3.8. Tƣơng kỵ trong giai đoạn dùng thuốc

Trong 585 OE đánh giá tương kỵ của thuốc tiêm truyền (có thuốc dùng trước hoặc thuốc dùng sau hoặc thuốc dùng y - site, xảy ra 48 OE là tương kỵ, trong đó có 22 OE tương kỵ với thuốc không được quan sát và 26 OE tương kỵ giữa hai thuốc cùng được quan sát. Như vậy có 35 cặp tương kỵ đã xảy ra. Tỷ lệ tương kỵ là 8,2%.

Các tương kỵ được trình bày trong bảng 3.10. Cặp tương kỵ gặp nhiều là piperacillin+tazobactam và ringer glucose 5% (14 sai lệch), metronidazol và glucose 10% (7 sai lệch), ganciclovir và piperacillin+tazobactam (4 sai lệch).

Bảng 3.10 Các tƣơng kỵ

Các cặp tƣơng kỵ Tần suất xảy ra

Amikacin tương kỵ với cefoperazon 1

Amikacin tương kỵ với cefotaxim 1

Amikacin tương kỵ với ceftriaxon 1

Tobramycin tương kỵ với cefotaxim 1

Colistin tương kỵ với hydrocortison 1

Ganciclovir tương kỵ với piperacillin+tazobactam 4

Furosemid tương kỵ với hydrocortison 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hydrocortison tương kỵ với midazolam 2

Omeprazol tương kỵ với midazolam 2

Metronidazol tương kỵ với glucose 10% 7

Piperacillin+tazobactam tương kỵ với ringer glucose5% 14

3.3.9. Sai lệch khác

Xảy ra 6 sai lệch khác, bao gồm:

 Ba sai lệch điều dưỡng không để thẳng đứng bơm tiêm, không đẩy pittong lên đến vạch để lấy chính xác liều do điều dưỡng biết trước sẽ không đủ liều cho bệnh nhân.

 Hai sai lệch do không ghi chú lại thể tích hoàn nguyên của lọ Hanxidrol 40mg (methylprednisolon, dạng bột pha tiêm) nên khi lấy liều không biết là lọ Hanxidrol được pha 2ml hay 4ml.

 Một sai lệch chọn sai bơm tiêm: để lấy 13mg Binextomacin (tobramicin, 80mg trong 2ml dung dịch) điều dưỡng lựa chọn bơm 20 ml, có đơn vị chia là 1ml để định lấy thể tích 0,3ml, vì thế không tính được chính xác liều.

CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi, hay có thể nói là một quan sát – một OE không giống các nghiên cứu khác. Chúng tôi vẫn lựa chọn các thuốc mà khâu dùng thuốc do người nhà bệnh nhân tự dùng và khi đó người quan sát không quan sát được phần dùng. Lý do chúng tôi lựa chọn như vậy là do một phần không nhỏ các thuốc uống và thuốc khí dung điều dưỡng chỉ kết thúc việc thực hành thuốc ở khâu chuẩn bị, nếu loại trừ các liều thuốc này thì các liều thuốc uống và thuốc khí dung sẽ mất một lượng lớn, không có ý nghĩa khi khảo sát tỷ lệ sai lệch đối với các đường dùng này. Lý do thứ hai là vì các thuốc uống và thuốc khí dung khâu dùng thuốc ít xảy ra sai lệch, một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ sai lệch trên các đường dùng này có tỷ lệ sai lệch thấp [14, 27]. Việc lựa chọn các OE do người nhà bệnh nhân dùng thuốc làm TOE** của thuốc uống và thuốc khí dung đạt trên 50 OE để tỷ lệ sai lệch của đường dùng này vẫn có ý nghĩa.

4.2. Tỷ lệ sai lệch chung trong thực hành thuốc

Tỷ lệ sai lệch chung

Cùng định nghĩa về sai sót thuốc, nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ sai lệch chung (36,4%) xấp xỉ tỷ lệ sai sót của một nghiên cứu mới đây ở Việt Nam (37,7%) [27]. Tỷ lệ sai lệch này là tương đối cao so với các nghiên cứu trước đây về sai sót trong thực hành thuốc. Tuy nhiên, con số này chỉ mới phản ánh về tỷ lệ sai lệch theo định nghĩa sai sót của chúng tôi, mức độ gây hại tiềm tàng cho bệnh nhân chưa được nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 4 có thể cũng làm tỷ lệ sai lệch tăng cao hơn so với bình thường do bệnh viện Nhi nói chung và ba khoa lâm sàng trên nói riêng đang quá tải bệnh nhân do dịch Sởi bùng phát.

Tỷ lệ sai lệch theo từng khoa

Tỷ lệ sai lệch theo từng khoa khác nhau còn phụ thuộc vào một số điều kiện khách quan. Khoa điều trị tự nguyện, với tỷ lệ sai lệch là 20,6%. Tỷ lệ này tương đối thấp hơn hai khoa còn lại là do số bệnh nhân/1 điều dưỡng cố định khoảng 4 bệnh nhân; số thuốc dùng trong ngày/1 bệnh nhân khoảng 6 thuốc và số thuốc tiêm

được dùng/1 bệnh nhân/1 ca dùng thuốc là 2 thuốc. Trong khi đó, thuốc tiêm truyền dùng đường tĩnh mạch gặp tỷ lệ sai lệch cao hơn so với các thuốc dùng đường khác.

Khoa ngoại, số bệnh nhân/1 điều dưỡng cao nhất trong 3 khoa là khoảng 8 bệnh nhân; số thuốc dùng trong ngày/1 bệnh nhân khoảng 6 thuốc và số thuốc tiêm được dùng/1 bệnh nhân/1 ca dùng thuốc là 2 thuốc. Một điều dưỡng phải chăm sóc

Một phần của tài liệu Khảo sát sai sót trong thực hành thuốc tại một số khoa lâm sàng, bệnh viện nhi trung ương (Trang 29)