III. HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO CHỦĐỀ
3. Bộ kết nối, bộc ảm biến và cách sử dụng
Giáo viên giới thiệu bộ hiển thị giữ liệu và một số loại cảm biến với học sinh. Trong 22 chức năng xuất hiện trên màn hình bộ hiển thị dữ liệu, giáo viên chỉ nên tập
trung vào một số chức năng thường xuyên sử dụng (từ 1 đến 12) vì đây là tiết đầu tiên học sinh làm quen với bộ hiển thị dữ liệu. Các chức năng khác sẽ tìm hiểu dần trong các tiết học sau.
Các chức năng trên màn hình hiển thị chưa giới thiệu trong sách hướng dẫn học: (13): Mở file từ thẻ nhớ. (14): Tắt âm. (15): Chỉnh độ sáng màn hình. (16): Cài đặt ngày tháng và căn lề màn hình. (17): Hiển thịđồ thị (18): Đánh dấu những điểm đặc biệt. (19): Thống kê dữ liệu.
(20): Phân tích dữ liệu theo phương pháp đạo hàm hoặc hồi quy tuyến tính. (21): Chuẩn cảm biến về không
(22): Cân bằng các cảm biến.
Để hướng dẫn học sinh về cách sử dụng bộ hiển thị giữ liệu và bộ cảm biến có thể tổ
chức cho học sinh làm thí nghiệm hô hấp từ câu hỏi: Làm thế nào so sánh mức oxy trong khí hít vào và khí thở ra của em? Hướng dẫn học sinh cách thu số liệu và xử lí kết quả bảng 1.
- Gợi ý phương án đánh giá kết quả hoạt động học của học sinh
Đánh giá bằng quan sát, nhận xét:
+ Thông qua hoạt động học sinh tập quan sát bằng kính lúp các vật dụng gần gũi: mô tảđược kết quả quan sát; thao tác cầm kính và quan sát đúng.
+ Thông qua hoạt động tìm hiểu cấu trúc của kính hiển vi, ghi chú thích từng bộ
phận, cách sử dụng kính hiển vi. Giáo viên ghi nhận xét kĩ năng làm việc nhóm của học sinh.
Đánh giá bằng câu hỏi/bài tập/nhiệm vụ học tậpcủa học sinh:
+ Thông qua hoạt động thí nghiệm so sánh mức oxy trong khí hít vào và thở ra sử
dụng bộ hiển thị dữ liệu và bộ cảm biến oxy. Giáo viên đánh giá năng lực tư duy khoa học thông qua câu hỏi thảo luận: Tại sao ởđây có sự khác nhau đối với mức độ khí oxy.
+ Tiêu bản quan sát đường kính của 1 sợi tóc: tính tích cực học tập, kĩ năng khéo léo khi làm tiêu bản sợi tóc và lên kính quan sát.
+ Bảng 1. Kết quả thí nghiệm khí hít vào và thở ra
Trạng thái Hàm lượng các chất khí Ôxy (%) Cacbônic (%)
Hít vào 20,8 0,03
Thở ra 16 04
Giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi tư duy cho học sinh giỏi: Ngoài các khí ôxy và cacbônic có khí nào khác trong khí hít vào và thở ra của em không? (gợi ý: khí nitơ
khoảng 78% khí hiếm khoảng dưới 1%).
Lưu ý: khi học sinh đo hàm lượng các chất khí bằng bộ hiển thị dữ liệu và bộ cảm biến oxy có thể có rất nhiều số liệu khác nhau (đây là cơ hội rất tốt để học tập từ sự
phân tích, giải thích tại sao có số liệu đó: kĩ năng sử dụng thiết bị).